Đề tài Nâng hiệu quả môn Tiếng việt ở lớp 4

 

A- PHẦN MỞ ĐẦU

 I - Lí do chọn đề tài .

 II - Mục đích cua đề tài.

 III - Giới hạn của đề tài.

 IV - Phương pháp nghiên cứu.

 B - PHẦN NỘI DUNG.

Chương I : Nhừng cơ sở khoa học của một só thao thác nhân diện biệt từ.

 I. Cơ sở lí luận.

 1. Cơ sở ngôn ngữ học.

 2. Cơ sở tâm lí giáo dục.

ChươngII: Cơ sở thục tiễn.

 1 - Chương trình sách giáo khoa về phân môn.

Chương III: Thực nghiệm .

 I - Giới thuyết chung.

 II – Trình bầy giáo án thực nghiệm.

 III - Kết quả thự nghiệm.

C. PHẦN KẾT LUẬN.

 Thư mục tài liệu tham khảo.

 

doc153 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng hiệu quả môn Tiếng việt ở lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu đạt khái niệm (về sự vật, hiện tượng) thì tổ hợp ấy là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai từ đơn.
 Có những tổ hợp mang tính chất trung gian nghĩa là nó mang đặc điểm của cả hai loại ( từ ghép và cụm từ tự do). Lại có những tổ hợp mang nhiều đặc điểm của loại này, nghiêng về, thiên về loại này mà ít mang đặc điểm của loại khác. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ta sẽ kết luận tổ hợp này hoặc tổ hợp kia thiên về từ ghép ( một từ ) hay thiên về cụm từ tự do (nhiều từ).
 Tóm lại, đối với các tổ hợp mang tính “lưỡng khả” (hai khả năng hai cách hiểu) như ở trên, nếu giáo viên xử lí mộ cách thoả đáng, có cơ sở khoa học thì việc xác định nhận biết từ cũng chính là một việc vạch ranh giới trong văn bản sẽ diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng và kết quả đạt được sẽ chính xác.
 Về kiểu từ ghép thì có từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Xét về cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tổng hợp ( hợp nghĩa) và từ ghép phân loại (phân nghĩa) khác nhau, đó cũng là: ở từ ghép hợp nghĩa có thể đảo vị trí. Ví dụ: quần áo áo quần. Và ở từ ghép hợp nghĩa có thể đảo vị trí như vậy chính là do tập quán, tâm lí của từng nơi, từng vùng.
 Ví dụ: “ông bà” không thể đảo là “bà ông”.
 Cách nói từ ghép có nghĩa phân loại – nghĩa là trong kiểu từ ghép này, tiếng chính đứng trước chỉ loại sự vật chung, tiếng phụ đứng sau chỉ có tác dụng phân loại sự vật lớn đo thành những sự vật nhỏ hơn. Ví dụ trong các từ ghép: thợ mộc, thợ nề, thợ hàn, thộ mỏ, thợ may, tiếng “thợ” chỉ sự vật lớn, khái quát, các tiếng mộc, nề, hàn, mỏ, may, .chỉ loại sự vật nhỏ, cụ thể. Các ví dụ khác tương tự:
-Hoa hông, hoa huệ, hoa lan,.
-Cá mè, cá chép, cá rô, cá trê,
-Xe đạp, xe bò, xe máy,.
 Còn cách nói từ ghép “có nghĩa tổng hợp” cũng cần được hiểu là nghĩa của từ ghép này chung hơn, khái quát hơn, tổng hợp hơn so với nghĩa của từng tiếng. Ví dụ: nghĩa của ghép “đất nước” khái quát hơn, tổng hợp hơn nghĩa của tiếng “đất” và tiếng “nước” (Nghĩa của từ ghép “đất nước” chỉ tổ quốc, quốc gia chứ không chỉ bó hẹp cụ thể như nghĩa của tiếng “đất”, tiếng “nước”)
 Khi giảng dạy từ ghép cho học sinh tiểu học, giáo viên cần chú ý:
 - lưu ý học sinh đặc trưng cơ bản nhất của từ ghép:
 Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. Như vậy, nghĩa là cả 2, 3 hoặc 4 tiếng trong từ đều tập chung gọi tên một sự vật, hiện tượng, biểu đạt một khaí niệm. Các tiếng trong từ ghép, là quan hệ về nghĩa.
 Nếu học sinh nắm chắc các đặc chưng nói trên của từ ghép thì việc nhận biết biết, nhận diện từ ghép trong văn bản của học sinh sẽ không gặp khó khăn mà có nhiều thuận lợi dễ dàng hơn. 
