Giáo án môn MĨ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 14

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.

2. Kỹ năng: Học sinh biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.

3. Giáo dục Học sinh cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp khi xem tranh vẽ của hoạ sĩ.

II- CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Sưu tầm tranh ảnh về các đề tài của hoạ sĩ vẽ về các đề tài.

2. Học sinh :

Sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh của hoạ sĩ trên sách báo tạp chí.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Giới thiệu bài.

2. Hoạt động 1: Xem tranh:

Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục biết cách khai thác nội dung tranh về các đề tài.

Hình thức: Thảo luận nhóm.

 

doc39 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn MĨ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm, hình dáng của lá cờ Tổ Quốc và một số loại cờ lễ hội. 
Hình thức : Hoạt động cá nhân.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Giáo viên giới thiệu lá cờ tổ quốc. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét để các em nhận biết.
? Em hãy nêu hình dáng, màu sắc của lá cờ Tổ Quốc.
Em có nhận xét gì về hình dáng màu sắc của một số loại cờ lễ hội. 
- GV chốt lại : Cờ Tổ Quốc có HCN nền đỏ Ngôi sao vàng 5 cánh ở chính giữa. Cờ lễ hội có nhiều hình dáng kích thước màu sắc khác nhau.
- Học sinh quan sát.
- Là cờ Tổ Quốc có hình chữ nhật nền màu đỏ, có ngôi sao vàng 5 cánh ở chính giữa. 
- Học sinh nêu nhận xét: Cờ lễ hội có hình vuông, HCN, hình tam giác.vv. Kích thưíưc của chúng cũng khác nhau. Màu sắc đa dạng.
- Nhận xét bổ sung. GV cho học sinh nhắc lại đặc điểm của lá cờ Tổ Quốc.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ lá cờ Tổ Quốc.
Mục tiêu: Học sinh nắm được các bước vẽ lá cờ Tổ Quốc.
Hình thức: Thảo luận cặp:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- Giáo viên đính các bước vẽ lên bảng, học sinh quan sát thảo luận cặp đôi cùng bàn và nêu nhận xét.
? Em hãy nêu các bước vẽ lá cờ Tổ Quốc và cờ lễ hội.
- Giáo viên cho nhiều học sinh nhắc lại.
- Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh năm trước để các em tự tin hơn và giúp các em nắm được cách bố cục như thế nào là cân đối và hợp lý.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Học sinh nêu các bước vẽ:
B1: Vẽ hình dáng chung của lá cờ Tổ Quốc sao cho cân đối tỷ lệ phù hợp và vẽ vừa với khổ giấy : 
B2: Vẽ ngôi sao vàng 5 cánh ở chính giữa lá cờ.
B3 : Vẽ màu cho lá cờ.
Vẽ cờ lễ hội: 
B1: Vẽ hình dáng chung của lá cờ lễ hội sao cho cân đối tỷ lệ phù hợp và vẽ vừa với khổ giấy.
B2: Vẽ các hình vuông nhỏ bên trong.
B3: Vẽ diềm trang trí cho cờ lễ hội.
B4: Vẽ màu cho lá cờ.
- Nhiều HS nhắc lại.
4. Hoạt động 3: Thực hành: 
Mục tiêu: Học sinh vẽ được lá cờ Tổ Quốc.
Hình thức: Hoạt động đồng loạt.
- Học sinh thực hành vẽ bài, giáo viên lưu ý học sinh yếu và những em chưa nắm vững các bước vẽ.
- Giáo viên nhắc nhỡ học sinh lưu ý quan sát mẫu để vẽ cho đúng.
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm và gợi ý để học sinh nhận xét.
 + Bố cục hình vẽ so với phần giấy? ( to, nhỏ, vừa ).
 + Hình dáng, tỷ lệ của lá cờ Tổ Quốc hợp lý chưa. 
 + Ngôi sao vẽ có phù hợp không.
 + Màu sắc.
- Xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của học sinh.
IV- TỔNG KẾT- DẶN DÒ: Dặn học sinh sưu tầm các tranh ảnh về đề tài vườn hoa. 
Ngày soạn: 12/11/2014.
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2014
Bài 12: Mỹ thuật: VẼ THEO MẪU
 MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU 
 Đối tượng học sinh lớp 5
