Giáo án Âm nhạc: Em mơ gặp Bác Hồ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ biết hát và vận động minh họa nhịp nhàng theo bài hát. Cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, vui tươi đầy tình cảm qua bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ.” Nhạc và lời: Xuân Giao.

 - Trẻ biết hát và kết hợp mắt, đầu, tay, chân để minh họa đúng điệu bộ theo nhạc.

 - Phát triển tai nghe, tính mạnh dạn, hồn nhiên, khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc.

 - Trẻ tích cực hứng thú và biết phối hợp cùng bạn.

 - Giáo dục trẻ có tình cảm biết kính trọng, yêu quí và lòng biết ơn đối với Bác Hồ.

 II . CHUẨN BỊ:

 - Cho cô: Bài giảng điện tử để giới thiệu một số hình ảnh về Bác Hồ

Đàn yamaha, hoa sen, màn ảnh rộng

 - Động: tác minh họa bài “ Em mơ gặp Bác Hồ”, “ Nhớ giọng hát Bác Hồ”.

 - Cho trẻ: Hoa sen, thuộc thơ: “Bác Hồ của em”.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 23957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc: Em mơ gặp Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GDÂN: Nội dung trọng tâm dạy vận động minh họa bài hát 
“Em mơ gặp Bác Hồ” Nhạc và lời: Xuân Giao
 Nội dung kết hợp: Nghe hát: “Nhớ giọng hát Bác Hồ” 
 TCÂN: “Ai đến nơi ở Bác nhanh nhất?
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết hát và vận động minh họa nhịp nhàng theo bài hát. Cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, vui tươi đầy tình cảm qua bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ.” Nhạc và lời: Xuân Giao.
 - Trẻ biết hát và kết hợp mắt, đầu, tay, chân… để minh họa đúng điệu bộ theo nhạc. 
 - Phát triển tai nghe, tính mạnh dạn, hồn nhiên, khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc.
 - Trẻ tích cực hứng thú và biết phối hợp cùng bạn.
 - Giáo dục trẻ có tình cảm biết kính trọng, yêu quí và lòng biết ơn đối với Bác Hồ.
 II . CHUẨN BỊ:
 - Cho cô: Bài giảng điện tử để giới thiệu một số hình ảnh về Bác Hồ
Đàn yamaha, hoa sen, màn ảnh rộng
 - Động: tác minh họa bài “ Em mơ gặp Bác Hồ”, “ Nhớ giọng hát Bác Hồ”.
 - Cho trẻ: Hoa sen, thuộc thơ: “Bác Hồ của em”.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Hoạt động 1: Về thăm quê Bác
 - Cô gợi ý hướng trẻ đến xem đoạn phim về Bác Hồ.
 - Cô trò chuyện với trẻ về đoạn phim (Đã cài đặt sẵn một số câu hỏi …).
 - Qua những hình ảnh cháu vừa xem, cháu thấy Bác Hồ là người như thế nào?
 . Có một bạn nhỏ trong bài hát rất thương Bác, khi ngủ nằm mơ cũng thấy Bác Hồ. Cháu có biết bài hát nào không? Hãy đoán xem !
 - Cô đánh đàn giai điệu bài hát để trẻ đoán tên. (Trẻ đoán: “Em mơ gặp Bác Hồ”)
 - Cô nhắc lại tên bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”. Nhạc và lời: Xuân Giao
 2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm: Dạy VĐ minh họa “Em mơ gặp Bác Hồ”
 - Cô đệm đàn cả lớp hát cùng cô, trẻ hát nhún nhảy tự do.
 - Để bài hát này thêm hay hơn, chúng ta vận động như thế nào? (vận động minh họa)
 - Mời các cháu cùng tìm ra những động tác để múa minh họa cho bài hát (trẻ tự chia nhóm hội ý thảo luận sáng tác kiểu múa cho riêng mình). Cô cho trẻ hát nhún nhảy vận động tự do theo ý thích.
 - Cô quan sát, nhận xét trẻ múa.Thống nhất lại cùng một điệu chung.
 - Cô hát vận động mẫu cho trẻ xem (2 lần)
 + Lần 1: Cô vừa hát vừa vận động mẫu hết bài.
 .Cô giảng và phân tích từng động tác.
 + Lần 2: Trẻ hát cô múa vận động lại một lần.
 - Trẻ luyện tập:
 + Cho trẻ trải nghiệm các động tác múa cùng cô 2 lần.
 + Luân phiên mời các tổ, nhóm, cá nhân hát kết hợp sử dụng đồ dùng minh họa.
* Trong quá trình trẻ hát, vận động minh họa cô chú ý sửa sai và khuyến
khích trẻ hát múa mạnh dạn, tự nhiên. Thể hiện được tình cảm theo nội dung bài hát.
 * Bác Hồ còn sống Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Khi các cháu ra đời Bác đã không còn nữa Bác đã để lại cho cháu những gì? Cả lớp đọc thơ: “Bác Hồ của em”
Hoạt động 3: Bé nghe hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”. Nhạc: Thanh Phúc, Lời: Tạ Hữu Yên
 - Cô đệm đàn cho trẻ nghe một đoạn nhạc và hỏi trẻ đó là bài hát gì?
 - Cô đàn và hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát: “Nhớ giọng hát Bác Hồ”. 
 - Gợi hỏi trẻ qua bài hát mặc dù nay Bác đã đi xa nhưng giọng hát Bác thì sao?
 - Cô hát múa minh họa cháu xem,cháu có thể hưởng ứng múa cùng cô.)
 - Giáo dục cháu: Bác Hồ lúc nào cũng yêu thương các cháu. Vậy để tỏ lòng biết ơn Bác các cháu phải làm sao?
Hoạt động 4: Trò chơi: “Ai đến nơi ở Bác nhanh nhất”
 - Tổ chức các cháu cùng tham gia trò chơi: “Ai đến nơi ở bác nhanh nhất”.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết một số địa danh như: Quê nhà của Bác, Bến nhà rồng, ao cá Bác Hồ, Lăng Bác Hồ, nhà sàn…
 Nhà sàn Bác Hồ Quê nhà của Bác 
 Lăng Bác Quê nội Bác Hồ Ao cá Bác Hồ 
 * Mục đích: Phát triển thính giác, thị giác và tính phản xạ nhanh nhẹn ở trẻ
 * Cách chơi: Cháu đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh: “Đến nơi rồi” mỗi cháu phải thật nhanh chân tìm được cho mình một nơi ở của Bác.
 * Luật chơi: Cháu nào tìm được nơi ở Bác Hồ nhanh nhất là cháu đó được khen, còn cháu nào không tìm được một địa danh nơi ở của Bác là cháu đó nhảy lò cò.
 - Cô cho trẻ chơi thử và tổ chức cho các cháu cùng chơi tùy theo hứng thú của 
 trẻ.
 Sau mỗi lần chơi cô nhận xét cách chơi của trẻ.
 * Kết thúc: Nhận xét chung hoạt động.

File đính kèm:

  • docGIAO AN ÂM NHẠC CẤP HUYỆN EMMOW GẶP BÁC HỒ.doc