Giáo án lớp 2 - Tuần 11

I. Mục đích: H/s cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ mới và các từ ngữ: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.

* Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà .

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu nội dung bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
* Giáo dục môi trường : Các em phải chăm sóc và bảo vệ cây ăn quả hằng ngày. Để nhớ ơn Oâng. Bạn nhỏ nghỉ như vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó bạn lại nhớ ông. Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông bạn nhỏ thấy yêu quí cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh nguời thân... 
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’)
 3 HS đọc nối tiếp bài bà – cháu. Trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc.
B. Bài mới: (34’) 
 1. Giới thiệu bài: Cây xoài của ông em.( quan sát tranh SGK )
	 2. Hướng dẫn đọc:
* Giáo viên
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (SGK).
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Học sinh
- Lẫm chẫm, nở trắng cành, quả to đu đưa, càng nhớ ông, chín vàng, to nhất, dịu dàng, đậm đà, đẹp to, không thứ quả gì ngon bằng.
a. Đọc từng câu.
- H/s nối tiếp đọc từng câu
- Đọc từ khó: lẫm chẫm, xoài cát, trảy
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu .... thờ ông
Đoạn 2: Tiếp .... quả lại to
Đoạn 3: Phần còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giải nghĩa từ:
+ Xoài cát:
+ Xôi nếp hương:
- 1 em đọc từ chú giải
+ Tên một loại xoài rất thơm ngon, ngọt.
+ Xôi nấu từ một loại gạo rất thơm.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm
đ. Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 H/s đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hoi: 
Câu 1: ( h/s yếu )
 Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát.
- Cuối đông hoa nở trắng cành.
 Đầu hè quả sai lúc lư. Từng chùm quả to đu đưa theo gió.
Câu 2: 
 Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào?
- Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.
Câu 3: 
 Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?
Câu 4: ( H/s giỏi )
 Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?
* Bạn nhỏ nghỉ như vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó bạn lại nhớ ông. Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông bạn nhỏ thấy yêu quí cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh nguời thân... 
* Nội dung của bài muốn nói điều gì?
- Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn.
- Nêu nối tiếp
- Các em lắng nghe
- Nói về cây xoài và tình cảm thương nhớ ông, biết ơn ông
4. Luyện đọc lại: Thi đọc giữa các tổ ( H/s yêu đọc đoạn 1 )
5. Củng cố – dặn dò:	(1’)
	Gọi một em đọc toàn bài
Bài văn miêu tả cây xoài của ông em trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Chuẩn bị bài sau: “ Sự tích cây vú sữa “
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài: 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG 
VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
 Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh họa BT1 – SGK.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’) 
 	+ Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
 	+ Tìm từ chỉ hoạt động của người?
B. Bài mới: 	(34’)
1. Giới thiệu bài: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Giáo viên
* Bài tập 1: 
 Tìm các đồ vật được vẽ ấn tượng bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì?
- Nhận xét và bổ sung
* Học sinh
- Quan sát tranh SGK lần lượt nêu nối tiếp:
- 1 bát hoa, 1 cái thìa, cái chảo, 1 cái cốc, 1 cái chén, 2 đĩa hoa, 1 ghế tựa, 1 cái kiếng, 1 cái thớt, 1 con dao, 1 cái thang, 1 cái giá, 1 cái nồi, 1 cây đàn ghita.
* Bài tập 2: 
 Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ dưới đây muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp?
- Các em mở sách và đọc thầm bài thơ:
 “Bài thỏ thẻ (trang 91 SGK)”.
Cho các em làm vào vở
- Goi 2 em lên bảng chữa bài:
+ Bạn nhỏ giúp ông đun nước , rút rạ.
+ Bạn nhỏ nhờ ông xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi lửa.
-Bạn nhỏ trong bài thơ có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
- Nêu nối tiếp
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
 - Thi tìm 5 từ chỉ đồ dùng trong nhà?
- HS về tìm thêm những từ chỉ đồ dùng và chỉ các việc làm trong nhà.
Nhận xét tiết học.
Tiết 3: 	Tập viết
Bài:	CHỮ HOA I
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
* Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa I theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ cái hoa I đặt trong khung chữ (SGK).
