Khóa luận Xã hội học quản lý

-Khổng Tử và Hàn Phi Tử, đều có những đóng góp rất lớn cho học thuyết quản lý XH. Nếu Khổng Tử tập trung vào quan điểm đức trị: là lấy tấm gương của người cán bộ, lãnh đạo, quản lý để hướng dẫn cho cấp dưới cho nhân dân noi theo thực hiện những kỹ cương của đất nước, thì Hàn Phi Tử dựa vào tính cứng rắn của quyền lực mà chi phối khống chế, ép buộc hành vi con người tuân theo (Pháp trị). Tuy 2 quan điểm khác nhau, nhưng trong những lĩnh vực những điều kiện và hoàn cảnh XH cụ thể, chúng có những ý nghĩa XH tích cực.

doc16 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Xã hội học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tự nhiên và XH, đó là những phát kiến vĩ đại của thời cổ như toán học của Pytago, hình học của Ơclic đã từng bước khôi phục sau “Đêm trường Trung cổ”, đồng thời những tư tưởng tiến bộ của Aristote, của Platon, của Decater cũng từng bước được kế thừa và phát huy, nó tạo điều kiện để cho con người nhận thức được quy luật của tự nhiên, của Xh trên cơ sở đó có biện pháp, cách thức cải tạo thế giới, cải tạo hiện tượng khách quan.
* TÓM LẠI: Trên đây là những điều kiện và tiền đề cơ bản để cho XHH ra đời, đó là những diễn biến, biến động diễn ra trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, XH, là cuộc CMCN bùng nỗ, là sự phát triển của đô thị, nó đã dẫn tới những xung đột, những mâu thuẫn đối kháng, XH luôn luôn biến động, khủng hoảng, mối quan hệ đa dạng, phức tạp nhiều chiều và để quản lý 1 XH như vậy đòi hỏi cần phải có 1 ngành khoa học ra đời đó là khoa học XHH nói chung và XHH quản lý nói riêng.
 Sự hình thành và phát triển của XHH quản lý
-Quản lý là một hiện tượng XH đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, nó có một quá trình phát triển lâu dài, được nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà khoa học nghiên cứu và phát triển công tác quản lý.
-4000 năm TCN thì người Ai Cập đã quan tâm đến công tác quản lý XH, đã lập ra kế hoạch, đã tổ chức điều khiển mọi hành vi lao động và có những thiết chế ràng buộc.
-4000 năm TCN thì người Hy Lạp cũng luôn quan tâm đến tính phổ quát của quản lý XH, tính khoa học và nghệ thuật để quản lý từ gia đình đến cộng đồng.
-Cuộc CMCN ở châu Âu từ giữa thế kỹ XVIII đã đánh dấu sự hồi sinh và phát triển tư tưởng XH, và từ đó đến nay XHH quản lý luôn luôn phát triển, vì nó là 1 ngành khoa học có vai trò rất lớn trong quá trình duy trì sự tồn tại và phát triển XH.
 LỊCH SỬ XHH QUẢN LÝ
1. Tổng quan về XHH quản lý 
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có sự hoạt động của cá nhân, của nhóm XH, của những tập thể lao động nhằm đạt tới mục tiêu chung để thực hiện hiệu quả cao nhất. Quản lý có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống XH, K.Marx nói “một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn trong 1 dàn nhạc thì cần phải có 1 nhạc trưởng. Như vậy, trong mỗi tổ chức XH cần phải có 1 người, 1 bộ phận nắm giữ vai trò nhạc trưởng để quản lý XH.
-Ngay từ đầu xuất hiện XH loài người, cuộc sống thực tế của con người phải liên kết, cố kết lại với nhau nhằm đảm bảo cho XH tồn tại và phát triển, lúc này đã có quản lý nhưng quản lý mang tính bản năng, bởi vì lúc đó con người chưa có chữ viết, chưa có khái niệm về kỹ thuật, về khoa học và chỉ tới khi loài người đã phát triển tới một trình độ nhất định trong XH mới xuất hiện một sự phân công lao động; lao động trí óc, lao động chân tay đã có sự khác biệt thì lúc đó mới chính thức có khái niệm quản lý XH.
-Theo các tư liệu lịch sử những tư tưởng quản lý đầu tiên đã xuất hiện 5000 năm trước công nguyên thì người Babilon đã có khái niệm quản lý về trách nhiệm, về kiểm tra và người Trung Hoa đã biết phân công lao động vào thế kỹ XVI trước công nguyên và họ đã đưa ra được những nguyên tắc trong công tác quản lý, đã có sự phân công rành mạch và đã có những hoạt động của tổ chức hành chành nhà nước.
