Giáo án mầm non - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động có chủ đích: Âm nhạc

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 *Kiến thức:

- Dạy trẻ hát đúng, giai điệu bài hát, hát cùng cô.

- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát, sử dụng dụng cụ âm nhạc. Trẻ hát vừa phải tình cảm.

 *Kỹ năng:

- Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo phách nhịp nhàng.

*Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.

- Giáo dục trẻ yêu ông bà, yêu âm nhạc, phải chăm ngoan, nghe lời ông bà, thích đi học.

II. Chuẩn bị môi trường hoạt động “ hoạt động có chủ đích ’’ :

- Không gian tổ chức: sân trường sạch sẽ, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Đồ dùng phương tiện: Dụng cụ âm nhạc, phách tre, sắc xô, băng nhạc.

- Phương pháp hoạt động chủ đích: Thực hành.

- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm nhỏ, cá nhân.

 

docx15 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động có chủ đích: Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Bật lên đưa cờ lên phía trước 
Nhịp 2: Bật lên đưa về tư thế chuẩn bị
Nhịp 3: Bật lên đưa cờ về phía trước 
Nhịp 4: Bật lên và về tư thế ban đầu
Nhịp 5,6,7,8: Như trên đổi chân
*Hồi tĩnh: Tập theo nhạc
- Các động tác thả lỏng chân, tay, đầu.
3. Cho trẻ rửa tay:
- Chuẩn bị: Nước, xà phòng, khăn lau tay
- Tiến hành: 
+ Cho trẻ xếp thành hàng lần lượt lên rửa tay
+ Nhắc nhở trẻ nếu trẻ rửa quá lâu hoặc trẻ nghịch nước.
4. Điểm danh, ăn sáng (7h30 – 8h00).
CHUẨN BỊ
- Sổ điểm danh.
- Giao viên gọi tên lần lượt từng trẻ, theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện những biểu hiện khác thường để xử lý kịp thời.
TIẾN HÀNH
Cách tổ chức ăn sáng:
Cô chuẩn bị bàn ghế cho trẻ.
Cô chuẩn bị khăn lau tay cho cho trẻ. Trẻ vào bàn ăn sáng.
Trước khi ăn sáng nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.
Khi ăn không được nói chuyện, không được làm rơi vãi ra ngoài.
Quan tâm tới một số trẻ ăn chậm ( có thể xúc cho trẻ ăn )
Vệ sinh sau khi ăn: cô dọn dẹp, lau bàn, rửa thìa và đi giặt khăn sạch sẽ để phát hiện những biểu hiện khác thường để xử lý kịp thời.
III. HOẠT ĐÔNG NGOÀI TRỜI: (8h00-8h30)
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục: cô trẻ gọn gàng dễ vận động
- Các dụng cụ như: vòng, bóng, dây thừng, phấn, giấy,
2. Tiến hành:
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Quan sát trò chuyện.
- Cho trẻ hát bài “Đoàn tàu hỏa” và đi thành vòng tròn, trò chuyện với trẻ về thời tiết.
- Bây giờ cả lớp mình cùng nhìn lên để xem hôm nay bầu trời thế nào nhé!
+ Trời hôm nay có nắng không?
+ Mây như thế nào?
+ Lá cây đang động đậy kìa, là do đâu các con nhỉ?
- Cô nhận xét: bầu trời trong xanh, có nắng, có gió mát. Do có nắng nên các con nhớ mang mũ nón đầy đủ,tránh tình trạng đau ốm nắng gắt các con nhé.
Quan sát:
- Hôm nay chúng mình xem cô có gì nhé?
+ Cô đưa bức tranh về gia đình gồm: ông, bà, ra cho trẻ quan sát.
+ Cô hỏi trẻ bức tranh này gồm những ai?
+ Liên hệ bản thân trẻ: gia đình con có ông bà không?
* Giáo dục trẻ biết yêu thương gia đình, ông bà, biết chăm sóc bản thân, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
* Hoạt động 2: trò chơi
- Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê”
+ Luật chơi: bịt kín mắt, không được mở mắt, dừng lại dê sẽ kêu “be,be”
Các bạn xung quanh không được mách bạn dê hoặc người tìm.
Không được chui khỏi hàng rào.
Nếu một thời gian nào đó dê bắt được người thì bên dê thắng, và hai người khác vào chơi.
+ Cách chơi: bịt kín mắt trẻ bằng chiếc khăn, người chơi đứng xung quanh hàng rào cổ vũ các bạn chơi. Giáo viên hướng dẫn hô bắt đầu và đẩy hai bạn sang hai bên, cuộc chơi bắt đầu. Dê kêu “be,be” và có người bắt, các bạn xung quanh hô reo, nếu bắt được dê thì thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi và nhận xét.
- Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
+ Luật chơi: khi nào đọc đến từ “ập” thì nắm tay vào ngón tay của các bạn.
+ Cách chơi: khoảng 3-4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm chủ xòe bàn tay ra. Các bạn khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm cái, trẻ vừa làm cái vừa gõ ngón tay, vừa đọc theo nhịp hát. Đến câu cuối cùng các bạn phải rút nhanh khỏi bàn tay của trẻ làm cái. Ai bị cái bắt được ngón tay sẽ làm cái để các bạn chơi tiếp.
- Trò chơi tự do: Tìm bạn thân, về đúng nhà, vẽ phấn.
* Trò chơi vẽ phấn.
+ Cách chơi: cô cho trẻ ngồi dưới bóng mát và cho trẻ vẽ về bản thân mình trên sân.
* Trò chơi tìm bạn thân
+ Cách chơi trò chơi “tìm bạn thân” :
~ Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “tìm bạn thân”. Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh “tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một bạn khác giới. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói “đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
~ Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
~ Mỗi lần chơi cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
* Trò chơi “về đúng nhà”
+ Cách chơi trò chơi “về đúng nhà”
~ Cô chia nhóm trẻ theo giới tính hoặc 3,4 nhomstuyf theo số lượng nhà mà cô chuẩn bị.
~ Trẻ vừa đi vừa hát hoặc chạy nhảy, khi nào cô có hiệu lệnh yêu cầu trẻ về nhà thì trẻ phải đi đúng về nhà đó.
+ Kết thúc trò chơi tuyên dương đội thắng.
 - Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ quan sát bầu trời trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời: có ạ!
- Trẻ trả lời: mây xanh.
- Trẻ trả lời: do gió.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe để hiểu cách chơi.
- Trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG HỌC (8h30 – 8h55).
1.Chuẩn bị môi trường hoạt động:
Không gian tổ chức: Trong lớp học
Đồ dùng, phương tiện: Tranh truyện, hình ảnh về cơ thể con người.
2.Phương pháp: Thực hành - luyện tập.
 3.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ôn định và trò chuyện.
a. Mở đầu :
- Bây giờ cả lớp cùng cô hát bài “cả nhà thương nhau” nhé.
b. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trò chuyện và đàm thoại.
- Cô đàm thoại về gia đình bé.
+ Gia đình con có ông bà không?
+ Con thương ông bà không?
+ Tại sao con lại thương ông bà?
À! Đúng rồi, mỗi chúng ta đều có ông có bà, là những người đã sinh ra ba mẹ các con đấy.
Để thể hiện tình yêu thương ông bà, hôm nay cô sẽ dạy các con bài “bà ơi bà”. Các con có thích không nào?
- Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nhé!
* Hoạt động 2: Rèn kỹ năng ca hát.
- Cô cho lớp hát 2-3 lần.
+ Mời tổ hát.
+ Mời nhóm nam hát.
+ Mời nhóm nữ hát.
+ Mời cá nhân hát.
- Đàm thoại:
+ Trẻ hát xong khen trẻ giỏi và tuyên dương.
+ Vậy bạn nào giỏi cho cô biết chúng ta vừa hát bài gì nào? Các con đọc “Bà ơi bà” (2-3 lần).
+ Trong bài hát có nhắc đến ai nào?
+ Người cháu như thế nào với bà của mình?
- À các con giỏi lắm. Các con ai cũng thương ông bà hết đúng không nào? Các con biết không? Ông bà là những người đã sinh ra ba mẹ các con, vì vậy các con phải luôn ngoan ngoãn, học giỏi, vâng lời ba mẹ, anh chị, yêu thương ông bà phải không nào? Điều quan trọng nhất là phải đạt thật nhiều phiếu bé ngoan tặng ông bà, ba mẹ để ba mẹ, ông bà vui nha các con.
- Hôm nay lớp mình rất ngoan, vì vậy cô sẽ tặng lớp mình một bài hát đó là bài “múa cho mẹ xem”.
+ Cô hát 2 lần : 
~ Lần 1: cô hát.
~ Lần 2: mời trẻ lên biểu diễn.
- Bây giờ cô mời 2 bạn nam và 2 bạn nữ lên đây múa bài này cùng cô nào? Bạn nào múa đẹp sẽ dược tuyên dương và cắm cờ!
* Chơi trò chơi: “Ai đoán giỏi”
- Cách chơi: mời 1 bạn lên bịt mắt lại, mời 1 bạn nữa lên hát cho bạn đoán tên.
