Hệ thống câu hỏi lí thuyết Hóa Vô cơ

Câu 1: Trong bình kín chứa hỗn hợp khí: SO2 , SO3 , CO2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng khí.

Câu 2: Phân biệt các lọ riêng biệt đựng các khí sau đây bằng phương pháp hoá học:

a) N2, NH3, CO2, O2 d) N2, CO2, HCl, SO2

 b) N2, CO2, H2, CO e) N2, H2S, CO2

 c) O3, O2 f) H2S, CO2, SO2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi lí thuyết Hóa Vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận biết
Câu 1: Trong bình kín chứa hỗn hợp khí: SO2 , SO3 , CO2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng khí.
Câu 2: Phân biệt các lọ riêng biệt đựng các khí sau đây bằng phương pháp hoá học:
N2, NH3, CO2, O2 d) N2, CO2, HCl, SO2
 	b) N2, CO2, H2, CO e) N2, H2S, CO2
 c) O3, O2	 f) H2S, CO2, SO2
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết từng khí sau: H2, H2S , CO2, CO trong hỗn hợp của chúng bằng phương pháp hoá học. 
Câu 5: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết từng kim loại.
Câu 6: Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dd HCl và dd NaOH ta thu được kết quả sau:
Dấu + : Có phản ứng
Dấu - : Không phản ứng
A
B
C
D
HNO3
-
-
+
+
HCl
+
+
-
+
NaOH
+
-
-
-
Hỏi chúng là những kim loại nào trong số những kim loại cho sau đây: Ag, Cu, Mg, Al, Fe. Viết các phương trình phản ứng (biết kim loại tác dụng HNO3 đặc chỉ cho duy nhất khí màu nâu bay ra)
Câu 7: Có 3 kim loại là Na, Ca và Al Chỉ dùng một thuốc thử làm thế nào để nhận biết được các kim loại trên?
Câu 8: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 kim loại sau:
Mg, Al, Fe, Ag.
Al, Zn, Cu, Fe.
Câu 9: Có 3 chất bột màu trắng là Mg, Al và Al2O3. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất. Viết phương trình phản ứng.
Câu 10: Có 3 loại hỗn hợp bột đựng trong 3 lọ riêng biệt gồm:
(Fe + FeO), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
(Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 11: Có 6 gói bột màu tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O. Và hỗn hợp Fe + FeO. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl có thể phân biệt được 6 gói bột đó không? Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.
Câu 12: Có 4 lọ đựng các oxit kim loại riêng biệt: Na2O, CaO, MgO, Al2O3. Có thể dùng nước và quì tím để phân biệt được không? Trình bày phương pháp phân biệt.
Câu 13: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt của các ion sau: Na+, NH4+, CO32-, HCO3-.
Câu 14: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt của các ion trong dung dịch: NH4+, Fe3+, NO3-.
Câu 15: Có một dung dịch chứa các muối sunfat, sunfit, cabonat của natri. Hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết từng muối.
Câu 16: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các chất sau:
HCl, NaCl, BaCl2
HCl, NaCl, NaNO3, HNO3
Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaOH
NaCl, Na2CO3, Na2SO4
 e) NaCl, HCl, NaOH, Na2SO4, H2SO4.
HCl, HNO3, H2SO4.
NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, (NH4)2CO3.
Pb(NO3)2, Al(NO3)3, Ba(NO3)2, Mg(NO3)2.
Câu 17: Chỉ có H2O, khí CO2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây hay không: BaCO3, BaSO4, Na2SO4, NaCl, Na2CO3.
Câu 19: Cho 3 bình dung dịch mất nhãn: A gồm KHCO3 và K2CO3 ; B gồm KHCO3 và K2SO4 ; D gồm K2CO3 và K2SO4, chỉ dùng dd BaCl2 và dd HCl. Hãy nêu cách nhận biết mỗi bình dung dịch mất nhãn trên. Viết phương trình phản ứng.
Câu 20: Có 6 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3 ; (NH4)2SO4 ; MgSO4 ; Al2(SO4)3 ; FeSO4 ; Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào đựng dung dịch gì?
Câu 21: Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ được dùng H2O và các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân v.v...). Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên.
Câu 22: Chỉ dùng dung dịch HCl loãng, hãy phân biệt các dung dịch sau:
NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
Câu 23: Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. Trình bày cách nhận biết từng dung dịch, chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
Câu 24: Dùng Cu và một muối bất kì hãy nhận biết các dung dịch: HCl, HNO3 H2SO4, H3PO4.
Câu 25: Hãy kể tên các thuốc thử có thể dùng để phân biệt các cặp hoá chất trong mỗi trường hợp sau:
NaHCO3 và NaHSO4.
Cl2 và SO2.
Viết phương trình phản ứng. Được chọn một trong các thuốc thử trong số các dung dịch sau: NaOH, HCl, KCl, NH3, Ba(OH)2, Br2, H2SO4, NaBr.
Câu 26: Chỉ dùng một hoá chất hãy phân biệt các dung dịch sau:
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2 
 HCl, HNO3, H3PO4.
NH4Cl, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2, FeCl3, Zn(NO3)2.
(NH4)2SO4 ; NH4Cl ; Na2SO4 ; NaOH.
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 27: a) Nếu dùng sắt sunfua có lẫn sắt kim loại để điều chế hiđro sunfua thì có tạp chất nào trong hiđro sunfua? Có thể nhận ra chất đó được không? Nếu được hãy trình bày cách nhận biết chất đó.
b)	Lưu huỳnh có lẫn trong gang ở dạng muối sắt sunfua, có thể nhận ra lưu huỳnh đó như thế nào bằng giấy tẩm dung dịch muối chì.
Câu 28: Chỉ dùng thêm quì tím hãy phân biệt các dung dịch sau:
HCl, NH4Cl, BaCl2, NaOH, Na2CO3
MgCl2, HCl, NaOH, KCl
NaOH, NH4Cl, HCl, Na2CO3
 d) Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.
Câu 29: Không được dùng thêm hoá chất hãy nhận biết các dung dịch sau. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
a) (NH4)2SO4, NaOH, Al(NO3)3, K2SO4, Ba(NO3)2
b) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4.
c) NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3
NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4.
NaCl, HCl, Na2CO3 và H2O

File đính kèm:

  • docNhan biet Vo co.doc