Đề 02 thi tuyển sinh cao đẳng năm 2008 môn thi: hoá học, khối a

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số

mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là

A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C4H10O2. D. C3H8O2.

Câu 2: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử

duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

A. y = 2x. B. x = y. C. x = 4y. D. x = 2y.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 02 thi tuyển sinh cao đẳng năm 2008 môn thi: hoá học, khối a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 2.
Câu 9: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4
0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối
khan là
A. 38,93 gam.	B. 25,95 gam.	C. 103,85 gam.	D. 77,86 gam.
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 300 ml.	B. 200 ml.	C. 150 ml.	D. 400 ml.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 21,6 gam.	B. 10,8 gam.	C. 43,2 gam.	D. 64,8 gam.
Câu 12: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
A. Mg.	B. Ca.	C. Sr.	D. Ba.
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 20,50 gam.	B. 11,28 gam.	C. 9,40 gam.	D. 8,60 gam.
Câu 14: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, H-COO-CH3.	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.	D. H-COO-CH3, CH3-COOH.
Câu 15: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 1.
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)
A. Al và Cl.	B. Al và P.	C. Na và Cl.	D. Fe và Cl.
Câu 17: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản
ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 6,0 gam.	B. 4,4 gam.	C. 8,8 gam.	D. 5,2 gam.
Câu 18: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 3,36.	C. 2,80.	D. 3,08.
Câu 19: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl.	B. NaCl và Ca(OH)2.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2.	D. Na2CO3 và Na3PO4.
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
NaOH ⎯+⎯dd⎯X⎯® Fe(OH)
⎯+⎯dd⎯Y⎯® Fe (SO )
⎯+⎯dd⎯Z⎯® BaSO .
2	2	4 3	4
Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.	B. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.	D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. cho nhận.	B. ion.	C. cộng hoá trị.	D. kim loại.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là
A. Fe2(SO4)3.	B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3 và H2SO4.	D. FeSO4 và H2SO4.
Câu 23: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm
A. một este và một rượu.	B. một axit và một este.
C. một axit và một rượu.	D. hai este.
Câu 24: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. NO.	B. NO2.	C. N2.	D. N2O.
Câu 25: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,224.	B. 0,448.	C. 0,896.	D. 1,120.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2
bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
A. 35% và 65%.	B. 75% và 25%.	C. 20% và 80%.	D. 50% và 50%.
Câu 27: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC)
thì số ete thu được tối đa là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 28: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và
1,07 gam kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam.	B. 7,04 gam.	C. 7,46 gam.	D. 3,52 gam.
Câu 29: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH
của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (4), (1), (2), (3).	B. (2), (3), (4), (1).	C. (3), (2), (4), (1).	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 30: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag.	B. Al, Fe, Cu.	C. Fe, Cu, Ag.	D. Al, Fe, Ag.
Câu 31: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. H2N-(CH2)5-COOH.	B. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.	D. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
Câu 32: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
⎯	2	2
A. FeCl2 + H2S ⎯⎯® FeS + 2HCl.	B. 3O2 + 2H2S
⎯to ® 2H O + 2SO .
C. Cl2 + 2NaOH ⎯⎯® NaCl + NaClO + H2O. D. O3 + 2KI + H2O ⎯⎯® 2KOH + I2 + O2.
Câu 33: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-COO-CH2-CH3.	B. CH3-CH2-COO-CH=CH2.
C. CH3 -COO-CH=CH-CH3.	D. CH2=CH-CH2-COO-CH3.
Câu 34: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC4H8COOH.	B. H2NC3H6COOH.	C. H2NC2H4COOH.	D. H2NCH2COOH.
Câu 35: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng:
C4H6O4 + 2NaOH ® 2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất
T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 118 đvC.	B. 44 đvC.	C. 82 đvC.	D. 58 đvC.
Câu 36: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.	B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.	D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
Câu 37: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Fe.	B. Al.	C. Ag.	D. Zn.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
A. 25,8.	B. 12,9.	C. 22,2.	D. 11,1.
Câu 39: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 40: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C3H6O, C4H8O.	B. C2H6O, C3H8O.	C. C2H6O2, C3H8O2.	D. C2H6O, CH4O.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
A. HCHO.	B. (CHO)2.	C. CH3CHO.	D. C2H5CHO.
Câu 43: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 44: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số
chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II
Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (6 câu, từ câu 45 đến câu 50):
Câu 45: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Na và Fe.	B. Mg và Zn.	C. Al và Mg.	D. Cu và Ag.
Câu 46: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. CH3COOH, CH3OH.	B. C2H4, CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH.	D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 47: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V 

File đính kèm:

  • docCĐ 2008.doc
Giáo án liên quan