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được cấu tạo hình dáng đặc điểm và các bộ phận. của các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. 
3. Giáo dục Học sinh ý thức giữ gìn các đồ vật rễ vỡ. Ham thích tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II- CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: Chuẩn bị một số mẫu có hình dạng, màu sắc khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
2. Học sinh: Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm, cấu tạo hình dáng các bộ phận của đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. 
Hình thức : Hoạt động cá nhân.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Giáo viên giới thiệu một vài mẫu vật có dạng hình trụ và hình cầu. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét để các em nhận biết.
- Em có nhận xét gì về hình dáng chung của các vật mẫu.
? Em có nhận xét gì về hình dáng đặc điểm của từng vật mẫu. 
? Em hãy nêu các bộ phận của các đồ vật.
? Vị trí đặt đồ vật cái nào trước, cái nào sau.
? Tỉ lệ kích thước của các đồ vật cao thấp to nhỏ. Độ đậm nhạt.
- Học sinh quan sát.
- Hình dáng chung của các mẫu vật có dạng HCN đứng.
- Cái bình đựng nước có dạng hình chữ nhật đứng, quả có dạng hình cầu.
- Bình đựng nước có miệng bình, thân bình, tay cầm và đáy bình.
- Cái bình đặt sau quả đặt trước.
- Học sinh so sánh và nêu nhận xét.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ.
Mục tiêu: Học sinh nắm được các bước vẽ đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
Hình thức: Thảo luận cặp:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- Giáo viên phát phiếu in sẵn các bước vẽ, học sinh quan sát thảo luận và nêu nhận xét.
? Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu mẫu vẽ có 2 hoặc 3 đồ vật. 
- Giáo viên cho nhiều học sinh nhắc lại.
- Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh năm trước để các em tự tin hơn và giúp các em nắm được cách bố cục như thế nào là cân đối và hợp lý.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Học sinh nêu các bước vẽ:
B1: Phác khung hình chung của các đồ vật sao cho vừa với phần giấy vẽ.
B2: Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu, chia tỷ lệ các bộ phận và phác nét.
B3: Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
B4 Vẽ màu hoặc đánh bóng.
4. Hoạt động 3: Thực hành: 
Mục tiêu: Học sinh vẽ được mẫu có 2 đồ vật.
Hình thức: Hoạt động đồng loạt.
- Học sinh thực hành vẽ bài, giáo viên lưu ý học sinh yếu và những em chưa nắm vững các bước vẽ.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý quan sát mẫu để vẽ các chi tiết cho giống.
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm và gợi ý để học sinh nhận xét.
 + Bố cục hình vẽ so với phần giấy? ( to, nhỏ, vừa ).
 + Hình vẽ có giống mẫu không? ( tỷ lệ các bộ phận ).
 + Màu sắc có đậm, nhạt không.
- Xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của học sinh.
IV- TỔNG KẾT- DẶN DÒ: Dặn học sinh sưu tầm các tranh ảnh chụp về các dáng người. 
- Chuẩn bị bài sau: Tập nặn tạo dáng, tạo dáng người. 
 Tuần 13 Ngày soạn: 14/11/2014.
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2014
Bài 13: Mỹ thuật: VẼ TRANG TRÍ:
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
Đối tượng học sinh lớp 4
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí đường diềm . 
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách trang trí và trang trí được đường diềm. 
3. Giáo dục: Học sinh thấy được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí đường diềm tích cực suy nghĩ và tạo dáng.
II- CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài hướng dẫn các bước vẽ trang trí đường diềm . 
- Một số bài trang trí đường diềm ở đồ vật của học sinh năm trước. 
