Giáo án Lịch sử 10 Ban cơ bản - Đoàn Thị Hoa Lí

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

2.Tư tưởng-Tình cảm: Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục hs lòng yêu lao động.

3.Kĩ năng: Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh

Chuẩn bị của Gv: tranh ảnh, tư liệu về người tối cổ và người tinh khôn.

Gv giới thiệu bài mới:

- Nguồn gốc của loài người? Quá trình tiến hóa của loài người?

 

doc103 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Ban cơ bản - Đoàn Thị Hoa Lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên nhân:
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.
- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm.
- KHKT có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật đóng tàu, sa bàn, hải đồ
b. Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
- 1487 Đi-a-xơ tìm đến cực nam của châu Phi.
-1492 C.Colombo đã phát hiện ra châu Mĩ.
-1497 V.Gama đã đến Calicut, bờ tây nam của Ấn Độ.
-1519-1522 đoàn thám hiểm của Magienlan đã đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
c. Hệ quả:
- Tìm ra những vùng đất mới, những dân tộc mới và những kiến thúc mới.
- Thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của CNTB ở châu Âu.
2.Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
a. Điều kiện:
- Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ: vốn và lao động làm thuê.
b. Hình thức kinh doanh TBCN: Xuất hiện:
- Công trường thủ công.
- Tầng lớp phú thương , đầu tư vốn và giữ vai trò lưu thông hàng hoá.
- Các trang trại TBCN và công nhân nông nghiệp.
→ hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
3.Phong trào Văn hoá Phục hưng:
a. Khái niệm:
- Phục hưng tinh thần của nền văn hoá cổ đại Hilap-Rôma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
b. Đặc điểm:
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội.
- Đề cao giá trị con người.
- Đòi tự do cá nhân.
 → giá trị nhân văn sâu sắc và tính phản phong mạnh mẽ.
4.Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân:
a. Cải cách tôn giáo:
* Nguyên nhân:
-Giáo hội có cuộc sống vật chất như một thế lực phong kiến thực sự (bóc lột tô và hủ bại trong sinh hoạt)
-Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
* Nội dung:
- Trở lại Giáo lí Kito nguyên thuỷ.
- Xây dựng tổ chức tôn giáo mới.
→ Hạn chế: Không xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp.
b. Chiến tranh nông dân Đức:
- Tình hình nưức Đức trước chiến tranh: chế độ nông nô còn tồn tại, kinh tế lạc hậu, nông dân mâu thuẫn cao với quí tộc.
- Mục tiêu đấu tranh: Giảm nhẹ thuế khoá, bớt lao dịch, đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.( Phong trào tiêu biểu của Tomat Muynxe tử 1522.)
- Kết quả: thất bại.
-Ý nghĩa: Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu thời trung đại.
4. Củng cố: -Các cuộc phát kiến địa lí và sự ra đời của CNTB ở châu Âu.
5. Hướng dẫn học bài:
a. Bài vừa học: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
	 - Đặc điểm và tính chất của phong trào Văn hoá Phục Hưng.
b. Bài mới: - Trả lời các câu hỏi Sgk bài 13 trang 70.
Tiết: 19
VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về thời nguyên thuỷ ở Việt Nam:
- Cách ngày nay 30- 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống ( Người tối cổ).
- Nắm được các giai đoạn phát triển của công xã nguyên thuỷ ở Việt Nam từ khi hình thành , phát triển đến giải thể.
- Các nền văn hoá lớn ở Việt Nam cuối thời nguyên thuỷ ( Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai).
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước.
- Bồi dưỡng ý thức lao động sáng tạo.
3. Kĩ năng:
- Xem xét các sự kiện lịch sử trong mối tương quan giữa không gian, thời gian và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Gv sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với đàm thoại để trình bày tiến trình lịch sửcủa các giai đoạn lịch sử của xã hội nguyên thuỷ ở VN.
- Bản đồ VN, một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thuỷ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài học:
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:
- GV kết hợp với việc sử dụng bản đồ để giới thiệu với Hs các địa danh có dấu tích của Người tối cổ và niên đại của nó. 
- Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ởi Việt Nam?
- Hs nhận xét và Gv chốt: Địa bàn sinh sống trải dài trên ba miền đất nước, nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh sống.
- Gv giảng cho Hs hiểu được trong quá trình tiến hoá, đến văn hoá Sơn Vi.
- Gv giới thiệu trên bản đồ địa danh Sơn Vi và các địa danh thuộc văn hoá Sơn Vi, mở đầu cho các giai đoạn phát triển của xã hội thị tộc ở VN.
- Những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn?
- Những biểu hiện của “ cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?
- Gv giải thích cho hs hiểu khái niệm “thời kì đá mới” và những biểu hiện của nó.
- GV sử dụng bản đồ xác định các địa danh Phùng Nguyên, Sa Huỳnh và Đồng Nai trên bản đồ.
- Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?
Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hoà Bình- Bắc Sơn?
- Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta?
- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.
