Giáo án Hóa học 10 (năng cao) - THPT Thoi Long

I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản về nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến định luật bảo toàn khối lượng, số mol, tỉ khối của chất khí.

II. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ

Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh.

GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập

HS: Ôn lại các kiến thức đã học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. BÀI MỚI

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài:

3. Bài mới

 

doc23 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 (năng cao) - THPT Thoi Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X.
+ Một nguyên tử A có tổng các loại hạt p, n, e là 80. Biết rằng số hạt không mang điện = 60% số hạt mang điện. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử A.
* RÚT KINH NGHIỆM
	Ngày soạn: 20/8/2012
Tiết: 4 tuần: 2
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. CHUẨN KẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hiểu được:
- Sự liên quan giữa số điện tích hạt nhân, số p, và số e, giữa số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân và số notron.
- Khái niệm nguyên tố hóa học.
+ Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số e nguyên tử.
+ Kí hiệu nguyên tử . X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) bằng tổng số p và n
2. Kĩ năng
- Xác định được số e, p,n khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử và ngược lại
3. Trọng tâm
- Đặc trưng của nguyê tử là điện tích hạt nhân (số p). Vậy nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Cách tính p, n, e.
II. CHUẨN BỊ, PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát huy tính tích cực của học sinh.
- GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập 
- HS: Nắm vững đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
III. BÀI MỚI
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài:
a. Cho biết nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt cơ bản nào? Khối lượng và điện tích của chúng ra sao? 
b. Một nguyên tử R có tổng các loại hạt p, n, e là 40. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 1 hạt. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử R.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
? Đặc điểm của các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử?
- Kết luận: điện tích hạt nhân do điện tích của proton quyết định.
- Phân biệt cho HS khái niệm ĐTHN và số đơn vị ĐTHN.
? Mối liên hệ giữa Z, p, e trong một nguyên tử?
? Cho HS làm một số VD áp dụng? 
- Tích cực phát biểu
 p (qp=1+)
Hạt nhân 
 n (qn=0)
Nên điện tích của hạt nhân do điện tích của proton quyết định.
- Chú ý. 
 + Số đơn vị ĐTHN: Z
 + ĐTHN: Z+
 - Tích cực phát biểu
- Tích cực phát biểu
I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:
1. Điện tích hạt nhân :
Ng tử có 1p	 ĐTHN là 1+
Ng tử có Zp	 ĐTHN là Z+
 Vì nguyên tử trung hoà điện nên: 
Số đơn vị ĐTHN (Z)= số p = số e 
VD1: Số đơn vị ĐTHN của nguyên tử oxi là 8. Tìm ĐTHN, số proton, số electron của nguyên tử oxi ?
Bài giải: Ta có: Z = p = e = 8 
Þ ĐTHN = 8+
VD2: 1 nguyên tử X có 11 electron ở lớp vỏ, hãy tìm số đơn vị ĐTHN, ĐTHN, số proton của X?
Bài giải: Ta có: e = 11 Þ p = 11 
Þ Số đơn vị ĐTHN = Z = 11
Þ ĐTHN = 11+
Hoạt động 2:
? Số khối của hạt nhân là gì? Biểu thức? Nhận xét? 
- Chú ý: 
Z ≤ 82 (trừ H) thì: 
A = Z + N
? Cho HS làm VD áp 
dụng biểu thức ? 
- Qua VD trên ta thấy rằng:A, Z là những số rất quan trọng của nguyên tử. Dựa vào A, Z, ta biết được cấu tạo nguyên tử. Chính vì vậy A, Z được coi là những số đặc trưng của nguyên tử hay của hạt nhân.
- Tích cực phát biểu 
Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
- Chú ý 
- Tích cực phát biểu 
- Chú ý 
2. Số khối: (A)
A = Z + N
 Trong đó: 
 A là số khối
 Z là tổng số hạt proton 
 N là tổng số hạt nơtron 
 Nhận xét: Z, N là những số nguyên Þ A cũng là một số nguyên.
 Chú ý: Z ≤ 82 (trừ H) thì: 
VD: Nguyên tử Natri có:
 ĐTHN = 11+
 A = 23
Þ Hạt nhân có: 11p và 12 n
 Lớp vỏ: 11e
Hoạt động 3:
? Nguyên tố hóa học là gi ?
- GV giúp HS phân biệt rõ khái niệm nguyên tử và nguyên tố:
+ Nói nguyên tử là nói đến một lọai hạt vi mô gồm có hạt nhân và lớp vỏ.
+ Nói nguyên tố là nói đến tập hợp các nguyên tử có ĐTHN như thế.
- Tích cực phát biểu
- Chú ý 
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC :
1. Định nghĩa: 
 - Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng ĐTHN.
 - Những nguyên tử có cùng ĐTHN đều có tính chất hóa học giống nhau.
Hoạt động 4:
? Số hiệu nguyên tử là gì?
? Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì?
? Cho HS làm VD? 
- Tích cực phát biểu
- Tích cực phát biểu
- Tích cực phát biểu
2. Số hiệu nguyên tử : (Z)
 Số đơn vị ĐTHN nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
 Số hiệu nguyên tử cho biết:
Số p trong hạt nhân 
Số đơn vị ĐTHN
Số e trong nguyên tử
Số thứ tự của nguyên tố trong BTH. 
VD: Urani: Z = 92
- Có 92 p trong hạt nhân
- Số đơn vị ĐTHN = 92
- Có 92 electron ở lớp vỏ
- Ở ô thứ 92 trong BTH
Hoạt động 5: 
- Thông báo: Người ta biểu diễn 1 nguyên tố hóa học bằng kí hiệu sau: 
? Từ kí hiệu nguyên tử cho chúng ta biết điều gì? Cho VD? 
- Chú ý
- Tích cực phát biểu
