Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 16

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Kiểm tra học sinh giúp học sinh nắm các bài thơ, truyện hiện đại.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết và xác định đúng nội dung kiến thức đã học

- Rèn kĩ năng viết văn nêu cảm nhận về thơ và truyện đã học.

3. Thái độ.

- Tự giác trong khi làm bài không coi cóp, khắc phục những điểm yếu còn mắc phải trong khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: đề, đáp án, biểu điểm.

- HS: xem lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại, dụng cụ làm bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ.
- Có niềm tin vào sự xuất hiện của cuộc sống mới, con người mới.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV:Giáo án, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: 
- Yêu cầu HS nhắc lại các VB đã học thuộc thể loại văn học Trung Quốc (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá,...)
- Giới thiệu tác phẩm Cố Hương – một thể loại truyện ngắn của tác giả Lỗ Tấn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn.
- HS nêu ngắn gọn cuộc đời, sự nghiệp.
? Động lực nào giúp Lỗ Tấn đến với sự nghiệp văn chương.
- HS liên hệ với xã hội Trung Quốc: dân chúng đang ở trong tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Để phơi bày căn bệnh tinh thần của Quốc dân và giúp họ thoát khỏi sự ngu muội ấy.
- Điều này khiến ông chuyển từ ngành hàng hải, y học rồi sang hoạt động văn học.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả.
? Tác phẩm Cố Hương ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Yêu cầu 2HS tóm tắt nội dung chính của VB.
- GV nhận xét, bổ sung và tóm tắt lại một lần 
 Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi” trở về thăm làng cũ. So với trước đây cảnh vật và con người thật tàn tệ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn tha hương, nhân vật "tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
? Em có nhận xét gì về cách bố cục trên.
-> Theo trình tự thời gian của một chuyến đi, với sự thay đổi không gian, đan xen quá khứ với hiện tại. Cách bố cục như vậy góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của câu chuyện.
- Lưu ý HS hiểu bố cục đầu cuối tương ứng: hình ảnh con người khi trở về cố hương và khi rời quê hương.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
? Truyện có mấy nhân vật, ai là nhân vật chính.
- Lưu ý: mặc dù trong truyện có không ít chi tiết là sự việc có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn nhưng không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả.
? Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào.
- HS phát hiện các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
? Nhân vật “tôi” được tác giả khắc họa qua những khía cạnh nào (HS phát hiện nhân vật “tôi” hiện ra qua suy nghĩ và cảm xúc).
? Trên đường về thăm quê, ngồi trên con thuyền quan sát, những cảnh tượng nào đã tác động đến nhân vật “tôi” .
- HS tìm trong đoạn chữ nhỏ những chi tiết chính.
? Trước những cảnh vật ấy, tâm trạng của nhân vật “tôi” ra sao. 
? Vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy ngạc nhiên, chua xót.
- Gợi ý HS tìm những chi tiết so sánh làng quê của tác giả ở hai thời điểm:
 xưa	 nay
- đẹp ko ngôn ngữ nào tả được - thôn xóm tiêu điều
- cảnh thần tiên, vầng trăng - trời u ám, cảnh 
tròn vàng thắm. tượng hiu quạnh
→ đẹp, tràn trề, đầy sức sống ->cảnh thật thê lương
