Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 4: Nguyên Tử

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất.

- HS biết về sơ đồ cấu tạo nguyên tử, biết đặc điểm của electron.

- HS biết được trong nguyên tử số p = số e, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp, nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.

- HS rèn kĩ năng giải bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử H, O, Na.

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3/ Giảng bài mới:

*GV giới thiệu bài :

Mỗi vật thể đều được tạo ra từ chất. Vậy chất được tạo ra từ đâu? Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này trong bài học hôm nay.

Hoạt động 1: ( 10 phút )

Nguyên tử là gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 4: Nguyên Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: NGUYÊN TỬ
*********
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất.
- HS biết về sơ đồ cấu tạo nguyên tử, biết đặc điểm của electron.
- HS biết được trong nguyên tử số p = số e, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp, nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
- HS rèn kĩ năng giải bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử H, O, Na.
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3/ Giảng bài mới:
*GV giới thiệu bài :
Mỗi vật thể đều được tạo ra từ chất. Vậy chất được tạo ra từ đâu? Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: ( 10 phút )
Nguyên tử là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV thuyết trình: 
Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ đó là nguyên tử.
- GV treo sơ đồ cấu tạo nguyên tử H lên bảng.
- GV giới thiệu cấu tạo nguyên tử hidro.
?: Có nhận xét gì về số điện tích + và điện tích -?
- GV nhận xét về kích thước nguyên tử.
?: Nguyên tử là gì ? Cấu tạo?
- GV nhận xét. Kết luận.
?: Electron có khối lượng là bao nhiêu?
- GV nhận xét. Kết luận về đặc điểm của hạt electron.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Yêu cầu hs nêu được:
Số điện tích âm bằng số điện tích dươngà Nguyên tử trung hòa về điện.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ghi nhớ.
Kết luận:
Khái niệm:
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Cấu tạo:
Hạt nhân mang điện tích dương.
Lớp vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm
Electron:
KH: e
Điện tích: -
Khối lượng: 9,1.10-28g
 Hoạt động 2: ( 15 phút )
 Hạt nhân nguyên tử
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV chuyển ý:
Nguyên tử cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ. Chúng ta sẽ xét xem hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
- GV treo sơ đồ cấu tạo nguyên tử oxi.
- GV thuyết trình: 
hạt nhân cấu tạo gồm p mang đt + và nơtron không mang điệnà KH: proton: p; Nơtron: n.
- GV thông báo: những chấm nhỏ tượng trưng cho e.
?: Có nhận xét gì về số p, số e trong cùng nguyên tử?
- GV nhận xét. Giải thích:
Khối lượng hạt nhân = mp + mn + me
Do me << à m nguyên tử = mp + me
Hay nói một cách khác: 
Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. Các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS ghi nhớ.
- Yêu cầu hs nêu được: số p = số e
- HS ghi nhớ.
Kết luận:
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton mang đt + và nơtron không mang điện.
Proton:
KH: p
Điện tích: +
Khối lượng: 1,67.10-24g
Nơtron:
KH: n
Điện tích: không mang điện.
Khối lượng: 1,76.10-24g
Trong mỗi nguyên tử: số p = số e
à Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số p trong hạt nhân.
 Hoạt động 3: ( 10 phút )
 Lớp electron
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV treo sơ đồ cấu tao nguyên tử Na.
?: Vòng tròn trong cùng tượng trưng cho đại lượng nào?
 Vòng tròn phía ngoài tượng trưng cho đại lượng nào?
- GV nhận xét:
Đó chính là lớp e. Do e chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành, e chuyển động sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định.
- GV yêu cầu đếm số e của mỗi lớp.
- GV yêu cầu hs đếm số e lớp ngoài cùng. GV lưu ý hs số e của lớp này.
- GV yêu cầu hs làm bài tập 5 để củng cố kiến thức.
- GV nhận xét. Kết luận.
- HS quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ghi nhớ.
- HS đếm số e.
- HS ghi nhớ.
Kết luận:
Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định.
à Nhờ có e mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
VD: Nguyên tử oxi có 8e sáp xếp thành 2 lớp, lớp ngoài có 6e.
Hoạt động 4: ( 5 phút )
 Kiểm tra đánh giá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV yêu cầu hs làm bài tập 2 sgk.
- GV nhận xét.
- HS làm bài tập 2 sgk.
- Yêu cầu hs làm được:
a. p, n, e
b. p: proton, đt +
 e: electron, dt –
c. Các nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân nguyên tử.
- Đại diện hs lên bảng giải bài tập
- HS ghi nhớ.
Hoạt động 3:(5 phút)
 Dặn dò
- Học bài. Đọc “Đọc thêm”
- Làm bài tập 1,3,4 sgk.
- Xem bài mới:
+ Tìm hiểu nguyên tố hóa học là gì?
+ Trên trái đất có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
ììììììììì

File đính kèm:

  • doct 5.doc