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li. Ích (dòng 1). Ích nước lợi nhà (dòng 2).
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’)	
 	 - Kiểm tra vở các em viết bài ở nhà ( 3 em)
	- HS cả lớp viết bảng con chữ hoa H 
	- 1 em nhắc lại cụm từ Hai sương một nắng 
B. Bài mới:	(34’) 
 1. Giới thiệu bài: Viết chữ hoa I.
 2. Hướng dẫn viết chữ hoa I
* Giáo viên
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ hoa I về độ cao và số nét:
- Gồm 5 li và 2 nét:
+ Nét 1: Cong trái và lượn ngang
+ Nét 2: Nét móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
- Giáo viên viết mẫu chữ hoa I cỡ vừa, cỡ nhỏ.
* Học sinh
- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
b. Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ich nước lợi nhà.
* Có nghĩa là nên làm những việc tốt cho xã hội, cho gia đình.
- Viết mẫu tiếng Ich cỡ vừa
* Hỏi: 
 - Cụm từ ứng dụng gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào?
 - Hãy so sánh chiều cao của các con chữ?
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Viết bảng con
- Gồm 4 tiếng- 1 em đọc lại cụm từ
- i, l, h: 2.5 li 
- a, ư, ơ, e: 1 li
- Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
- Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Chấm – sửa bài.
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
 - Thi viết lại chữ hoa I cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Tìm câu có chữ cái i đứng đầu câu
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết bài phần ở nhà. Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa K.
Tiết 4: 	Toán
Bài:	32 - 8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh cần đạt:
- Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 32 – 8.
- Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và các số hạng kia.
II. Đồ dùng dạy học.
3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’) 
 4 em đọc bảng trừ (12 trừ đi một số) 
B. Bài mới: 	(34’) 
 1.Giới thiệu bài: 32 – 8.
2.Tìm ra kết quả của phép trừ 32 – 8.
* Giáo viên
* Học sinh
- Nêu bài toán: Có 32 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Hỏi một số em
* Hướng dẫn cách tính:
- Đính 3 chục và 2 que rời, sau đó lấy 1 bó 1 chục tháo ra và lấy đi 6 que để đủ 8 que(6+2=8). Lúc nầy còn 2 bó 1 chục và 2 que rời. Tức là 24 que tính
- Giáo viên viết : 32 – 8 = 24
- Hướng dẫn đặt tính:
- Gọi một số em nêu lại cách tính
- Tự tìm kết quả bằng que tính
- Nêu nối tiếp vài em.
- Thao tác theo và nêu kết quả bài toán
- 2 không trừ được 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
- 3 trừ 1 bằng 2 viết 2.
3.Thực hành:
* Bài 1: 
 Tính :
 Cả lớp làm bảng con, 5 em lên bảng
 nối tiếp chữa bài
* Bài 2:
 Đặt tính rồi tính hiệu, biết Số bị trừ và Số trừ lần lượt là:
 a) 72 và 7
b) 42 và 6 c) 62 và 8
Cả lớp làm giấy nháp, 3 em chữa bài.
* Bài 3: 1 em đọc đề
 Tóm tắt.
 Có : 22 nhãn vở
 Cho: 9 nhãn vở
 Còn lại ………… nhãn vở?
* Phân tích:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết số nhãn vở còn lại bao nhiêu ta làm thế nào?
-Cả lớp làm vào vở, 1 em chữa bài
Bài giải
Số nhãn vở Hòa còn lại là:
22 - 9 = 13 (nhãn vở)
Đáp số: 13 nhãn vở.
* Bài 4: 
 Tìm x:
 a- x + 7 = 42
 b- 5 + x = 62
- 2 em làm trên bảng, lớp làm bảng con
a- x + 7 = 42 b- 5 + x = 62
 x = 42 – 7 x = 62 – 5
 x = 35 x = 57
4. Củng cố – dặn dò: 	(1’)
Đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số
Nhắc nhỡ HS làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
Nhận xét – Khen ngợi. Chuẩn bị bài sau “ 52 - 28”.
Tiết 5:	Đạo đức
Bài:	THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục đích: H/s cần đạt:
	- Củng cố về nội dung các bài đã học
	- Rèn kĩ năng học tập sinh hoạt đúng giờ. Sống gọn gàng ngăn nắp. Biết chăm làm việc nhà. Biết nhận lỗâi và sửa lỗâi
II. Đồ dùng dạy học:
II. Lên lớp:
	A. Kiểm tra bài cũ:	( 5’ )
Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
Không chăm chỉ học tập chuyên sẽ xảy ra?
B. Bài mới:	( 34’ )
	1. Giới thiệu bài:
	2. Thực hành kĩ năng:
* Giáo viên
* Học sinh
a. Hoạt động1: ( 12’ )
- Nêu tình huống: “ Bà ngoại đến nhà em chơi và mang rất nhiều quà có cả đồ chơi cho em. Em băn khoăn không biết làm thế nào vì đã đến giờ đi học? “
* Kết luận: 
 Em nên đi học, chiều về sẽ trò chuyện với bà.
b. Hoạt động 2: ( 12’ )
- Tình huống 1: “ Bố mẹ đi vắng chỉ mình em ở nhà, đến chiều trời chuyển mưa áo ở quần ở ngoài dây rất nhiều. Em say sưa bắn bi cùng bạn. Như vậy đã chăm làm việc nhà chưa? “
- Tình huống 2: “ Đến giờ ăn cơm trưa, Nam vừa ăn cơm vừa làm bài tập. Như thế Nam đã chăm học chưa? “ 
* Kết luận: 
 Không được mải chơi mà quên việc nhà. Cần sắp xếp thời gian làm bài tập cho hợp lí không t

File đính kèm:

  • docT 11.doc