Giáo án Công nghệ 10 - Trường THPT Chợ Gạo

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1. Kiến thức.

- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp và có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

II. Phương tiện: Sách giáo khoa, hình vẽ SGK

III. Phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp.

V. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài:

 

doc102 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Trường THPT Chợ Gạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quản và chế biến
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích, liên hệ thực tế.
 3. Thái độ:	
 - Có ý thức tìm hiểu lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
II. Phương tiện:
- SGK công nghệ 10.
- Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan.
- Hình ảnh về bảo quản nông lâm thủy sản
III. Phương pháp dạy học: Diễn giảng, hỏi đáp.
V. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Vào bài: 
 Các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản thường được thu hoạch theo thời vụ và chúng phải được tích trữ cho tiêu dùng. Do đó chúng phải được bảo quản và chế biến phù hợp. Vậy mục đích của bảo quản và chế biến là gì? Trong quá trình bảo quản và chế biến có những yếu tố nào ảnh hưởng?
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, nông, lâm, thuỷ sản
- Duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm
- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng sản phẩm.
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thuỷ sản
- Duy trì và nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
- Làm đa dạng sản phẩm và có giá trị cao.
- Các nông sản: lúa, ngô, khoai... sau khi thu hoạch con người có sử dụng hết ngay được không?
- Bằng cách nào có thể sử dụng các sản phẩm đó trong thời gian dài?
- Mục đích và có ý nghĩa của việc làm đó là gì?
- Trong đời sống hằng ngày các em gặp các hình thức bảo quản nào ?
- Để có được các sản phẩm: nước ép trái cây, thịt hộp, cá hộp, bàn , ghế... con người cần phải làm gì?
- Mục đích của công tác trên là gì?
- Không.
- Bảo quản các sản phẩm đó.
- Sử dụng lâu mà không bị hư…
- Để trong nhà kho, tủ lạnh…
- Chế biến
Hoạt động 2: Đặc diểm của nông, lâm, thuỷ sản
II. Đặc diểm của nông, lâm, thuỷ sản
1. Nông, thuỷ sản:
- Chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau.
- Chứa nhiều nước.
- Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
2. Lâm sản: 
- Chứa nhiều chất xơ
- Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.
- Kể tên một số sảm phẩm của nông, lâm, thuỷ sản mà em biết?
- GV liệt kê các sản phẩm hs kể tên lên bảng theo từng nhóm.
- Các sản phẩm nông, thuỷ sản có chung những đặc điểm gì?
- Hãy xác định các chất dinh dưỡng chủ yếu trong các sản phẩm nông, thuỷ sản?
- Kể tên một số hình thức bảo quản mà em biết?
- Lâm sản có đặc điểm gì?
- Biết được đặc điểm của nông lâm, thuỷ sản có ý nghĩa gì trong việc chế biến và bảo quản sản phẩm?
- Lúa, ngô, thịt, cá, gỗ…
- Chứa nhiều nước, dễ bị hư,…
- Đạm, vitamin, khoáng, sơ,…
- Để trong tủ lạnh, nhà kho…
- Chứa nhiều sơ,…
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản
1. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí cao làm cho nông lâm thủy sản khô bị ẩm trở lại → tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, côn trùng phá hại.
2. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ tăng lên thì hoạt động của vi sinh vật tăng, các phản ứng sinh hoá cũng tăng lên→ nông, lâm, thủy sản bảo quản nóng lên→ chất lượng của chúng bị giảm.