3. Kí hiệu nguyên tử :
Trong đó : 
 X: kí hiệu nguyên tố.
 A: số khối.
 Z: số hiệu nguyên tử.
VD: 
Tên nguyên tố: Natri 
 ĐTHN:11+
Hạt nhân: 11p
 12n
Lớp vỏ: 11e
M = 23đvC
4. Củng cố - dặn dò
- BT 1, 2 SGK trang 11 
- BT 3, 4, 5 SGK trang 11, xem bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 23/8/2012
Tiết: 6 tuần: 2
Bài 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ.
OBITAN NGUYÊN TỬ 
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ – đơ – pho.
- Mô hình về sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px, py, pz.
2. Kĩ năng
- Trình bày được hình dạng của các obitan nguyên tử s, p..
3. Trọng tâm
- Sự chuyển động của e trong nguyên tử theo thuyết hiện đại
- Khái niệm Obitan nguyên tử.
II. CHUẨN BỊ, PHƯƠNG PHÁP
* GV: Phóng to các hình:
- Hình 1.6 SGK ( Mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen).
- Hình 1.7 SGK (Đám mây electron hình cầu của nguyên tử hidro)
- Hình 1.9 và 1.10 SGK (Hình dạng của các obitan nguyên tử s, p) 
* Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, sử dụng đồ dùng trực quan, phát huy tính tích cực của học sinh.
III. BÀI MỚI
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài:
Câu hỏi: 
1.Đồng vị là gì? Cho ví dụ? NTKTB của Brom là 79,91. Trong tự nhiên, Brom có 2 đồng vị, biết đồng vị chiếm 54,6%. Tìm đồng vị còn lại của Brom.	
2. Biết rằng nguyên tố Mg có 3 đồng vị khác nhau, ứng với các số khối lần lượt là 24; 25; A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng lần lượt bằng 78,99%; 10%; 11,01%. Tìm A, biết NTKTB của Mg là 24,3. 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Treo Hình 1.6 SGK (Mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen) để thông báo cho học sinh thấy được: trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quỹ đạo xác định.
- Thông báo: ưu và nhược điểm của mô hình.
Quan sát 
Chú ý
I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ:
1. Mô hình hành tinh nguyên tử: 
Trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, như những hành tinh quay quanh mặt trời.
- Ưu điểm: Có tác dụng rất lớn đến sự phát triển lý thuyết cấu tạo nguyên tử.
- Nhược điểm: 
 + Không phản ánh đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử.
 + Không đầy đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử.
Hoạt động 2:
- Treo Hình 1.7 SGK (Đám mây electron hình cầu của nguyên tử hidro) để cho HS thấy được: electron chuyển động rất nhanh, không thể quan sát được đường đi của nó. Nói đám mây electron nhưng không phải do nhiều electron tạo thành, mà đó chính là những vị trí electron xuất hiện. Nói cách khác đó là đám mây xác suất có mặt electron. Vì electron mang điện tích âm nên đám mây xác suất đó mang điện tích âm.
Quan sát
Chú ý nghe giảng
2. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử
a. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào tạo thành đám mây tích điện âm e.
Hoạt động 3:
- Thông báo: electron có thể có mặt ở khắp nơi trong không gian nguyên tử bao quanh hạt nhân, nhưng khả năng đó không đều. Ở khu vực này, xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%). Ngoài khu vực này, electron cũng có thể xuất hiện nhưng với xác suất thấp hơn nhiều. 
- Ta có thể hiểu : Tập hợp tất cả những điểm mà tại đó xác suất tìm thấy electron lớn nhất là hình ảnh obitan nguyên tử. 
? Obitan nguyên tử là gì? 
- Chú ý
- Chú ý
- Tích cực phát biểu
 b. Obitan nguyên tử.
 Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
Kí hiệu: AO
Hoạt động 4:
- Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron có thể chiếm những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó. 
- Dựa trên sự khác nhau về trạng thái của electron trong nguyên tử, người ta phân loại thành các obitan s, obitan p, obitan d, obitan f. 
- Treo Hình 1.9 và 1.10 SGK (Hình dạng của các obitan nguyên tử s, p), phân tích.
- Chú ý
- Chú ý
- Quan sát
II. HÌNH DẠNG OBITAN NGUYÊN TỬ.
- Obitan s có dạng hình cầu.
- Obitan p gồm 3 obitan px, py, pz có dạng hình số tám nổi. Mỗi obitan có sự định hướng khác nhau trong không gian, chẳng hạn :
+ Obitan px định hướng theo trục x
+ Obitan py định hướng theo trục y
+ Obitan pz định hướng theo trục z
+ Obitan d, f có hình dạng phức tạp hơn.
4. Củng cố - dặn dò	
- Nhấn mạnh cho HS về sự chuyển động của e trong nguyên tử theo thuyết hiện đại
- làm bài tập về nhà, xem bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 25/8/2012
Tiết: 7 tuần: 3
Bài 5: LUYỆN TẬP VỀ:
THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ.
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ. OBITAN NGUYÊN TỬ.
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử: điện tích, số khối, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối.
- Sự chuyển động của e trong nguyên tử: obitan nguyên tử, hình dạng obitan nguyên tử.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để giải các bài tập liên quan.
- Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử để giải các bài tập về đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
- Vẽ được hình dạng các obitan s, p.
3. Trọng tâm
- Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Những đại lượng đặc trưng cho nguyên

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NC- THEO CKTKN.doc
Giáo án liên quan