Giáo án lớp 2 - Tuần 10

I. Mục đích: Học sinh cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

* Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài
- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu được nghĩa các từ: Bưu thiếp, nhân dịp.
- Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mỗi HS mang theo một bưu thiếp, 1 phong bì thư.
- Bảng phụ viết những câu văn trong bưu thiếp và trên phong bì thư để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’) 
3 em đọc nối tiếp bài: Sáng kiến của Bé Hà. Trả lời các câu hỏi 
B. Bài mới: (34’) 
 	1.Giới thiệu bài: Bưu thiếp.( Cho quan sát bì thư)
2. Luyện đọc.
* Giáo viên
- Giáo viên đọc mẫu từng bưu thiếp.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc. Kết hợp giải nghĩa từ (SGK).
a. Đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó
* Học sinh
- Bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.
- Bưu thiếp, Bình Thuận, Vĩnh Long.
b. Đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì.
- Người gửi // Trần Trung Nghĩa // Bộ giáo dục và Đào tạo Bình Thuận //.
- Luyện đọc câu khó
- Người nhận // Trần Hoàng Ngân // 18 đường Võ Thị Sáu // Thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long //.
c. Đọc trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1:(H/S yếu)
 Bưu thiếp đầu của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
- Của cháu gửi cho ông bà.
- Gửi để chúc mừng ông bà.
Câu 2:
 Bưu thiếp thứ hai là của ai? Gửi cho ai? Để làm gì?
Câu 3:
 Bưu thiếp dùng để làm gì?
 4. Luyện đọc lại:
 Tổ chức thi đọc giữa các tổ
- Của ông bà gửi cho cháu.
- Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc Tết cháu.
- Một số em nêu nối tiếp.
 * Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông hoặc bà. Nhớ ghi địa chỉ của ông bà.
5. Củng cố – dặn dò: 	(1’) 
Nhận xét tiết học. Các em nhớ thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết
Tiết 2: 	Luyện từ và câu
Bài:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG 
 DẤU CHẤM – DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình họ hàng.
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng, xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng vào hai nhóm họ nội, họ ngoại
2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập cho bài tập 2. Viết sẵn bài tập 4.
III. Lên lớp.
A. K iểm tra bài cũ: 	(5’) 
Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
Đặt câu có từ chỉ hoạt động?
B. Bài mới:(34’) 
1.Giới thiệu bài: Từ ngữ về họ hàng – Dấu chấm – Dấu chấm hỏi.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
* Giáo viên
* Bài tập 1: (Miệng).
HS mở truyện sáng kiến của bé Hà. Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
* Bài tập 2: 
 Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm
- Các nhóm khác bổ sung
* Học sinh
- Thảo luận nhóm và nêu nối tiếp:
Bố mẹ, ông bà, cụ già, cô chú, con cháu.
- Từng nhóm thảo luận, đại diện nhóm nêu:
 Cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, thím (vợ của chú), cậu, mợ (vợ của cậu), con dâu, con rể, cháu, chắt, chút, chít …
* Bài tập 3: 
 Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
- Các em làm vào vở
- 2 em lên chữa bài:
+ Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô.
+ Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì.
* Bài tập 4: 
 Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?
- Nam nhờ chị viết thư thăm anh, thăm ông, bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết
. Viết xong thư, chị hỏi:
- Em còn muốn nói thêm gì nữa không
- Cậu bé đáp:
- Dạ có . chị viết hộ em vào cuối thư.
- Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
“Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và có nhiều lỗi chính tả”.
- Tự trả lời
3. Củng cố – dặn dò:	(1) 
Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt, có cố gắng.
Tiết 3: 	Tập viết
Bài:	CHỮ HOA: H
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
* Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa H theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ cái hoa H đặt trong khung chữ (SGK).
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’) 	
- GV kiểm tra 3 em viết trên bảng
	- HS viết bảng con: G cỡ vừa, cỡ nhỏ
	- 1 HS nhắc lại thành ngữ: Góp sức chung tay.
B. Bài mới: 	(34’) 
 1. Giới thiệu bài: Viết chữ hoa H.