 Trong thực tiền dạy học cho thấy: nhiều học sinh khi hỏi về lí thuyết thì nói rất trôi chảy, rất đúng, khi làm các bài tập thực hành thì lại rất lúng túng thường làm bài không đạt yêu cầu. Điều này có nghĩa là khi chủ động vận dụng những kiến thưc đã học, học sinh tỏ ra yếu kém, thiếu chắc chắn. Vì vậy giáo viên cần thực hiện phương châm “hạn chế lí thuyết, tăng cường thực hành” trong giàng dạy tiếng việt nói chung, giảng dạy các bài lí thuyết về từ nói riêng. Cần đặc biệt coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
 Hai kiểu bài tập cơ bản mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh rèn luyện vẫn là bài tập nhận biết từ ghép và sử dụng từ ghép trong thực tiễn nói viết.
 Ví dụ: kiểu bài tập nhận biết nói chung, từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp nói riêng có thể một số dạng nhỏ như:
 + Phân loại các từ dưới đây thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp:
 VD: xa lạ, xanh um, xe tải, xe máy, sân trường, xinh đẹp, gắn bó, san sẻ, ấm no,...
 + Dùng tiếng “mưa” và tiếng “gió” ghép với một tiếng chỉ kiểu mưa, kiểu gió (VD: mưa phun, gió bấc) và cho biết các từ ghép đó thuộc loại gì ?
 +, So sánh 2 từ ghép sau đây: bánh trái, bánh rán.
a- Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)?
b- Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ phạm vi nghĩa tiếng việt thứ nhất)?
+ Viết các từ ghép in đậm trong những câu sau đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép.
a- Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hoả thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời
 (Theo Tô Ngọc Hiến)
b- Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm núi rừng. Những gò đồng, bãi bờ với những mảng mầu xanh, nâu, vàng,trắng nhiều hình dạngkhác nhau gợi những bức tranh nhiều mầu sắc. 
 (Theo Trần Lê Vân) 
 Từ ghép có nghĩa tổng hợp : M : ruộng đồng
 Từ ghép có nghĩa phân loại : M : đường ray
C – Từ Láy : 
 Từ láy trong tiếng việt được tạo ra bằng cách láy lại toàn bộ hay một bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng việt gốc có nghĩa. Ví dụ:
-Láy lại toàn bộ Láy toàn bộ:
 Xanh ->xanh xanh
 Xinh ->xinh xinh
-Láy bộ phận Láy bộ phận:
 May -> may mắn
 Sạch ->sạch sành sanh
 Rối ->bối rối
 Thò ->thập thò
 Phập -> phập phồng
 Xung quanh việc xác định khai niệm “Từ láy”, việc nhận diện từ láy cần chú ý mấy điểm sau đây:
 1- Ngoài những từ láy có tiếng gốc rõ nghĩa ( như các từ được dẫn ra ở trên ), còn có những từ láy trong đó không xác được tiếng gốc. Ví dụ: thướt tha, lửng thửng, nơm nớp (nớp được dùng với nghĩa là sợ ) nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, lác đác, dí dỏm,
 Chính vì đòi hỏi phải có tiếng gốc rõ nghĩa cho nên có những từ đơn đa âm tiết, giữa các âm tiết có quan hệ láy nhưng không phải là những từ láy đích thực: quả chôm chôm, chim điên điến,
 Cũng có những âm tiết tự chúng không có ý nghĩa nhưng chúng có hình thức ngữ âm có khả năng gợi tả cảm giác: hổn hển, thở hi hóp, cười khanh khách.những từ này cũng là các từ láy.
 2- Có một số từ đó một trong hai tiếng đã mất nghĩa (tiếng mất nghĩa thường đứng sau) VD: chùa chiền, tuổi tác, đất đai, chim chóc, thịt thà, gậy gộc, cây cối, máy móc, bạn bề,  Nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép hợp nghĩa). Dưới góc độ đồng đại và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa hai tiếng ta có thể coi những từ này là từ láy cho tiện.
 3- Trong tiếng việt, còn có một số từ mà các tiếng (âm tiết) trong từng từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu. VD:
 - ồn ã, ấp úng, ép uổng, êm ái, im ắng, uể oải, ê a, ế ăm, ít ỏi, (những từ được xác định tiếng gốc)
 - ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, óc ách, ỏn ẻn, õng cọ, ỡm ờ, âm oẹ, ánh ỏi,.( Những từ không xác định được tiếng gốc ).
