Giáo án: Đại số 10 - Nâng cao tiết 49: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn - Tiết 1

Tiết: 49

§3. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN - TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu được khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn.

2. Kĩ năng

 - Biết cách giải và biện luận bất phương trình dạng ax + b <>

 - Có kĩ năng thành thạo trong việc biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn trên trục số và giải hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.

3. Tư duy - Thái độ

 - Học tập tích cực.

 - Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm tòi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước kẻ.

2. Học sinh: Ôn tập bài cũ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Đại số 10 - Nâng cao tiết 49: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn - Tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2010
Tiết: 49
§3. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN - TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Hiểu được khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Kĩ năng
	- Biết cách giải và biện luận bất phương trình dạng ax + b < 0.
	- Có kĩ năng thành thạo trong việc biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn trên trục số và giải hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
3. Tư duy - Thái độ
	- Học tập tích cực.
	- Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm tòi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước kẻ.
2. Học sinh: Ôn tập bài cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đặt vấn đề, vấn đáp - gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Tìm điều kiện xác định rồi suy ra tập nghiệm của mỗi phương bất phương trình sau:
 a. . b. .
 c. x + ³ 2 + . d. .
Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập đã được chuẩn bị ở nhà.
Học sinh: Trình bày đạt được các ý cơ bản sau
a. Điều kiện xác định Û x = 0. Thay vào bất phương trình đã cho, 
không thoả mãn. Nên tập nghiệm của bất phương trình đã cho là tập Æ.
b. Điều kiện xác định : x - 3 ³ 0 Û x ³ 3. Vế phải của bất phương trình đã cho luôn lớn hơn vế trái nên tập nghiệm của bất phương trình là [3 ; +)
c. Điều kiện x ≠ 3. Suy ra x ³ 2. Tập nghiệm cần tìm là: [2 ; 3) È (3 ; + ¥).
d. Điều kiện xác định x - 2 > 0 Û x > 2. Từ bất phương trình đã cho suy ra x < 2. Nên tập nghiệm của bất phương trình đã cho là tập Æ.
Giáo viên: - Củng cố phép biến đổi tương đương. 
 - Điều kiện xác định của phương trình.
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: Ví dụ trang 117 sgk
Cho bất phương trình mx ≤ m(m +1).
 a. Giải bất phương trình với m = 2.
b. Giải bất phương trình với m = - .
Yêu cầu đạt được:
 a. m = 2, ta có bất phương trình 2x ≤ 6 cho x ≤ 3. Vậy tập nghiệm của bất phương trình là (- ¥ ; 3].
 b. m = - , ta có bất phương trình - x ≤ - (1 - ) Û x ³ 1 - .
 Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là [1 - ; + ¥).
Giáo viên: Đặt vấn đề giải bất phương trình đã cho với m nhận giá trị tuỳ ý ?
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thực hiện được:
+ Xét m < 0: cho x ³ m + 1.
+ Xét m = 0: cho bất phương trình 0x ≤ 0 đúng với mọi x.
+ Xét m > 0: cho x ≤ m + 1.
Kết luận: 
m < 0 tập nghiệm là [m + 1 ; + ¥).
m = 0 tập nghiệm là tập R.
m < 0 tập nghiệm là tập (- ¥ ; m + 1].
- Phân chia học sinh thành 4 nhóm học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu đưa ra phương án giải. Cử đại diện trình bày bài giải. Nhận xét cách giải của nhóm bạn.
- Sửa chữa, nhận xét sai sót của học sinh.
- Nhận xét: Giải bất phương trình dạng
 ax + b > 0, ax + b < 0, 
 ax + b ³ 0, ax + b ≤ 0.
Tập nghiệm của bất phương trình tuỳ thuộc vào các giá trị của tham số.
HOẠT ĐỘNG 2: Giải và biện luận bất phương trình dạng ax + b < 0.
Phát vấn: Cho . Giải và biện luận bất phương trình ax + b < 0.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tiếp nhận kiến thức về giải, biện luận bất phương trình dạng ax + b < 0.
- Giải tương tự cho các bất phương trình dạng ax + b > 0, 
ax + b ³ 0, ax + b ≤ 0.
- Gọi học sinh nêu cách giải và biện luận.
- Cho học sinh tiếp nhận kiến thức về giải và biện luận bất phương trình dạng : 
 ax + b < 0
thể hiện ở bảng nêu ở trang 117 
- Phát vấn: Các bất phương trình dạng
 ax + b > 0, ax + b ³ 0, ax + b ≤ 0 giải và biện luận như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Củng cố
Ví dụ 1: Giải và biện luận bất phương trình mx + 1 > x + m2 (1)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc, nghiên cứu bài giải của ví dụ 1 của SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu ví dụ 1 trang 118 của SGK.
- Phát vấn, kiểm tra sự đọc hiểu của h.sinh
-Sửa chữa, uốn nắn cách biểu đạt củah.sinh
Ví dụ 2: Giải, biện luận bất phương trình: 2mx ³ x + 4m – 3
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc, nghiên cứu bài giải của ví dụ 2 của SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu ví dụ 2 
trang 118 của SGK.
-Phát vấn, kiểm tra sự đọc hiểu của h.sinh.
- Sửa chữa, uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
4. Củng cố
	- Cách giải và biện luận bất phương trình bậc nhất một ẩn
5. Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà: Bài 25, 26, 28 SGK 

File đính kèm:

  • docTiet 49.doc