Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Phạm Thị Ái

I/ YÊU CẦU:

- Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình và các mối quan hệ trong gia đình.

- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày của cô giáo.

- Biết công việc và cuộc sống hàng ngày của gia đình.

- Biết yêu thương, chia sẻ với mọi người trong gia đình.

- Biết công lao, kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ.

- Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp truyền thống gia đình Việt Nam.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Phạm Thị Ái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi: Bé giúp mẹ. 
- Làm quen trò chơi: Địa chỉ nhà cháu. 
- Làm vở toán bài: Cắt dán nhà theo chiều cao các tầng.
- Trò chuyện về một số nghề làm ra nhà.
-Biểu diễn văn nghệ.
 -Nêu gương cuối tuần.
IV/ KẾ HOẠCH NGÀY:
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
TÊN HOẠT ĐỘNG: AI NHANH?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ ném xa bằng 1 tay đúng tư thế, đúng động tác và phối hợp liên hoàn với chạy nhanh 10m.
- Rèn khả năng vận động cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn ham thích vận động. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Vạch mức.
- Túi cát.
- Vật đích.
III/ TIẾN HÀNH:
* Khởi động: Trẻ đi, chạy các kiểu (kiễng gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, ) theo hiệu lệnh của cô.
* Trọng động:
 - Bài tập phát triển chung:
 + Tập các động tác thể dục sáng (trừ động tác hô hấp).
 + Chú ý động tác tay vai và chân.
 - Vận động cơ bản: “Ném xa 1 tay – Chạy nhanh 10m”
 + Đội hình: 	 x	 x	x	x	x	
 x 	
	 x 
	 x	x	x	x	x	
 + Cô thực hiện cho cả lớp xem rồiø yêu cầu trẻ nhận xét về bài tập của cô.
 + Mời 1 trẻ khác làm lại kết hợp lời hướng dẫn của cô.
 + Cho lần lượt các trẻ được thực hiện. Nhắc nhở trẻ ném thật xa và chạy thật nhanh đến đích.
 + Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua. 
 + Cô nhận xét trẻ.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi vung tay, hít thở nhẹ nhàng quanh sân tập.
@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2011
TÊN HOẠT ĐỘNG: NHÀ BÉ CĨ GÌ ?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết gọi tên, nêu công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình: chén, ly, tô, xoang, chảo, 
-Trẻ nhận xét được điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng.
	- Rèn kỹ năng quan sát, phân biệt, so sánh một số đồ dùng cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hợp lý đồ dùng gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng thật: chén, ly, tô, xoang, chảo, gương, lược, khăn mặt, 
- Thùng cattông, túi vải.
- Một số đồ chơi bằng nhựa: Xoang, ấm nước, bàn ủi.
- Bảng hình đồ dùng nấu ăn, đồ dùng ăn uống
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ”.
- Cô và trẻ đọc đồng dao, khi đọc tên đồ dùng nào thì lấy đồ dùng ấy bỏ vào túi.
- Trò chuyện về các đồ dùng đã mua.
- Trẻ đi mua hàng lần 2.
* Hoạt động 2: Làm quen một số đồ dùng trong gia đình:
- Cho cả lớp cùng xem đồ dùng mà các bạn đã mua.
- Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình:
 + Cháu mua được những gì? Chúng dùng để làm gì?
 + Chén - tô - ly, xoang - chảo thuộc nhóm đồ dùng gì?
 + Cái này (Chén, ly, xoang chảo, ) được làm bằng gì? 
 + Với những đồ dùng (chén, ly, tô) khi dùng chúng ta phải như thế nào? Tại sao?
 + Theo cháu, những đồ dùng làm bằng gì sẽ không dễ vỡ?
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà”.
 + Chơi “Về đúng nhà” để đồ dùng ăn uống hoặc đồ dùng nấu ăn theo yêu cầu.
 + Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2011
TÊN HOẠT ĐỘNG: HÌNH GÌ ĐÂY ? 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được hình tam giác và hình vuông.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 7 que tính (4 que bằng nhau, 3 que không bằng nhau).
- Đồ dùng của cô có kích thước lớn hơn của trẻ.
- Một số hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật có bề dày và 2 hình vuông bằng giấy cho mỗi trẻ.
- Giấy vẽ, hồ dán, hình vuông và hình chữ nhật bằng giấy màu đủ cho mỗi trẻ.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Phân biệt hình vuông và hình tam giác.
 - Trẻ tìm quanh lớp những đồ dùng đồ chơi có dạng hình vuông và hình tam giác.
 - Trẻ nhắm mắt, dùng tay chọn hình theo yêu cầu bằng cách sờ đường bao hình.
- Hỏi trẻ: hình vuông, hình tam giác có mấy cạnh?
- Cho trẻ chọn que tính xếp thành hình vuông và hình tam giác.
- Đếm số que tính xếp hình vuông, hình tam giác. Cho trẻ nhận xét số lượng que tính xếp hình vuông và hình tam giác.
- Trẻ nhận xét độ dài các que tính xếp hình vuông và hình tam giác.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc, hình tam giác có 3 cạnh và có 3 góc.
- Cô cầm hình vuông bằng giấy màu hỏi trẻ: Đây là hình gì? Tại sao biết? Với hình vuông này ta có tạo được thành hình gì khác không?