3. Sự phá hại của các loại vi sinh vật và côn trùng, sâu bọ, gặm nhấm. . .
- Những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng mạnh đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản?
- Các điều kiện đó ảnh hưởng như thế nào?
- Khi độ ẩm không khí và nhiệt độ môi trường tăng lên, các lương thực, thực phẩm khô như: cá khô, sắn lát khô, hạt gạo, ngô.. có hiện tượng gì?
- Kể tên những sinh vật phá hại sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ở gia đình và địa phương em?
- Nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật.
- Ảnh hưởng xấu.
- Độ ẩm không khí cao làm cho nông lâm thủy sản khô bị ẩm trở lại.
4. Cũng cố, dặn dò
	- Tóm tắt nội dung của bài
 - HS về học bài và xem trước bài 41
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Số tiết của bài: 
Tuần dạy: 
Tiết chương trình: 
BÀI 41: BẢO QUẢN HẠT CỦ LÀM GIỐNG
I. MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1.Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống
- Vận dụng được các kiến thức về bảo quản hạt, củ giống vào thực tế sản xuất
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, liên hệ thực tế.
3.Thái độ
- Có ý thức bảo quản củ, hạt làm giống ở gia đình đúng khoa học.
II. PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, hình vẽ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 1) Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, nông, lâm, thuỷ sản?
 2) Trong việc bảo quản cần chú ý đặc điểm gì của nông lâm thủy sản? Tại sao phải phơi khô trước khi bảo quản?
 3. Vào bài: Các nông sản : hạt lúa, hạt ngô, hạt kê, củ khoai, củ gừng, củ nghệ...sau thu hoạch cần giữ lại một ít làm giống. Bằng cách nào có thể bảo quản nó tốt để làm giống cho vụ sau? Tìm hiểu qua bài học hôm nay.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phương pháp bảo quản hạt giống 
I- BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
 1. Tiêu chuẩn hạt giống:
 - Chất lượng cao
 - Thuần chủng
 - Không sâu bệnh
 2.Các phương pháp bảo quản hạt giống: 
- Phương pháp truyền thống: bảo quản chum, vại, bao, túi…→ bảo quản ngắn hạn
- Phương pháp hiện đại: kho mát, kho lạnh với các thiết bị tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
 + Bảo quản trung hạn: nhiệt độ 0oC, độ ẩm 35- 40% 
 + Bảo quản dài hạn: nhiệt độ là – 10oC, độ ẩm 35 – 40 %
3. Quy trình bảo quản hạt giống
 Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản → Sử dụng
- Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động bảo quản hạt giống là gì?
- GV bổ sung:
Muốn đạt năng suất cao cần phải có giống tốt. Vậy hạt giống như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
Nông sản bảo quản tốt trong điều kiện nào? 
- GV
Hạt giống sau bảo quản phải có đặc điểm gì?
- GV: dựa vào các yếu tố nào để xây dựng phương pháp bảo quản hạt giống?
 + Yêu cầu sản xuất: 1 năm, 20 năm, lâu hơn…
 + Đặc điểm của hạt giống: độ ẩm, khả năng nảy mầm
 + Điều kiện kĩ thuật : thô sơ, hiện đại
- GV:
Em hãy nêu các biện pháp bảo quản hạt giống mà em biết?
- GV: giải thích
- GV: 
Em hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản hạt giống?
- GV :
Em hãy nêu ý nghĩa của các hoạt động trên?
- Làm khô:
+ Thóc: sấy ở 40 - 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%+ Hạt có dầu; sấy ở 30 - 400C đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%- Xử lí bảo quản:Chú ý: Phương tiện bảo quản phải sạch 
- Hạt giống nẩy mầm tốt, không bị sâu bệnh
- HS:
Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh
- HS:
ĐK khô thóang, không có sinh vật gây hại xâm nhập
- HS
Hạt phải có khả năng nẩy mầm
Tùy vào yêu cầu sản xuất, đặc điểm của hạt giống, điều kiện kĩ thuật mà có các biện pháp bảo quản
Bảo quản trong điều kiện bình thường, trong điều kiện lạnh, lạnh khô
- HS:
Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản → Sử dụng
- HS:
+ Thu hoạch: Đúng thời điểm+ Tách hạt: Tách, tuốt, tẽ cẩn thận+ Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo môi trường sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm+ Làm khô: Phơi, sấy
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hoạt động bảo quản củ giống
II- BẢO QUẢN CỦ GIỐNG
 1. Tính chất của củ giống
- Có chất lượng cao
- Đồng đều, nguyên vẹn, nẩy mầm tốt. 
- Không bị sâu, bệnh. 
 2. Quy trình bảo quản củ giống: 
Thu hoạch → Làm sạch, phân loại Xử lí phòng chống VSV hại → Xử lí ức chế nảy mầm→ Bảo quản→ Sử dụng 
- Những loại cây nào trồng bằng củ?
- GV:
Về mặt bảo quản, củ giống có gì khác so với hạt giống?
- GV:
Tại sao củ giống thường được bảo quản ngắn ngày?
- GV: 
Để có được củ làm giống tốt thì củ phải đảm bảo những tính chất gì?
- GV:
Tính chất củ giống có thể tóm tắt trong 3 tiêu chuẩn: 
 + Có chất lượng cao
 + Đồng đều, nguyên vẹn, nẩy mầm tốt. 
 + Không bị sâu, bệnh
- GV:
Em hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản củ giống?
- GV:
+ Theo em có những biện pháp nào để bảo quản củ giống?
+ Khi bảo quản củ giống cần chú ý điều gì?
Phải xử lí ức chế nẩy mầm, không bảo quản trong bao, túi kín vì hô hấp sẽ làm nhiệt độ tăng, VSV dễ xâm nhập
- Gừng, khoai ngọt, huệ, nghệ,…
- HS:
Củ giống được bảo quản trong thời gian ngắn
- HS:
Chứa nhiều nước, vỏ mỏng
- HS:
+ Có chất lượng cao
+ Đồng đều,không quá già,không quá non
+ Không bị sâu, bệnh
+ Không bị lẫn các giống khác
+ Còn nguyên vẹn
+ Khả năng nảy mầm cao
- Thu hoạch → Làm sạch, phân loại Xử lí phòng chống VSV hại → Xử lí ức chế nảy mầm→ Bảo quản→ Sử dụng 
- HS 
-Trong điều kiện bình thường.
-Trong kho lạnh(T0:00-50 C, A0: 85%-90%)
-Nuôi cấy mô tế bào.
 4. Cũng cố, dặn dò
	- Tóm tắt nội dung của bài
 - HS về học bài và xem trước bài 42
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Số tiết của bài: 
Tuần dạy: 
Tiết chương trình: 
BÀI 42- 44 . BẢO QUẢN CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1.Kiến thức:
- Biết được các loại kho và phương pháp bảo quản lúa, ngô,rau, hoa, quả tươi.
- Biết được qui trình bảo quản lúa, ngô, khoai lang, sắn và rau, hoa, quả tươi.
- Biết được các phương pháp chế biến gạo từ thóc.
- Biết được qui trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn.
- Biết được công nghệ chế biến rau, quả.
 2.Kĩ năng:
- Rèn luyện ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích khi nghiên cứu từng bước trong qui trình chế biến.
- Phát triển kĩ năng tư duy lôgic qua giải thích các bước trong qui trình chế biến.
- Kĩ năng hợp tác với bạn trong học tập.
- Kĩ năng trình bày trước lớp.
3.Thái độ
- Có ý thức phổ biến các phương pháp bảo quản đã được học trong phạm vi gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức áp dụng những phương pháp bảo quản lương thực, hoặc rau, hoa, quả tươi đã được học trong phạm vi gia đình.
- Có ý thức thực hiện các bước trong qui trình chế biến đồ hộp cũng như tuân thủ các hướng dẫn sử dụng đồ hộp để đảm bảo an toàn.
- Quan tâm và tham gia vào chế biến rau , hoa, quả bằng các phương pháp đơn giản trong gia đình.
II. CH

File đính kèm:

  • docGIAO AN CONG NGHE HK 1 HOAN CHINH.doc