2. Học sinh: Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ các loại.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm. 
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ hoặc các đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo SGK nêu nhận xét.
? Đường diềm thường được dùng trang trí ở các đồ vật nào ?
? Những hoạ tiết nào thường được trang trí trong đường diềm.
? Hoạ tiết trong trang trí đường diềm thường là những hoạ tiết gì.
Những hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp ntn?
Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp ntn?
- Có mấy cách trang trí đường diềm ?
- Học sinh quan sát nêu nhận xét.
- Người ta dùng đường diềm để trang trí lên các đồ vật.
- Đường diềm thường được trang trí ở xung quanh, trên cổ, gấu của váy áo..vv
- Hoạ tiết trong trang trí đường diềm là hoa, lá, chim thú ..vv và được sắp xếp nối tiếp nhau, hoặc sắp xếp cách đều.
- Sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Hoạ tiết khác nhau sắp xếp xen kẽ.
- Có 2 cách
3. Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí đường diềm:
Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm và biết cách vẽ màu.
Hình thức: hoạt động cá nhân.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ học sinh quan sát và nhận ra cách trang trí.
+ Có nhiều hoạ tiết để trang trí đường diềm. Đó là những hoạ tiết nào?
+ Hoạ tiết giống nhau ở đường diềm cần vẽ ntn ?
+ Các hoạ tiết được vẽ ntn ?
* GV tóm tắt: Muốn vẽ trang trí đường diềm đẹp cần kể hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau. Sau đó chia các ô đều nhau để vẽ.
- Màu ở đường diềm được vẽ ntn ?
- HS quan sát nêu nhận xét .
- Các hoạ tiết trang trí đường diềm là: Hình tròn, vuông, chiếc lá, bông hoa.
- Hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau. Hoạ tiết được vẽ nhắc lại theo cách nối tiếp hoặc cách đều.
- HS nêu các bước vẽ.
B1: Vẽ hai đường thẳng cách đều.
B2: Chọn vẽ hoạ tiết.
B3: vẽ màu.
- HS nhắc lại nhiều lần.
-Màu vẽ cần có đậm, có nhạt. 
4. Hoạt động 3: Thực hành :
Mục tiêu: Học sinh vẽ được đường diềm và tô được màu vào đường diềm. 
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu học sinh làm bài GV quan sát hướng dẫn. Lưu ý học sinh cách vẽ hoạ tiết, cách vẽ màu.
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm. Hướng dẫn học sinh nhận xét.
 + Hình vẽ.
 + Vẽ màu.
 + HS tự xếp loại bài vẽ.
- GV tóm tắt chỉ cho HS thấy bài vẽ đẹp, bài vẽ chưa đẹp.
VI- TỔNG KẾT : Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh về các đồ vật.
Ngày soạn: 15/11/2014.
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
Bài 13: Mỹ thuật: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
Đối tượng học sinh lớp 5
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được đặc điểm hình dáng của một số dáng người đang hoạt động.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách nặn và nặn được một vài dáng người theo cảm nhận riêng.
3. Giáo dục Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
II- CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: sưu tầm tranh ảnh một số dáng người đàng hoạt động. 
Hình hướng dẫn các bước nặn.
2. Học sinh: Đất nặn, bảng nặn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm hình dáng của người trong các hoạt động.
Hình thức: Thảo luận cặp.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- Giáo viên giới thiệu ảnh hoặc các bài tập nặn một số dáng người đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận suy nghĩ và trả lời. 
-? Kể tên các bộ phận chính của cơ thể người.
- Các bộ phận này có dạng hình gì?
- Hình dáng của con người khi đi, đứng, chạy nhảy, th

File đính kèm:

  • docGiao an my thuat lop 1 lop 5 Tuan 11 tuan 14 CKTKN.doc