Giáo án lớp ghép 1, 2 - Tuần 2

I. Mục tiêu::

- Nhận biết các số trong phạm vi 5 .

- Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp ghép 1, 2 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS làm bài
- Trình bày sự lựa chọn của mình.
- HS lắng nghe.
-Thực hiện mặc quần áo đẹp đi học.
 Thứ 3 ngày 03 tháng 9 năm 2013
Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: 
 Bài 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I.Mục tiêu: 
- Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay ( da ) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
- HS khá, giỏi nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể
- GDKNS:
 + KN tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay(da).
 + KN giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
 + Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV : Chuẩn bị: khăn (bịt mắt) bông hoa, quả bóng, quả dứa, nước hoa, chanh, gừng… 
- HS: Sách TN - XH , VBT TN – XH.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài :
H: Cơ thể của chúng ta lớn lên thể hiện ở những mặt nào?
+ Để cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn hằng ngày ta phải làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới:
- GV cho HS chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh”
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: Quan sát vật thật.
Bước 1:Thực hiện hoạt động.
- GV nêu yêu cầu: quan sát màu sắc, hình dáng, kích cỡ: to nhỏ, nhẵn nhụi, sần sùi, tròn, dài… của một số vật xung quanh em như: cái bàn,ghế, cặp sách, cái bút …
Bước 2: Thu kết quả quan sát
- GV gọi một số em lên chỉ vào vật và nói
tên một số vật mà các em quan sát.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi để thảo luận nhóm
Ví dụ:
+ Bạn nhận ra màu sắc của các vật bằng gì?
+ Bạn nhận biết mùi vị của các vật bằng gì?
+ Bạn nhận ra tiếng các con vật bằng bộ phận nào?
Bước 2 : Thu kết quả hoạt động
- GV gọi đại diện một nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ định một bạn ở nhóm khác lên trả lời. Bạn nhóm khác trả lời được thì có quyền đặt câu hỏi để hỏi nhóm khác.
Bước 3: GV cho HS cùng thảo luận các câu hỏi sau:
 H: Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
 + Điều gì xảy ra nếu tay ( da) của chúng ta không còn cảm giác gì?
Bước 4: Thu kết quả thảo luận
- Gọi vài em lên trả lời câu hỏi.
 - GV kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không thể biết đầy đủ về các xung quanh. giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS chơi trò chơi : “Đoán vật”
Bước 1:
GV dùng khăn bịt mắt 3 HS và cho các em lên lần lượt được sờ, ngửi… một số vật và đoán. Ai đoán đúng hết các vật mình sờ, ngửi.. sẽ thắng cuộc
Bước 2
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
Tuyên dương HS tích cực trong giờ học. 
 Khuyến khích nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Chuẩn bị cho tiết học sau: bảo vệ mắt và tai.
- HS trả lời:
+ … ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
+ Chúng ta phải ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ .
- HS làm việc theo cặp, quan sát và nói cho nhau nghe về các vật mà các em mang theo.
- HS nêu kết quả quan sát của nhóm mình.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm 4 em thay nhau đặt câu hỏi trong nhóm và cùng tìm ra câu trả lời chung.
+…bằng mắt.
+ … bằng mũi, lưỡi.
+… … bằng tai.
- Hoạt động cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- HS thảo luận cả lớp.
+ … sẽ không nhìn thấy được mọi vật xung quanh.
+… sẽ không nhận biết được mọi vật xung quanh.
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên chơi.
- Lớp cổ vũ, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: THỦ CÔNG:
 Bài 3: XÉ, DÁN HÌNH TAM GIÁC
A. Mục tiêu: 
- HS biết cách xé, dán hình tam giác
- HS xé dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
- Đối với HS khéo tay: Xé, dán được hình tam giác. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác.
- Biết dọn vệ sinh sau khi làm xong.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Giấy màu, bài xé mẫu.
- HS : Giấy màu, hồ dán, bút, thước.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra :
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
II. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét :
- GV giới thiệu hình tam giác 
 - Gợi ý HS: Chiếc khăn quàng đỏ…
- GV gọi HS em trả lời.
GV: Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình tam giác. Các em hãy ghi nhớ đặc điểm của nó để tập xé, dán cho đúng hình.
2.GV hướng dẫn mẫu:
a.Vẽ hình tam giác:
- Lật mặt sau tờ giấy màu vẽ hình chữ nhật có chiều dài 8 ô, chiều rộng 6 ô
- Đếm từ trái qua phải 4 ô, đánh dấu để làm đỉnh hình tam giác
-Từ điểm đánh dấu, dùng bút chì vẽ nối với 2 điểm dưới của hình chữ nhật, ta có hình tam giác
b/ Xé hình tam giác: Làm thao tác xé từng cạnh vừa nói cách xé
- Cho HS quan sát hình tam giác đã hoàn chỉnh
3. HS thực hành:
a. Vẽ hình tam giác:
- Lấy giấy màu, lật mặt sau và vẽ hình tam giác , xé hình tam giác.