1.Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:
- Cách ngày nay 30- 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống. ( Di tích ở Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước).
2. Công xã thị tộc hình thành:
- Cách đây khoảng 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hoá thành Nguời tinh khôn (di tích văn hoá Ngườm, Sơn Vi)
- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, săn bắt và hái lượm là hoạt đọng chính.
- Sơ kì đá mới: cách đây khoảng 6000- 12000 năm, gắn liền với cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn.
- Hoạt động kinh tế của cư dân HB- BS:
+ Sống định cư trong các thị tộc, bộ lạc.
+ Săn bắt hái lượm và trồng rau củ.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu và nặn đô gốm.
- Cách ngày nay khoảng 5000- 6000 năm, con người bước vào thời kì đá mới. Biểu hiện:
+ Sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá, biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước:
- Cách ngày nay khoảng 3000- 4000 năm, các bộ lạc trên đất nước ta đã biết chế tác đồng, luyện kim và trồng lúa nước là phổ biến, gắn liền với cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh và Đồng Nai.
- Sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta bước vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.
3. Củng cố:
- Các giai đoạn phát triển của thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam.
- Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó.
4.Dặn dò:
- HS học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong Sgk và đọc trước bài mới.
Tiết: 20
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs nắm được những nét đại cương về ba nhà nước cổ đại trên đất nước Việt Nam ( sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hoá xã hội).
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức văn hoá dân tộc, tình đoàn kết gắn bó dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Quan sát, so sánh các tranh ảnh để rút ra nhận xét. Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp miêu tả, trực quan, đàm thoại.
- Bản đồ hành chính VN có các di tích văn hoá sông Đồng Nai, Óc Eo.
- Sưu tập một số tranh ảnh về quốc gia cổ ( công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
Kién thức cơ bản Hs cần nắm:
- Trước hết, Gv dẫn dắt và giới thiệu về quốc gia cổ nhất trên đất nước VN- Văn Lang qua các truyền thuyết Trăm trứng, Bánh chưng bánh dày Vậy về mặt khoa học, nhà nước này được hình thành trên cơ sở nào?
- Gv yêu cầu Hs theu dõi Sgk để nắm được những cơ sở về kinh tế, xã hội
- Gv giảu thích khái niệm “văn hoá Đông Sơn”.
- Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
- Gv kết luận về cơ sở ra đời của nhà nước.
- Giáo viên giới thiệu về cấu trúc nhà nước Văn Lang và Âu Lạc như sách giáo khoa.
- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang- Âu Lạc?
- Hs trả lời.
- Gv phân tích cho Hs thấy được bước phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc ( tuy trong cùng một thời kì lịch sử).
- Gv sử dụng tranh ảnh trong Sgk và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh hoạ. 
- Em hãy tình bày sơ bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
- Gv xác định trên lược đồ vị trí của quốc gia cổ Chămpa và kinh đô của quốc gia này qua các thời kì.
- Cho các nhóm thảo luận về tình hình Chămpa trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Gv giới thiệu về kĩ thuật xây tháp của người Chăm, tranh ảnh khu di tích Mĩ Sơn, tháp và tượng Chăm để minh hoạ cho nội dung bài học.
- Gv thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời , phạm vi lãnh thổ và thành phần dân cư Phù Nam.
- Hs đọc Sgk để thấy được tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội của quốc gia Phù Nam.
- Gv kết luận.
1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc:
 a. Cơ sở hình thành nhà nước:
- Kinh tế: Sử dụng công cụ đồ đồng, nông nghiệp đa dạng:dùng cày, thủ công nghiệp, chăn nuôi, đánh cá
- Xã hội: Sự phân háo giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
- Tổ chức xã hội: Hình thành công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
→ Sự chuyển biến về kinh tế xã hội đặt ra những yêu cầu mới: trị thuỷ, chống ngoại xâm→ Nhà nước ra đời.
b. Quốc gia Văn Lang ( VII- III TCN):
- Kinh đô: Bạch Hạc ( Việt Trì- Phú Thọ).
- Tổ chức nhà nước: Vua → Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
→ Bộ máy nhà nước còn đơn giản , sơ khai.
c. Quốc gia Âu Lạc (III- II TCN):
- Kinh đô: Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
→ Nhà nước này có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.
d. Đời sống tinh thần của người Việt cổ: 
- Khá phong phú, hoà nhập với tự nhiên: ăn, ở, mặc, tín ngưỡng
2. Quốc gia cổ Chămpa:
a. Cơ sở hình thành:
- Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh ( Trung và Nam Trung Bộ), từ thế kỉ II, quốc gia Lâm Ấp được hình thành sau đổi tên là Chămpa.
- Kinh đô: Quảng Nam → Bình Định.
- Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X:
+ Kinh tế: Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Xã hội: Gồm quý tộc, nông dân tự do và nô lệ.
+ Văn hoá: Từ thế kỉ IV có chữ viết

File đính kèm:

  • docLich su 6.doc