Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 3: Tôn trọng người khác

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống .

- Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

3.Thái độ:

- Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn

 trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng .

 KĨ NĂNG SỐNG

 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin

II. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8

- Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác.

- Thơ, ca dao, tục ngữ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương.

- Thảo luận nhóm rút ra nội dung chính

IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. ỔN ĐỊNH LỚP:

2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ?

Sơ lược đáp án:

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ (5 điểm)

- Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .(5điểm)

3. BÀI MỚI:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10749 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 3: Tôn trọng người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhau 
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. 
3.Thái độ: 
- Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn 
 trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng . 
 KĨ NĂNG SỐNG 
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác.
- Thơ, ca dao, tục ngữ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương.
- Thảo luận nhóm rút ra nội dung chính
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ?
Sơ lược đáp án:
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ (5 điểm)
- Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .(5điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Cô giáo mới tốt nghiệp về dạy, buôỉ đầu vào lớp làm quen với học sinh. các em hãy cho cô biết cha mẹ các em làm nghề gì? 
- Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ!
- Thưa cô bố em là kĩ sư, mẹ em là giáo viên ạ! Đến lượt Hà thưa cô bố mẹ em là công nhân vệ sinh. Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, mặt Hà đỏ bừng, cô giáo đến bên Hà và nói không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công mới đáng xấu hổ.Một em đứng dậy : thưa cô chúng em thật có lỗi. chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà. Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của một số học sinh trong câu chuyện trên. Khi nhận ra lỗi lầm của mình, họ đã làm gì ?
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Biểu hiện của tôn trọng người khác
GV: Hướng dẫn gợi mở các em thảo luận nhóm:
Nhóm 1+ 2: Em có nhận xét gì về cách sử xự thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
Nhóm 3 + 4: Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập ? Hành vi nào cần phải phê phán?
Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung nhận xét. Giáo viên chốt lại ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác
GV: Đưa ra một số ví dụ về việc thiếu tôn trọng người khác 
- Ở trường thấy bạn học kém thường khinh bỉ
- Thấy người già bị ngã cười chế nhạo 
- Bạn học lớp em bị dị tật, em hay treo chọc, khinh bỉ
- Có thái độ lao động chưa tốt không chấp hành nôi qui
- Hay quay cóp xem bài bạn trong lớp 
GV: Cho học sinh nhận xét các biểu hiện trên
Qua việc xử lý tình huống trên giáo viên cần giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh
HOẠT ĐỘNG 4 
GV: Hướng dẫn học sinh phát niểu khắc sâu khái niệm tôn trọng người khác và ý nghĩa trong cuộc sống
? Thế nào là tôn trọng người khác ? 
? Vì sao cần tôn trọng người khác ?
? Em suy nghĩ xem bản thân có thiếu xót gì thường vấp phải trong tôn trọng người khác? Sữa chữa như thế nào?
Ca dao: - Lời nói không mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 - Khó mà biết lẽ biết lời
 Biết ăn biết ở hơn người giàu sang 
4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài 1 sách giáo khoa . Giáo viên đưa thêm vài tình huống để lựa chọn
Bài tập 2: 
+ Ở trường: Lễ phép nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè
+ Ở nhà: Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn thương yêu em nhỏ.
+ Nơi công cộng: Tôn trọng nội qui.
* Nhóm 2: lên trình bày trò chơi đóng vai 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Học sinh đọc sách giáo khoa 
GV: Chốt lại:
 Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
 Tôn trọng người khác phải thể hiện hành vi có văn hoá, đấu tranh, phê bình cái sai không coi khinh miệt thị, xúc phạm danh dự hay lời nói thô bạo thiếu tế nhị
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người 
2) Ý nghĩa:Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh .
III-BÀI TẬP:
1) Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác
2) Khẳng định thái độ đồng tình ý kiến b và c.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Về nhà làm bài tập 4 Sách giáo khoa 