 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
* Giáo viên
* Học sinh
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ H.
- H cao mấy li? Gồm mấy nét?
b. Hướng dẫn cách viết:
ĐB trên ĐK 5 viết nét cong trái rồi lượn ngang DB trên ĐK 6. Từ DB của nét 1 đổi chiều bút viết nét khuyết ngược rồi liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc phải, DB ở ĐK 2.
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
 “ Hai sương một nắng ’’
Có nghĩa là: Đức tính chăm chỉ, chịu khó của người lao động. 
Viết mẫu cụm ứng dụng
* Nhận xét:
H, g : 2.5 li
s : 1.25 li
a, ư, ơ, i, n : 1 li
- Hướng dẫn HS viết vào vở bài tập.
- Chấm – sửa bài.
3. Củng cố – dặn dò:	(1’) 
	- Thi viết lại chữ hoa H cỡ vừa, cỡ nhỏ
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành tốt phần luyện viết trong vở tập viết.
Tiết 4: 	Tốn
Bài:	11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 – 5.
I. Mục tiêu: Giúp Học sinh cần đạt :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 11 – 5 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Củng cố về tên gọi thành phần và Kết quả phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học.
- 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’) Số tròn chục trừ đi một số.
3 em lên bảng đặt tính rồi tính: 50 – 5; 70 – 15 ; 90 - 12
Nhận xét – Cho điểm.
B. Bài mới: 	(34’) 
1.Giới thiệu bài: 11 trừ đi một số: 11 – 5.
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ: dạng 11 – 5 và lập bảng trừ (11 trừ đi một số).
* Giáo viên
- Nêu bài toán:
Có 11 que tính lấy đi 5 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
- Gọi vài em nêu kết quả
- Hướng dẫn:
+ Đính bó 1 chục và 1 que rời sau đó tháo từ bó 1 chục lấy ra 4 que tính cùng với 1 que rời là 5 que tính(4 + 1 = 5). Lúc này bó chục chỉ còn 6 que tính. Như vậy 11 que bớt đi 5 que còn lại 6 que tính.
- Giáo viên hướng dẫn đặt tính:
- Luyện đọc thuộc bảng trừ
* Học sinh
Các em tự dùng que tính để tìm kết quả
- 11 que tính
- Thao tác theo bằng que tính
 11 – 5 = 6 
- Các em lần lượt lập bảng trừ 11 trừ đi một số:
11 – 2 = 9 11 – 6 = 5
11 – 3 = 8 11 – 7 = 4
11 – 4 = 7 11 – 8 = 3
11 – 5 = 6 11 – 9 = 2
3. Thực hành:
* Bài 1: Tính nhẩm(H/S yếu)
a. 9 + 2 = 11; 8 + 3 = 11
2 + 9 = 11 ; 3 + 8 = 11
11 – 9 = 2 11 – 8 = 3
11 – 2 = 9 11 – 3 = 8
b. 11 – 1 – 5 = 5; 11 – 1 – 9 = 1
 11 – 6 = 5 11 – 10 = 1
* Bài 2: Tính 
 5 em lên bảng, lớp làm bảng con
* Bài 3: 
 Đặt tính rồi tính hiệu, biết Số bị trừ và Số trừ lần lượt là:
 a) 11 và 7 ; b) 11 và 9
 c) 11 và 3.
- 3 em lên bảng, lớp làm bảng con
* Bài 4: Gọi 1 em đọc đề
*Tóm tắt:
 Có: 11 quả bóng bay
 Cho: 4 quả
 Còn ……… quả bóng?
* Phân tích:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu quả bóng ta làm thế nào?
- Lớp làm vào vở
- 1 em giải trên bảng
Bài giải
Số quả bóng còn lại là:
11 – 4 = 7 (quả bóng)
Đáp số: 7 quảbóng
4. Củng cố – dặn dò: 	(1’)
 Thi đọc bảng cộng 8 cộng với một số
Nhắc nhỡ HS làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
Nhận xét –Khen ngợi. Chuẩn bị bài sau“31–5”.
Tiết 5: 	Đạo đức
Bài:	CHĂM CHỈ HỌC TẬP
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học sinh cần đạt:
1. HS hiểu.
- Như thế nào là chăm chỉ học tập.
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì.
2. Học sinh thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
3. Học sinh có thái độ tự giác học tập.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2 (T2).
III. Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: Chăm chỉ học tập (T1). (5’)
+ Chăm chỉ học tập có lợi như thé nào?
+ Em đã chăm học chưa, nêu những việc cụ thể?
Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
* Giáo viên
* Học sinh
a. Hoạt động 1: (12’)
 - Tình huống: Hôm nay Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết làm thế nào?
* Kết luận:
Hà nên đi học, sau buổi học về sẽ chơi và nói chuyện với bà.
b. Hoạt động 2: (10’)
- Phát phiếu thảo luận cho từng nhóm
* Kết luận:
Hàng ngày luôn chăm chỉ học tập, là góp phần vào thành tích của tổ, của lớp mang lại kết quả cho bản thân.
c. Hoạt động 3: (12’)
 * Phân tích tiểu phẩm
- Cho các em đọc thầm tiểu phẩm và hỏi:
+ Làm bài tập trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không? 
+ Em có thể khuyên bạn như thế

File đính kèm:

  • docT 10.doc
Giáo án liên quan