b. Dán vào vở thủ công
 - Đặt vào vở cho cân đối và đánh dấu ( cách lề dưới 2 ô, lề đỏ 2 ô )
 - Bôi ít hồ dán vào sau hình tam giác , lấy ngón tay trỏ di đều
 - Dán vào chỗ đã đánh dấu
c. Cho HS trưng bày sản phẩm
-Đánh giá sản phẩm.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của các em, ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập.
Dặn: HS chuẩn bị giấy màu, hồ dán để chuẩn bị tiết sau học
- HS đưa đồ dùng để lên bàn GV kiểm tra.
- HS quan sát
- Phát hiện xung quanh mình xem có đồ vật nào có dạng hình tam giác.
- Quan sát thao tác của GV.
- Thực hành làm theo hướng dẫn của GV.
- Chọn sản phẩm đẹp.
- HS lắng nghe và tự chuẩn bị.
 Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2013
Tiết 4: TOÁN:
BÉ HƠN - DẤU <
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ “ Bé hơn” và dấu < để so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
- Biết so sánh bé hơn trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mô hình: 2 ô tô, 2 hình vuông, dấu <
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài :
- GV đưa ra các nhóm mẫu vật và yêu cầu HS viết số tương ứng vào bảng con
- GV yêu cầu HS đếm từ 1 đến 5,từ 5 đến 1.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài - ghi bảng .
HĐ1 : Nhận biết quan hệ bé hơn 
- GV lần lượt đính lên bảng và hỏi:
H: Bên trái có mấy ô tô?
 + Bên phải có mấy ô tô?
 + Bên nào có số ô tô ít hơn?
 + 1 ô tô có ít hơn 2 ô tô không?
- Cho HS nhắc lại “ 1 ô tô ít hơn 2 ô tô”
- GV đính hình vuông lên và hỏi tương tự như trên để HS so sánh.
- GV cho vài em nhắc lại “ 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông”
- GV giới thiệu: “1 ô tô ít hơn 2 ô tô”, “ 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông”. Ta nói “ 1 bé hơn 2” và viết như sau: 1 < 2
- GV chỉ vào 1 < 2 và cho HS đọc “ Một bé hơn hai”
* Giới thiệu 2 < 3
- GV làm tương tự như trên để rút ra nhận xét “ Hai bé hơn ba”
- GV viết lên bảng: 1 < 2, 2 < 5, 3 < 4, 
4 < 5 rồi gọi HS đọc.
Lưu ý : khi viết dấu < giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ về số bé hơn.
HĐ2: Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài .
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét , sửa sai
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu .
- GV hướng dẫn cách làm tương tự như bài 2.
- GV chữa bài
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài .
- Cho HS làm tương tự với các bài còn lại.
- GV chữa bài , củng cố .
3 . Củng cố , dặn dò :
- GV hệ thống nội bài.
- Nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà luyện tập thêm.
- HS viết vào bảng con.
- 2, 3 HS đếm.
- HS quan sát và trả lời:
+ Bên trái có 1 ô tô.
+ Bên phải có 2 ô tô.
+ Bên trái có số ô tô ít hơn bên phải.
+ 1 ô tô ít hơn 2 ô tô.
- 2, 3 HS nhắc lại.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
+ Viết dấu <
- HS quan sát.
- HS viết dấu < vào bảng con.
+ Viết ( theo mẫu )
- HS nêu kết quả .
+ Viết dấu < vào ô trống .
- HS thực hiện cùng GV
- HS làm vào bảng con
- Tự học.
 Thứ 5 ngày 5 tháng 9 năm 2013
Tiết 3: TOÁN:
LỚN HƠN - DẤU >
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ “ Lớn hơn” và dấu >để so sánh các số.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mô hình: 2 con vịt, 2 hình tròn, dấu >
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài :
- GV cho HS làm vào bảng con:
+ Điền dấu thích hợp vào ô trống:
 4 5 1 2 3 5
- GV chữa bài, củng cố,
2. Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài - ghi bảng .
HĐ1 : Nhận biết quan hệ lớn hơn 
- GV lần lượt đính lên bảng và hỏi:
H: Bên trái có mấy con vịt?
 + Bên phải có mấy con vịt?
 + Bên nào có số con vịt ít hơn?
 + Bên nào có số con vịt nhiều hơn?
- Cho HS nhắc lại “ 2 con vịt nhiều hơn 1 con vịt”
- GV đính hình tròn lên và hỏi tương tự như trên để HS so sánh.
- GV cho vài em nhắc lại “ 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn”
- GV giới thiệu: “2 con vịt nhiều hơn 1 con vịt”, “2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn”. Ta nói “ 2 lớn hơn 1” và viết như sau: 2 > 1.
- GV chỉ vào 2 > 1 và cho HS đọc “ Hai lớn hơn một”
* Giới thiệu 3 > 2
- GV làm tương tự như trên để rút ra nhận xét “ Ba lớn hơn hai”
- GV viết lên bảng: 3 > 1,4 > 2, 5 > 3, 
5 > 1 rồi gọi HS đọc.
Lưu ý : khi đặt dấu giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ về số bé hơn.
HĐ2: Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài .
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét , sửa sai
Bài 2 : Hướng dẫn HS quan sát tranh và so sánh số đồ vật bên trái với số đồ vật bên phải trong một hình rồi viết kết quả vào ô trống phía dưới.
- Cho HS đứng tại chỗ nêu miệng .
- GV chữa bài
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu .
- GV hướng dẫn cách làm tương tự như bài 2.
- GV chữa bài
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài .
-Cho HS làm tương tự với các bài còn lại.
- GV chữa bài , củng cố .
3 . Củng cố , dặn dò :
- GV hệ thống nội bài.
- Nhậ

File đính kèm:

  • docgiao an lop1(1).doc
Giáo án liên quan