-Trong lịch sử phát triển của nhân loại ở các nước Trung Hoa cổ đại, Hy Lạp, Ai Cập đã xuất hiện những mầm móng của khoa học như triết học, thiên văn học, đã xuất hiện những nhà tư tưởng chuyên nghiên cứu về công tác quản lý.
-Trong thời kỳ cổ đại của phương Đông gồm Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa thì tư tưởng quản lý XH đã có hướng phát triển, nó đã tác động rất to lớn đối với các hoạt động của các tổ chức dân cư, những vấn đề liên quan đến quản lý như: Kế hoạch hóa, tổ chức kiểm tra,chức năng quản lý đã được vận dụng vào trong các hoạt động sống của con người và tư tưởng quản lý thời cổ của Trung Hoa được chia làm 2 xu hướng là Đức trị và Pháp trị. Xu hướng Đức trị gồm: Khổng Tử, Mạnh Tử, với quan điểm coi bản chất của con người là thiện, do vậy muốn xây dựng 1 XH tốt đẹp thì phải biết chăm lo đến đời sống của con người cụ thể và trong quản lý XH thì người quản lý phải biết thu phục nhân tâm, phải biết chọn người hiền tài có đủ năng lực phẩm chất để đứng ra cai quản công việc của XH. Còn ở xu hướng Pháp trị có Tuân Tử và Hàn Phi Tử với quan điểm coi bản chất của con người là ác; do vậy, muốn quản lý tốt XH thì nhất thiết phải lấy pháp luật răn đe, để uốn rắn tính xấu của con người và thiết lập nên kỹ cương của XH. Cả 2 xu hướng trên đây trong công tác quản lý XH hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
2. Một số vấn đề quản lý ở Việt Nam
- Ở VN qua các triều đại phong kiến đã xuất hiện những tư tưởng quản lý rất chặt chẽ và hiệu quả như Lý Công Uẩn có tư tưởng “Trên vâng mệnh trời, dưới nghe ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi”. Đời Trần Minh Tông có tư tưởng “Sính dân hết thảy đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng”. Thời kỳ Nguyễn Trãi có tư tưởng “Chở thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân”. Lý Thường Kiệt có tư tưởng “Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Thời Trần Hưng Đạo có tư tưởng “hoang thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rể đó là thượng sách để giữ nước”. 
-Vận dụng những tư tưởng trên vào quản lý XH ở nước ta hiện nay?
3. Quản lý XH ở phương Tây
-Ở các nước phương Tây công tác quản lý XH cũng có 1 quá trình phát triển rất lâu dài cho đến cuộc CMCN từ giữa thế kỹ XVIII và đặc biệt là sự ra đời của máy hơi nước do Guewatch sáng chế thì những tư tưởng về quản lý về kinh tế đã được thể hiện rất rõ nét. Từ đó đến nay tư tưởng quản lý XH về các mặt, các lĩnh vực luôn luôn được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm triển khai và vận dụng; đặc biệt là Taylor, ông được suy tôn là cha đẻ của học thuyết quản lý theo khoa học.
4. Tư tưởng quản lý XH ở phương Đông
-Quản lý XH của Khổng Tử.
-Quản lý XH của Mạnh Tử.
-Quản lý XH của Tuân Tử.
-Quản lý XH của Hàn Phi Tử.
 QUAN NIỆM QUẢN LÝ XH CỦA KHỔNG TỬ (551-479 TCN)
1. Nội dung tổng quan: Khổng Tử là người sáng lập ra học thuyết Nho gia, có tên là Khâu tự là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, là người học rộng tài cao, ông sinh ra trong 1 gia đình quý tộc đã sa sút, nhưng vì là người có nhiều hiểu biết, thông minh cho nên thời thiếu niên khi đã đến tuổi trưởng thành thì ông được điều làm một chức quan nhỏ làm quản lý kho và trông coi dê. Chỉ 6 năm làm quan ông đã thể hiện tài năng của nhà quản lý xuất sắc và được XH thừa nhận và trong sự nghiệp của mình Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, là người sớm tham gia vào việc quản lý đất nước, ông luôn muốn có một Xh tôn ti trật tự, 1 XH có trên có dưới, vua ra vui tôi ra tôi, mọi người có cuộc sống vui vẻ hòa thuận, thiên hạ thái bình, XH công bằng, trong XH không có người quá giàu và cũng không có người quá nghèo. Và để thực hiện điều đó Khổng Tử luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý, và từ đó ông luôn luôn đề cao chữ Nhân và nâng cao lên thành đạo Nhân.
