Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14: Tập vẽ dáng người - Năm học 2014-2015

I/ Mục tiêu bài học:

 KT : HS hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.

 KN : Biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở một vài tư thế: đi, đứng, ngồi,

 TĐ : HS thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động của người và vật trong cuộc sống xung quanh.

II/ Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy- học:

 GV:

- Tranh, ảnh về dáng hoạt động của con người.

- Tranh về đề tài sinh hoạt có các dáng người của họa sĩ, HS

- Một vài kí họa dáng người

- Hình gợi ý cách vẽ

 HS:

- Sưu tầm tranh, ảnh có dáng hoạt động của con người.

- Dụng cụ vẽ

2/ Phương pháp dạy- học:

- Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập, nhóm.

III/ Tiến trình dạy – học:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2/ Bài cũ:

(?) Nêu đặc điểm của tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ.

(?) Nêu một số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/ Tiến trình dạy – học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14: Tập vẽ dáng người - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 14	NS : 13-11-2014
	Tiết : 14	VẼ THEO MẪU	ND : 17-11-2014
	Bài : 14 	TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT : HS hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.
¯ KN : Biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở một vài tư thế: đi, đứng, ngồi,
¯ TĐ : HS thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động của người và vật trong cuộc sống xung quanh.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Tranh, ảnh về dáng hoạt động của con người.
- Tranh về đề tài sinh hoạt có các dáng người của họa sĩ, HS
- Một vài kí họa dáng người
- Hình gợi ý cách vẽ
¯ HS:
- Sưu tầm tranh, ảnh có dáng hoạt động của con người.
- Dụng cụ vẽ
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập, nhóm.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: 
(?) Nêu đặc điểm của tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ.
(?) Nêu một số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
- GV giới thiệu một số hình ảnh để HS nhận ra các tư thế của người khi hoạt động.
- GV yêu cầu HS quan sát H1-SGK, đặt câu hỏi:
1) Tư thế của các bộ phận: đầu, mình, tay chân thay đổi ntn khi dáng người cúi, đi, đứng?
- HS trả lời, GV bổ sung và chỉ ra để HS thấy đường trục của từng bộ phận.
- GV giới thiệu tiếp một số tranh vẽ về các đề tài khác nhau có các dáng người hoạt động để HS thấy được sự áp dụng của dang người trong các bài vẽ tranh
I/ Quan sát, nhận xét
- Các dáng hoạt động của con người: đứng, ngồi, đi, cúi, chạy, nhảy...
- Tư thế của đầu, mình, tay, chân khi con người vận động
- Giới thiệu một số hình ảnh các tư thế hoạt động của con người
- Giới thiệu hai bức tranh đề tài.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS cách vẽ dáng người
- GV treo ĐDDH, đặt câu hỏi gợi ý:
2) Muốn vẽ được dáng người đúng, cần phải làm ntn?
- HS trả lời, GV tóm tắt, bổ sung và gọi một HS lên làm mẫu, GV tiến hành các bước vẽ cho HS quan sát.
II/ Cách vẽ dáng người
- Quan sát dáng người định vẽ
- Ước lượng tỉ lệ các bộ phận chính của dáng người.
- Vẽ phác các nét chính của tư thế vận động cùng tư thế của đầu, thân, tay, chân.
- Vẽ nét diễn tả hình thể, quần áo
- Hoàn chỉnh.
- Treo ĐDDH
- GV minh họa bảng
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS làm bài theo 4 nhóm: mỗi nhóm cử một người làm mẫu các dáng: đi, đứng, cúi, chạycác thành viên còn lại vẽ.
- GV quan sát và gợi ý HS: cách quan sát hình khái quát ở mỗi tư thế, cách vẽ nét khái quát và cụ thể.
III/ Thực hành
- Vẽ 4 dáng người khi vận động. Có thể vẽ thành nhóm người.
4/ Củng cố:
- GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt yêu cầu, gợi ý HS nhận xét về: hình dpáng, bố cục và cách vẽ.
- HS nhận xét, GV bổ sung và phân tích ở mỗi bài vẽ, rút kinh nghiệm cho HS. Khen ngợi và khuyến khích những hS làm bài tốt.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: sưu tầm các mẫu quần, áo thời trang.
6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc9T14.doc