- Trẻ chơi, hết thời gian giáo viên nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Dặn dò trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Cô cho lớp hát 2-3 lần.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC (8h55-10h00).
1. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp học
* Đồ dùng phương tiện các góc
- Gạch, xốp, cây xanh, hoa cỏ, rau, hạt giống, trái cây, cây ăn quả, xô chậu để tưới cây.
- Một số đồ chơi nấu ăn, giỏ, đĩa đựng thức ăn, rổ đựng trái cây, xe ô tô, tiền giả.
Xắc xô trống bang đĩa CD, phách gỗ sách báo, tranh ảnh về thực vật.
Bị bàn cho trả ngồi tô, bút màu, tranh photo các loại thực vật
à cho trẻ hát “Đếm ngón tay”
Sau mỗi giờ học cô cho bạn chơi gì ?
- Ở lớp mình có những góc chơi nào ?
Ai có thể kể tên các trò chơi nào ?
Trẻ nhận vai chơi và về góc chơi của mình.
2.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Góc xây dựng:
- Trẻ biết cách sắp xếp cùng cô; hàng rào cây xanh, hoa, cỏ xung quanh vườn
- Cô mở hình ảnh góc xây dựng cho trẻ xem và hỏi đây là góc gì ?
- À ! hôm trước cô đã cho các con chơi rồi. các con còn nhớ mình xây dựng gì không ?
- Đó là trò xây dựng ngôi nhà của em đúng không nào ?
- Bạn nào giỏi cho cô và cả lớp biết xây dựng ngôi nhà trước tiên chúng ta phải làm gì ?
- Hôm nay cô sẽ cùng các con xây dựng ngôi nhà của em nhé!
- Bạn nào muốn trở thành bác thợ xây tài ba nào ?
- Các bác chú ý xây nhanh và sắp xếp cho gọn gàng và đẹp nhé !
- Bây giờ đến phần việc quan trọng nè.
- Bạn nào là đội trưởng đội xây để đôn đúc các bạn làm việc và quản lý các bạn nào ?
- Muốn xây dựng ngôi nhà chúng ta phải mua dụng cụ xây dựng đúng không nào ?. Rồi cả hoa và cây trang trí ngôi nhà nữa. Vậy những ai chơi ở góc nào phải tới góc đó bán hàng để mua những thứ này nhé ?
* Góc phân vai: cửa hàng bán cây, gạch, xốp, vật liệu xây dựng
- Nhận biết và phản ánh một vài hành động đặc trưng giữa mua và bán.
- Cô nhắc nhở trẻ chơi. Không nghịch phá.
+ Tiến hành:
- Trong gia đình các con có ai nào ?
- Thế ai ở nhà hay đi chợ nấu ăn các con. Ai chăm sóc các con ?
- Mẹ nấu cơm thì bố làm gì ?
- Bạn nào muốn làm mẹ, làm con vào chơi góc này nào?
+ Nhóm bán hàng
- Cô bày sẵn trên bàn ở các góc những thức ăn để bán như: rau, củ, và những đồ xây dựng ngôi nhà
- Ở góc náy khách đến mua hàng chúng ta phải làm như thế nào?
- Nếu là khách, mua xong các bạn có trả tiền không ?
- Ai sẽ ở góc này ? ai mua ? ai bán ?
* Góc nghệ thuật:
- Biết sửa dụng các nhạc cụ âm nhạc
- Biết hát các bài hát trong chủ điểm
- Trẻ hát, múa các bài trong chủ điểm
- Lớp mình bạn nào muốn làm ca sĩ nào
- Bạn nào hát hay, múa giỏi thì lên góc chơi này với cô nào
Tạo hình:
- Trẻ biết chọn màu, di màu đơn giản để tạo ra sản phẩm
- Khi tô màu các con phải tô như thế nào ?. cách cầm bút màu ra làm sao ?
- Các bạn giúp cô tô những bức tranh này nhé !
* Góc thư viện:
- Trẻ biết cách cầm và dở sách xem đúng cách, biết giữ gìn cẩn thận
- Các con khi xem tranh truyện phải như thế nào ?
- Chuẩn bị sách, tranh ảnh, truyện tranh về chủ điểm.
- Bạn nào lên chơi góc này nào?
*Góc học tập:
- Bạn nào muốn học giỏi thì cùng vào góc học tập với cô nào ?
- Rồi thế bây giờ ai làm cô giáo nào ?
- Cô giáo phải dạy các bạn học nè. 
- Dạy các bạn đọc thơ “mưa”.
Hoạt động 2: quá trình chơi
- Cô đi từng góc bao quát các cháu chơi, gợi ý, tạo tình huống cho trẻ chơi và tham gia chơi cùng trẻ
- Gợi ý, nhắc nhở các bé chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
- Tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm chơi, các cá nhân
Hoạt động 3: nhận xét sau chơi
- Cô đi các góc chơi. Nhận xét từng góc chơi
- Cô tuyên dương các cá nhân, những góc chơi tốt hơn
- Nhắc nhở những góc và cá nhân còn lại lần sau chơi t

File đính kèm:

  • docxGiao an mot ngay tich hop.docx