-Khổng Tử luôn quan tâm đến công tác quản lý XH, quản lý các hoạt động diễn ra trong đời sống của cộng đồng, vì vậy ông cho rằng muốn quản lý có hiệu quả thì cần phải chu ý đến vai trò của nhà quản lý, bỡi vì nhà quản lý muốn cai trị giỏi thì phải có nhân và nhân đức là 1 nguyên tắc để gắn kết giữa người quản lý và người bị quản lý để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
-Nội dung tổng quan của tư tưởng Đức trị là phải dùng chính pháp để dẫn dụ dân, dùng hình phạt để chỉnh tề dân, dân chỉ tạm thời không mắc tội lỗi, nhưng họ không có liêm sĩ và nếu dùng đạo đức để dẫn dụ dân, sữa lễ giáo để chỉnh tề dân thì chẳng những dân có liêm sĩ mà còn trừ bỏ được ác tâm để cho lòng người quy phục.
-Khổng Tử cho rằng trời là bật nhất và ông luôn luôn nói đến trời, đạo trời, mệnh trời, Khổng Tử tin có quỹ thần, nhưng ông cho đó là khí thiên của trời đất tạo thành, tuy nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, thể hiện mọi vật mà không bỏ sót những nơi nhiều người đến cung kính trang nghiêm để tế lễ ở cả bên tả lẫn bên hữu.
2. Học thuyết về đạo làm người
-Trong công tác quản lý XH thì Khổng Tử cho rằng người quản lý và người bị quản lý, đặc biệt là người quản lý muốn lãnh đạo quản lý XH tốt thì họ phải là người có đủ đức, đủ tài. Vì vậy ông luôn luôn muốn lập lại kỹ cương pháp chế của nhà Chu và xây dựng thuyết đạo làm người mà tư tưởng chủ yếu của học thuyết này là Nhân và Lễ.
-Khi nghiên cứu vấn đề quản lý XH ở trong XH thì ông cho rằng nhà quản lý muốn cai trị giỏi thì họ phải làm cho dân tin tưởng và phục tùng, vì vậy họ phải có Nhân, phải đề cao chữ Nhân như trong gia đình thì trọng hiếu lễ, yêu trẻ kính già, ngoài XH thì mọi người phải thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
-Muốn đạt được chữ nhân thì mọi người phải học, người quân tử học đạo thì phải yêu người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến, người quân tử ăn ở nhân hậu với người thân thì mọi người trong XH bắt chước noi theo để làm điều nhân. Vì vậy, tư tưởng Đức trị của Khổng Tử là một hệ thống lý luận về đạo cai trị XH bằng lòng nhân từ độ lượng của người bề trên chăn dắt nuôi dân, tu dưỡng đức hạnh đối với người bị cai trị.
-Trong Kinh dịch đã ghi rõ lập đạo của trời nói âm của dương, lập đạo của đất nói nhu mà cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa đó cũng là một trong những đức tính của đạo lý.
3. Nhân Lễ đạo làm người
-Trong công tác quản lý XH Khổng Tử luôn luôn quan tâm đến vai trò của người quản lý học phải là người đủ đức đủ tài, có nhân, lễ, nghĩa mà Nhân là lòng yêu thương người, Lễ, Nghĩa là thủy chung, bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc.
-Trong công tác quản lý XH phải luôn chú ý đến đức nhân, bởi vì đức nhân bao gồm mọi sự tinh tuế của các đức khác. Người làm em, làm con trong quan hệ với cha me, với anh chị phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, nhường nhịn nhau, chăm sóc phụng sự cho nhau đó là theo đạo nhân cao cả, có như vậy thì mới có được đức hiếu. Con người làm bề tôi trong quan hệ với vua, với người quản lý thì phải biết dâng hiến cả đời mình cho vua, do đó đã đạt được đức trung.
4. Đức tín của nhà quản lý
-Đức tín cơ bản của nhà quản lý vẫn được thể hiện trong đức nhân, mà đức nhân thì được biểu hiện ở 5 điều cơ bản đó là: Cung, khoan, tín, mẫn, hu

File đính kèm:

  • docXã hội học quản lý.doc