- Cô và trẻ cùng xếp hình vuông bằng giấy theo đường chéo và nhận xét hình vừa xếp được.
* Hoạt động2: Dán hình ngôi nhà.
- Với hình vuông và hình tam giác, ta có thể tạo được hình gì?
- Cho trẻ dán hình ngôi nhà từ hình vuông và hình tam giác.
@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
TÊN HOẠT ĐỘNG: BÉ VẼ NHÀ 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết vẽ nét thẳng, nét xiên để tạo thành hình ngôi nhà.
- Rèn kỹ năng vẽ các nét đã học và tô màu tranh đều, đẹp.
- Rèn khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quí, giữ gìn nhà của mình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ một số kiểu nhà.
- Bút sáp màu, giấy vẽ.
- Bàn ghế, giá treo tranh.
- Máy cát-séc.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ:
 - Hình dáng của ngôi nhà: Mấy tầng, có màu gì,  
 - Xung quanh nhà có những gì? 
* Hoạt động 2: Vẽ ngôi nhà.
 - Cô cho trẻ xem một số tranh vẽ hình ngôi nhà và nhận xét về: mái nhà, thân nhà, các cửa, xung quanh nhà, 
 - Cho trẻ nói lên cách vẽ để được hình ngôi nhà: nhà 1 tầng, nhà 2 tầng.
 - Nêu một số bước để vẽ: vẽ đường gạch ngang làm mặt đất rồi vẽ thân nhà, mái nhà, các cửa sau đó vẽ cảnh vật trang trí quanh nhà.
 - Cho trẻ thực hiện.
 - Cô mở nhỏ nhạc các bài hát về gia đình. 
 - Cô quan sát, động viên trẻ vẽ và tô màu thật đẹp.
 - Trẻ vẽ xong, cả lớp nhận xét tranh của bạn và cho trẻ nói trẻ đã vẽ những gì.
* Hoạt động 3: Hát và vận động “Nhà của tôi”.
Cô mở băng nhạc, cô và cả lớp cùng hát và vận động 1 –2 lần.
@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
TÊN HOẠT ĐỘNG : CẨN THẬN NHÉ !
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ đi đúng tư thế, bước từng bước một và khép chân lại, đầu không cúi, chân không dẫm vạch.
- Trẻ biết vịn thành ghế và mép ghế, bước từng chân lên xuống ghế.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, mạnh dạn khi thực hiện vận động. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Đường hẹp 35 cm.
- Ghế đẩu.
III/ TIẾN HÀNH:
* Khởi động: Trẻ đi, chạy các kiểu (kiễng gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, ) theo hiệu lệnh của cô.
* Trọng động:
 - Bài tập phát triển chung:
 + Tập các động tác thể dục sáng (trừ động tác hô hấp).
 + Chú ý động tác chân.
 - Vận động cơ bản: “Đi ngang bước dồn – Trèo lên xuống ghế”
 + Đội hình: 	 x	 x	x	x	x	
 x ========= 
	 x =========
	 x	x	x	x	x	
 + Cô thực hiện kết hợp giải thích: Đứng quay mặt sang 1 bên, tay chống hông, bước nhích từng chân một cho đến hết đường hẹp, đến ghế, tay vịn ghế bước từng chân một lên và xuồng ghế.
 + Mời 1 trẻ khác làm lại.
 + Cho lần lượt các trẻ được thực hiện.
 + Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua. 
 + Cô nhận xét trẻ.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi vung tay, hít thở nhẹ nhàng quanh sân tập.
@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH 
Thời gian: 2 tuần (Từ ngày 14/ 11 đến 25/ 11/ 2011)
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu về các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc trong gia đình.
- Biết quan tâm tới gia đình, có thái độ đúng mực với mọi người: kính trên – nhường dưới.
- Biết cần phải ăn – uống – mặc phù hợp để khoẻ mạnh.
- Biết tên gọi, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng và sử dụng hợp lý các đồ dùng trong nhà.
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm như: ổ điện, ao hồ, 
- Biết giữ gìn, bảo vệ các đồ dùng trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
* Góc Phân Vai: - Đồ chơi nấu ăn: xoang, bếp, chảo, dao, thớt, 
 - Đồ chơi ăn uống: chén, đĩa, ly, muỗng, 
 - Búp bê.
	 - Đồ chơi thợ làm đầu. Đồ chơi bán hàng.
* Góc xây dựng: - Các khối gỗ, khối nhựa, lõi fim, khối xốp.
- Mô hình nhà. Bộ lắp ráp bằng nhựa. 
- Cây, hoa, cỏ nhựa, 
* Góc thiên nhiên: Cây cảnh, Nước, bình tưới nước, chai nhựa.
* Góc nghệ thuật: - Giấy vẽ, giấy màu, giấy các-tông, 
 - Bút sáp, kéo, hồ dán, băng keo, đất nặn, 
 - Vỏ hộp sữa, chén giấy, chai nước rửa chén, ống plussz,
 - Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, thanh gõ, máy hát,
* Góc học tập: - Tranh truyện thiếu nhi. Tranh kể chuyện theo hình.
 - Tranh ảnh về gia đình, về các đồ dùng trong gia đình.
 - Tranh, mô hình minh hoạ thơ – truyện trong chủ đề “Gia đình”.
 - Hột hạt, nút, đồ chơi xâu vòng. Giấy, kéo, hồ dán, 
	* Đồ dùng học tập: - Vật thật một số ĐD trong gia đình: Chén, ly, xoang, 
 - Tranh minh hoạ truyện “Cô bé ống tre”.
 - Tranh minh hoạ đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”
 - Đồ dùng học toán số lượng 3.
 - Vở tạo hình, vở bé học toán.	 
 - Tranh đồ dùng bằng gỗ: Giường, tủ, bàn ghế.
	 - Túi cát, vật đích.
III/ KẾ HOẠCH TUẦN 1: (Từ ngày 14/11 đến ngày 18/11/ 2011) 
 Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Trò chuyện về 2 ngày nghỉ của gia đình trẻ: Làm gì, có tổ chức liên hoan hay nấu ăn không, có khách đến không?
- Trò chuyện về 

File đính kèm:

  • docBai 1 chu diem gia dinh.doc