Giáo án Hình học 11 NC: Mở đầu về phép biến hình

 

Chương I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

TRONG MẶT PHẲNG

§1. MỞ ĐẦU VỀ PHÉP BIẾN HÌNH (0,5 tiết)

(Chương trình nâng cao)

 I) MỤC TIÊU:

 -Về kiến thức:

 +Học sinh nắm được khái niệm về phép biến hình;

 +Làm quen với ký hiệu và một số thuật ngữ trong phép biến hình.

 -Về kỹ năng:

 +Nhận biết một quy tắc có phải là phép biến hình hay không;

 +Bước đầu hình thành kỹ năng vẽ ảnh của một điểm, một hình qua phép biến hình.

 -Về tư duy và thái độ:

 +Phát triển tư duy logic, tư duy hàm;

 +Rèn luyện tính tích cực hoạt động, hoạt động nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 NC: Mở đầu về phép biến hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG
TRONG MẶT PHẲNG
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHÉP BIẾN HÌNH (0,5 tiết)
(Chương trình nâng cao)
	I) MỤC TIÊU:
	-Về kiến thức:
	+Học sinh nắm được khái niệm về phép biến hình;
	+Làm quen với ký hiệu và một số thuật ngữ trong phép biến hình.
	-Về kỹ năng:
	+Nhận biết một quy tắc có phải là phép biến hình hay không;
	+Bước đầu hình thành kỹ năng vẽ ảnh của một điểm, một hình qua phép biến hình.
	-Về tư duy và thái độ:
	+Phát triển tư duy logic, tư duy hàm;
	+Rèn luyện tính tích cực hoạt động, hoạt động nhóm.
	II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	-Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ, thước kẻ bảng.
	-Học sinh: Ôn lại khái niệm về hàm số (Đại số 10).
	III) PHƯƠNG PHÁP:
	Gợi mở vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.
	IV) TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	1) Bài mới:
	HĐ1: Hình thành định nghĩa Phép biến hình.
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
4’
-Nêu định nghĩa hàm số:
-Nêu ĐN phép biến hình.
-Câu hỏi: nhắc lại định nghĩa Hàm số đã học ở chương trình Đại số lớp 10?
-Chính xác hoá ĐN Hàm số và ghi lên bảng: Nếu có một quy tắc để với mỗi số x, xác định được một số duy nhất ythì quy tắc đó gọi là một hàm số xác định trên tập R.
-GV cho học sinh biết: Trong mệnh đề trên, ta thay số thực bằng điểm thuộc mặt phẳng thì ta được khái niệm về phép biến hình trong mặt phẳng.
-Câu hỏi: Hãy nêu ĐN phép biến hình?
-Chính xác hoá ĐN phép biến hình và cho học sinh xem SGK
1)Phép biến hình:
ĐN: (SGK trang 4)
	HĐ2: Nhận biết một quy tắc là phép biến hình.
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
7’
-HS lên bảng xác định điểm M’.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Lên bảng vẽ điểm M’.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Câu hỏi: Cho đường thẳng d và điểm M. Hãy xác định điểm M’ là hình chiếu vuông góc của điểm M lên đ/thẳng d. 
-Ứng với mỗi điểm M, ta xác định được mấy điểm M’ như vậy?
-Có thể kết luận gì về quy tắc trên? (có phải là phép biến hình không?) vì sao?
-Chính xác hoá câu trả lời của học sinh và cho học sinh biết phép biến hình này gọi là phép chiếu (vuông góc) lên đường thẳng d Việc giải thích vì sao quy tắc đó là phép biến hình, chỉ yêu cầu học sinh hiểu được với mỗi điểm M, ta luôn xác định được duy nhất điểm M’ là hình chiếu của điểm M lên d.
-Câu hỏi: Cho vectơ và điểm M, xác định điểm M’ sao cho = . 
-Quy tắc đó có phải là phép biến hình không ? vì sao ?
-GV chính xác hoá câu trả lời của HS và cho học sinh biết phép biến hình đó gọi là phép tịnh tiến theo vec tơ 
-Câu hỏi: Với mỗi điểm M, ta xác định điểm M’ trùng với M. Quy tắc đó có phải là phép biến hình hay không ? vì sao?
-GV chính xác hoá câu trả lời của HS và cho học sinh biết phép biến hình đó gọi là phép đồng nhất.
2)Các ví dụ:
a)Ví dụ 1:
.
M
.
d
M’
M’
Phép chiếu (vuông góc) lên đường thẳng d
b)Ví dụ 2:
M’
.
M
Phép tịnh tiến theo vectơ 
c)Ví dụ 3:
Phép đồng nhất.
	HĐ3: Giới thiệu ký hiệu và thuật ngữ trong phép biến hình.
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
2’
-Học sinh tiếp nhận kiến thức.
-GV giới thiệu các ký hiệu và thuật ngữ (trang 5 SGK).
3)Kí hiệu và thuật ngữ:
(xem SGK trang 5)
-Trong ví dụ 1, nếu gọi F là phép chiếu lên đường thẳng d, ta có F(M)=M’
-Trong ví dụ 2, nếu gọi F là phép tịnh tiến theo vectơ , ta có F(M)=M’.
-Trong ví dụ 3, nếu gọi F là phép đồng nhất, ta có F(M)=M.
	HĐ4: Vẽ ảnh của 1 điểm, ảnh của 1 hình qua một số phép biến hình.
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
6’
-Hoạt động theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả.
-Chia lớp thành 4 nhóm học tập. 
+Nhóm 1, 3: Làm bài tập trong phiếu số 1 (có nội dung là HĐ1 SGK trang 5)
+Nhóm 2, 4: Làm bài tập trong phiếu số 2 (có nội dung là HĐ2 SGK trang 5)
-Nhận xét, hoàn chỉnh bài giải của HS.
2/ Củng cố toàn bài (3’):
	Sử dụng bảng phụ ghi sẵn câu hỏi trắc nghiệm sau đây, cho học sinh trả lời rồi nhận xét.
	Câu hỏi: Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào Không phải là phép biến hình:
	A/Quy tắc xác định hình chiếu của một điểm M trên đường thẳng d.
	B/Quy tắc ứng với mỗi điểm M cho trước, xác định điểm M’ sao cho đoạn MM’ có độ dài bằng 
 trị số a cho trước.
	C/Quy tắc ứng với mỗi điểm M cho trước, xác định điểm M’ sao cho vectơ = 
	D/Quy tắc xác định mỗi điểm M với điểm M’ sao cho vectơ bằng một vectơ cho trước.
	3) Dặn dò :
	Nắm vững định nghĩa phép biến hình; phép chiếu, phép đồng nhất, phép tịnh tiến theo một 
 vectơ.
---------------------------------

File đính kèm:

  • docPhepBienHinh11NC_NPN.doc