 Thoạt nhìn và đối chiếu với từ láy, ta đẽ nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy. Các từ này đều giống nhau về hình thức ngữ âm đó là cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Nói cách khác, trong những từ láy này, sự vắng mặt phụ âm đầu đều được láy lại, lặp lại. Lại có quan niệm cho rằng, ở mọi vị trí đầu của mỗi tiếng (âm tiết) trong từng từ láy này tồn tại một phụ âm tắc, thânh hầu(phương thức pháp âm phụ âm này là phương thức tắc, bộ phận trong máy pháp âm tham gia cấu âm là thanh hầu), những phụ âm đó không được biểu hiện rèn chữ viết ( giống như trong 6 thanh điệu tiếng việt, co một thanh khônh dấu, gọi là thanh ngang ). Nếu hiểu như vậy thì các từ láy nói trên được xếp vào kiểy láy âm ( láy phụ âm đầu)
 4. Khi nhận biết từ láy, không nên để hình thức chữ viết của các từ “đánh lừa” . Ví dụ, còn hiểu rằng hững từ như: cuống quít, cồng kềnh, cũ kĩ, cáu kỉnh, kém cỏi rèn cựa, kề cà,là những từ láy âm (phụ âm đầu “ cờ” kí hiệu là “K” được lặp lại và ghi bằng nhiều con chữ khác nhau.
 5. Từ láy đôi toàn bộ (còn gọi là từ láy tiếng) có một số dạng biến thể đáng chú ý:
+ Láy đôi toàn bộ có biến đổi thanh điệu ở tiếng đứng trước. Ví dụ:
 đỏ đỏ -> đo đỏ
 mặn mặn-> mằn mặn
 nhẹ nhẹ-> nhè nhẹ
 nhỏ nhỏ -> nho nhỏ
 Sở dĩ có những biến thể này có thể tác động của luật hài thanh ( kết hợp âm thanh do nhưng qui tắc nhất định cho êm tai).
+ Từ láy đôi toàn bộ có thể biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu ở tiếng đứng trước. Cụ thể dạng đầy đủ và dạng đã biến đổi của những từ này là:
 đẹp đẹp -> đèm đẹp
 tốt tốt -> tôn tốt
 khác khác-> khang khác
 thích thích-> thinh thích
 - Về thanh điệu: chuyển từ hai thanh điệu lặp lại nhau (đẹp đẹp, tốt tốt,) sang hai thanh điệu cùng nhóm: sắc-hỏi-ngang;huyền-ngã-nặng( đèm đẹp, tôn tốt), ở tiểu học cách sử dụng sử lí các từ (đèm đẹp, tôn tốt, khang khác, thinh thích và các từ khác như chênh chếch, thoăn thoắt,) thao cách khác. Cụ thể đối chiếu các từ trên với định nghĩa về từ láy và cách kiểu từ láy trong sách giáo khoa tiểu học ta có thể xếp cách từ này thep kiểu theo từ láy âm( láy phụ âm đầu). Cách sử lí này có tính tới đặc trưng về tính trực quan trong tư duy của học sinh tiểu học và giúp các em đễ dàng nhận biết, đễ phân loại của từ láy nói trên.
 *Về nghĩa của từ láy là nghĩa được hình thành từ nghĩa của tiếng gốc. Có những từ láy như: xanh xanh, tim tím, đo đỏ, nhè nhẹ, đèm đẹp,vui vui,có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của các tiếng gốc: xanh, tím, đỏ, nhe, đẹp, vui. Bên cạnh đó có những từ láy như: bực bội, thăm thẳm, bừng bừng, ầm ầm, sạch sành sanh, xốp xồm xộp,có nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc: bực, thẩm, bừng, ầm, sạch, xốp. Mà có những từ láy so với nghĩa của tiếng gốc thì nghĩa nó có những sắc thái rất mới mẻ, tinh tế, cụ thể, rõ nết, xác định hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao hơn. Ví dụ:
 Nhỏ-> nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nhỏ nhặt, quanh -> quanh co, quanh quẩn, quanh quất, quanh quéo, lạnh -> lạnh lùng, lạnh lẽo.
 Một số từ láy có cùng kiểu cấu tạo, có chunh một khuôn vần, từ đó có chung một kiểu nghĩa rất đặc biệt và không kém phàn tinh tế. Ví dụ: những từ láy có cùng mô hình cấu tạo x“ấp”_xy(x là phụ âm đầu, “ấp” là vần của tiếng láy, y là phần của tiếng gốc ) như khấp khểnh, gập gềnh, lấp ló, lập loè,thường diền tả trạng thái của sự vật một cách đều đặn trong thế giới khách quan. Tóm lại nghĩa của từ láy khá phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ, có giá trị biểu hiện, biểu cảm rất cao.
 Sách giáo khoa tiểu học có định nghĩa từ láy như sau:
 Phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giố

File đính kèm:

  • docde tai tot nghiep dai hoc.doc