? Theo em, trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào, qua đó giúp em cảm nhận gì về tâm trạng nhân vật “tôi” khi về thăm quê.
- HS phát hiện nghệ thuật miêu tả kết hợp kể, so sánh đối chiếu → tâm trạng buồn, xót xa của nhân vật “tôi”.
- GV nhận xét và bổ sung: giữa hiện thực và suy tư luôn đan xen để làm toát lên một nỗi buồn xoáy sâu vào tâm hồn con người về để rồi lại ra đi vĩnh viễn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi” những ngày ở quê
- Gọi HS đọc đoạn 2 (từ “tinh mơ sáng hôm sau... mang đi sạch trơn như quét”).
? Những ngày ở quê nhân vật tôi đã gặp những ai.
? Thím Hai Dương là người thế nào. Hãy so sánh nhân vật thím Hai Dương hiện tại với trước đây:
 trước kia bây giờ
- nàng Tây Thi đậu phụ - gần 50 tuổi
- lưỡng quyền khong cao - lưỡng quyền nhô ra
- môi không mỏng - môi mỏng
 - chân nhỏ như compa
→ người phụ nữ đẹp, có → giọng the thé, hay
nét quyến rũ cạnh khóe
- HS giải thích từ “Tây Thi”. Đây là cách gọi thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng tốt đẹp.
? Theo em, điều gì khiến cho nhân vật thím Hai Dương có sự thay đổi như vậy.
- HS liên hệ với hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
? Người mà nhân vật “tôi” nhớ và nhắc nhiều nhất là ai (HS phát hiện nhân vật Nhuận Thổ).
? Tại sao tác giả không để cho nhân vật Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà kéo dài thời gian
? Mối quan hệ giữa nhân vật Nhuận Thổ với nhân vật “tôi” được tác giả kể lại trong thời điểm nào.
? Trong kí ức của nhân vật “tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với những cảnh tượng nào. Tại sao tác giả gọi đó là một cảnh tượng thần tiên.
? Trong kí ức, Nhuận Thổ hiện ra qua những chi tiết nào.
- HS phát hiện và so sánh hình dáng, động tác, giọng nói, tính cách của Nhận Thổ lúc còn nhỏ (quá khứ) với hiện tại:
 lúc nhỏ 	 20 năm sau
- khuôn mặt tròn trĩnh,	 - da vàng sạm, mặt nhiều
nước da bánh mật	, cổ nếp nhăn
đeo vòng bạc
- động tác: mạnh mẽ,	 - nặng nề, thô kệch
dứt khoát
- cử chỉ: thân mật	 - khách sáo, xalạ
- tính cách: chân thành, - nhút nhát
hồn nhiên
? Để khắc họa nhân vật Nhuận Thổ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào, qua đó cho ta thấy hình ảnh Nhuận Thổ trong kí ức ra sao và sau 20 năm có gì khác.
- Nếu như Nhuận Thổ trong kí ức hiện ra rất đẹp và có quan hệ thân thiết, bình đẳng với nhân vật “tôi” thì sau 20 năm, Nhuận Thổ đã có sự thay đổi không ngờ. Qua cách xưng hô khi mới gặp lại nhân vật “tôi” khiến cho ông cảm thấy giữa họ như có một bức tường khá dày ngăn cách…
? Theo em, nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy.
- Có lẽ do hoàn cảnh: đông con, nhà nghèo, bị hỏi tiền, mất mùa, thuế nặng, quan lại thân hào đày đọa khiến anh từ một cậu bé khôi ngô trở nên đần độn mụ mẫm => Tác giả muốn tố cáo xã hội Trung Quốc sa sút về mọi mặt và lên án các thế lực tàn bạo đã tạo nên thực trạng đáng buồn như vậy.
- Tuy nhiên ở con người Nhuận Thổ có một điều duy nhất không thay đổi, đó là điều gì?
- GV nhận xét và kết luận: Khi nghe tin bạn về đã đến hỏi thăm, tặng quà cho gia đình bạn → phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, dù cho xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa nhưng bản chất tốt đẹp của con người mà khó thay đổi.
? Qua câu chuyện nhỏ về Nhuận Thổ và thím Hai Dương, tác giả cho ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương.
? Chứng kiến cảnh vật và con người trong những ngày ở quê như vậy, thái độ của nhân vật “tôi” ra sao.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi rời xa quê .