- Chuẩn bị tốt bài 4 " Giữ chữ tín"
- Nhóm 3 viết kịch bản trò chơi đóng vai của nhóm mình cho tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt:
Tuần:4
Tiết: 4
Ngày soạn:07/9/2014
Ngày dạy:
Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín.
- Vì sao cần phải giữ chữ tín 
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín 
- Rèn luyện thói quen luôn biết giữ chữ tín 
3.Thái độ: 
- Học tập và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín 
KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Biểu hiện hành vi giữ chữ tín, sưu tầm đoạn thơ, danh ngôn, ca dao.
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải đàm thoại, nêu gương .
- Thảo luận nhóm rút ra cốt lõi trong bài học 
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Thế nào là tôn trọng người khác ? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác ?
Sơ lược đáp án: 
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người (5điểm)
- Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh .(5 điểm)
3. BÀI MỚI:
 HOẠT ĐỘNG 1 :
Trong đời sống để tạo dựng và cũng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin, nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc làm và cách xử sự của mỗi chúng ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 " Giữ chữ tín" 
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Giáo viên hướng dẫn gợi mở vấn đề để học sinh tập trung thảo luận nhóm
Nhóm 1 + 2: ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta phải làm gì?
Nhóm 3 + 4: ? Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín là giữ lời hứa em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ? 
Nhóm 5 + 6: ? Vì sao cần phải giữ chữ tín ? 
Các nhóm cử đại diện lên trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến 
Giáo viên chốt lại ý chính
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm biểu hiện sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại
GV: Gợi mở để học sinh tự tìm và nêu ra biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín
+ Trong gia đình: Bạn an mãi xem ti vi quên cả làm bài tập, học bài 
+ Ở trường lớp: Hà đọc truyện trong lớp không chú ý nghe thầy giảng bài 
+ Ngoài xã hội: Vì không muốn làm mất lòng người khác ông Vĩnh giám đốc công ty thường nhận lời động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhà nhờ, mặt dù biết không thể làm được 
HOẠT ĐỘNG 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm giữ chữ tín, sự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống 
GV: Khắc sâu khái niệm khi hứa với ai phải suy nghĩ và thực hiện đúng
? Thế nào là giữ chữ tín ?
? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? 
? Muốn giữ được lòng tin chúng ta phải làm gì ?
4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa cho cả lớp thảo luận, gọi một học sinh đại diện trả lời
GV: nhận xét và sửa bài
Bài tập 2 Gọi học sinh cho ví dụ
Nhóm 3 lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Muốn giữ được lòng tin phải giữ đúng lời hứa, đúng hẹn 
" Nói và làm phải đi đôi "
- Thể hiện ý chí trách nhiệm và quyết tâm của mình
(chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người.....trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh)
- Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan 
( Bố mẹ ốm, bị hư xe giữa đường, bị tai nạn giao thông)
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng
2) Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết
3) Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
III-BÀI TẬP:
1) Tình huống b
+ Bố Trung không phải là người không giữ chữ tín vì do trường hợp hoàn cảnh khách quan mang lại, phải đi công tác đột xuất nên không thực hiện được lời hứa của mình
+ Các tình huống còn lại đều biểu hiện hành vi không giữ chữ tín vì đều không giữ đúng lời hứa ( Có thể là cố tình hay vô tình)hoặc có hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa ( Tình huống a)
2) "Một ông bạn già hẹn tới thăm một người bạn trẻ gần tới giờ hẹn, trời bỗng ập mưa. Ông bạn già tần ngần cuối cùng quyết định mặt áo tơi đội nón lên đường tới nơi đúng hẹn. Người bạn trẻ vừa sững sốt, vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa của Bác bề trên ..."
Ca dao: - Người sao một hẹn thì nên 
 Người sao chín hẹn thì quên cả mười
 - Nói chín thì nên làm mười
 Nói mười làm chín kẻ cười người chê
 - Tin nhau buôn bán cùng nhau 
 Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời 
 Uy tín quí hơn vàng, khách hàng là thượng đế 
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
-Về nhà học bài thật kỉ, làm bài tập 3,4 SGK
- Nhóm 4 Chuẩn bị tốt trò chơi đóng vai bài 5 " Pháp luật và kỉ luật"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................

File đính kèm:

  • doccd 8 tuan 34.doc