- Yêu cầu HS đọc từ “thuyền chúng tôi”... hết.
? Nhân vật “tôi” rời xa quê trong thời điểm nào.
? Việc lựa chọn thời điểm trên có ý nghĩa gì.
- Giúp HS phát hiện thời điểm trở về quê và xa quê đều trên con thuyền và vào ban đêm. Việc lựa chọn thời điểm này rất phù hợp với tâm trạng buồn của nhân vật.
? Trên đường rời xa quê, nhân vật “tôi” mang t/trạng gì.
? Từ sự lẻ loi ngột ngạt ấy, nhân vật “tôi” có những suy nghĩ gì.
? Suy nghĩ ấy nói lên điều gì trong nhận thức của tác giả (sự nhận thức của người có tư tưởng tiến bộ).
? Phần cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” đã đặt ra một vấn đề cho mọi người, đó là vấn đề gì.
- GV liên hệ thực tế phân tích: bằng phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm nhằm thể hiện khao khát đổi đời cho mọi người dân lao khổ. Hình ảnh “con đường” vừa mang tính ẩn dụ, vừa mang tính dự báo.
Hoạt động 5. Hướng dẫn HS tổng kết bài .
? Qua tác phẩm, Lỗ Tấn muốn gửi gắm đến người đọc điều gì.
? Tác phẩm có giá trị nhờ sử dụng những nghệ thuật nào.
- Dù là truyện ngắn được viết theo phương thức tự sự là chủ đạo, song biểu cảm cũng là phương thức quan trọng vì tình cảm của sâu kín của tác giả vẫn thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.
- Có công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương rất đồ sộ, đa dạng.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm: là truyện ngắn tiêu biểu rút từ tập Gào thét (năm 1923).
3. Tóm tắt văn bản:
4. Bố cục: gồm ba phần.
- Văn bản có thể chia làm 3 phần:
+ Từ đầu -> “Tôi đang làm ăn sinh sống”: Nhân vật “tôi” trên đường về quê.
+ Tiếp theo -> “sạch trơn như quét”: Nhân vật “tôi” những ngày ở quê.
+ Còn lại: Nhân vật “tôi” những ngày xa quê.
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”:
a. Trên đường về thăm quê:
- Thấy cảnh vật thay đổi
+ thôn xóm tiêu điều, hoang vắng
+ vòm trời màu vàng úa
- A, đây có phải là làng cũ…
-> Sự ngạc nhiên, chua xót.
→ Cách miêu tả đan xen với kể, so sánh đối chiếu.
=> Tâm trạng buồn, xót xa sau 20 năm trở về quê cũ.
b. Những ngày ở quê: Nhân vật “tôi” đã gặp:
- Thím Hai Dương: là con người khác hẳn, tham lam, ích kỷ, đanh đá
=> Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính cách, đó là biểu hiện sự suy thoái trong lối sống đạo đức ở làng quê.
- Trong kí ức của nhân vật “tôi”: hình ảnh “một vầng trăng tròn vàng thắm… trên nền trời xanh đậm”
-> Gợi cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của sự sống thanh bình và hạnh phúc.
- Nhân vật Nhuận Thổ: 
+ Trong kí ức: khôi ngô, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, gần gũi và nhiều tình cảm. Nhuận thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì dị.
+ Trong hiện tại: trở thành già nua, đần độn, mụ mẫm, nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp và cam chịu số phận.
- Cuộc sống quẩn quanh, nghèo khổ, bế tắc và sự tha hóa trong lối sống của con người 
=> Sự bất lực và đau xót trước sự thay đổi của quê hương.
2. Trên đường rời xa quê:
- Lòng không chút lưu luyến.
- Cảm thấy xót xa, đột ngột.
- Mong ước có sự thay đổi trên quê hương.
- Đặt ra vấn đề con đường đi → niềm tin vào con đường mới cho người dân Trung Quốc.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/219
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, tóm tắt tác phẩm.
- Làm bài tập phần Luyện tập. Đọc, nhớ được một số đoạn miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyệ

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan