Chuyên đề Hợp chất của nhôm (tiếp theo)

NHÔM OXIT

Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tác dụng với nước và không tan trong nước. Nóng chảy ở 20500C.

Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng ngậm nước và khan.

Dạng ngậm nước như boxit Al2O3.nH2O, nguyên liệu để sản xuất nhôm.

Dạng khan như emeri, codrindo

 

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hợp chất của nhôm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶNG CÔNG ANH TUẤN
HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. NHÔM OXIT
Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tác dụng với nước và không tan trong nước. Nóng chảy ở 20500C. 
Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng ngậm nước và khan.
Dạng ngậm nước như boxit Al2O3.nH2O, nguyên liệu để sản xuất nhôm.
Dạng khan như emeri, codrindo
Emeri có độ cứng cao, dùng làm đá mài.
Corindon có lẫn Cr2O3, ngọc có màu đỏ gọi là rubi.
Corindon có lẫn TiO2 và Fe3O4, ngọc có màu xanh là saphia.
Al2O3 rất bền vững, do lực hút giữa Al3+ và O2- rất mạnh.
Al2O3 có tính lưỡng tính, nên nó phản ứng với dung dịch axit và dung dịch kiềm
II. NHÔM HIDROXIT
Al(OH)3 không bền với nhiệt
Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
III. NHÔM SUNFAT
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O
Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy (làm giấy không thấm nước), chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước, 
IV. NHẬN BIẾT 
V. DẠNG TOÁN
1. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M được 7,8 gam kết tủa. Tính V.
Bài giải
Theo đề: 
Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol OH-.
Theo đề, số mol kết tủa bằng 0,1 mol. Dựa vào đồ thị ta tìm được hai giá trị về số mol CO2:
Tại A: 
Tại B: 
Tổng quát:
Bài 2. Cho 500 ml dung dịch HCl vào 200 ml dung dịch Na[Al(OH)4] 1,5M được 15,6 gam kết tủa. Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl.
Bài giải
Theo đề ta có:
Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol H+.
Theo đề, số mol kết tủa bằng 0,2 mol. Dựa vào đồ thị ta tìm được hai giá trị về số mol kết tủa.
Tại A: 0,2 mol Þ CM = 0,4M
Tại B: 0,6 mol Þ CM = 1,2M
Tổng quát
BÀI TẬP
Cho 21 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thể tích của dung dịch NaOH là:
A. 200 ml
B. 300 ml *
C. 400 ml
D. 350 ml
Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch KOH dư được 
A. 5,8 gam *
B. 7,8 gam
C. 13,6 gam
D. 8,7 gam
Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 7,8 gam
B. 9,36 gam
C. 3,12 gam
D. 4,86 gam
Cho V lít dung dịch NaOH 0,5 M vào 100 dung dịch Al(NO3)3 1M được được 3,9 gam kết tủa. Thể tích của dung dịch NaOH là:
A. 300 ml hoặc 500 ml
B. 700 ml hoặc 900 ml
C. 300 ml hoặc 700 ml
D. 400 ml hoặc 600 ml
Cho V lít dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch Na[Al(OH)4] 1M được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 250 ml
B. 150 ml
C. 700 ml
D. 100 ml
Cho 450 ml dung dịch NaOH 1M hoặc 650 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 đều thu được một lượng kết tủa là 11,7 gam. Nồng độ mol của AlCl3 là:
A. 1 M
B. 1,5 M
C. 1,2 M
C. 3 M
Cho 100 ml dung dịch HCl 1M hoặc 380 ml dung dịch HCl 1M vào V lít dung dịch Na[Al(OH)3] 1M. Giá trị của V là:
A. 0,12 lít *
B. 0,10 lít
C. 0,24 lít
C. 0,21 lít
Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,128	
B. 2,568	
C. 5,064	
D. 1,560	
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. 	
B. 1. 	
C. 3. 	
D. 2.
Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,17. 	
B. 1,95. 	
C. 1,59.	
D. 1,71. 	
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)
A. 1,8. 	
B. 2. 	
C. 2,4. 	
D.1,2.
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
A. 0,25.	
B. 0,05.	
C. 0,45.	
D. 0,35.	
Trong một cốc đựng hoá chất là 200 mL dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc đó 200 mL dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu được một kết tủa. Đem kết tủa sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Vậy a bằng
A.1,5 M
B.1,5 M hoặc 3,0 M	
C.1,5 M hoặc 7,5 M*
D.1,0 M hoặc 1,5 M	
Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, và . Để kết tủa hết ion có trong 250 mL dung dịch X cần 50 mL dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 mL dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 mL dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l là :
A.	0,2 M
B.	0,3 M	
C.	0,3 M
D.	0,6 M *
Cho 200ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M người ta nhận thấy khi dùng 220ml dung dịch NaOH hay dùng 60ml dung dịch NaOH trên thì vẫn thu được lượng kết tủa bằng nhau. Tính nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu.
A. 0,125M.	
B. 0,25M	
C. 0,075M.	
D. 0,15M
Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao thu được chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hai oxit kim loại đó là:
A. Al2O3, Fe2O3.	
B. Al2O3, CuO.	
C. Fe2O3, CuO.	
D. Al2O3, Fe3O4.
Cho a gam nhôm tác dụng với b gam Fe2O3 thu được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) một khí không màu, hóa nâu trong không khí. Khối lượng nhôm đã dùng là:
A. 2,7 g.	*	
B. 5,4 g.	
C. 4,0 g.	
D. 1,35 g.
Đốt nóng hỗn hợp bột Al và Fe3O4 không có không khí đến phản ứng hoàn toàn. Chia đôi chất rắn thu được, một phần hoà tan bằng dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc), phần còn lại hoà tan hết trong dung dịch HCl thoát ra 26,88 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 54 g Al và 139,2 g Fe3O4. 
B. 27 g Al và 69,6 g Fe3O4.*
C. 29,9 g Al và 67,0 g Fe3O4. 	
D. 81 g Al và 104,4 g Fe3O4.
Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH dư được V1 lít khí. Mặt khác cũng hòa tan m gam Al trên trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được V2 lít sản phẩm khử duy nhất là nitơ. Các thể tích V1, V2 đều đo ở cùng điều kiện. Tỷ số V1/V2 bằng 
A. 5/1. * 
B. 1/5. 
C. 1/1. 
D. 5/2. 
11,2 lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm về thể tích của clo và oxi trong hỗn hợp A lần lượt là 
A. 54% và 46%.	
B. 46% và 54%. 	 
C. 48% và 52%.	* 	
D. 32% và 68%. 
Cho 5,1 gam hỗn hợp nhôm và magie tác dụng với khí clo dư (trong điều kiện không có oxi) thu được 23,15 gam hỗn hợp hai muối clorua. Thể tích khí H2 thu được khi hoà tan hết 10,2 gam hỗn hợp kim loại trên trong dung dịch HCl dư là 
A. 5,6 lít. 	
B. 2,8 lít. 	 	
C. 11,4 lít. *	 	
D. 8,4 lít. 
Hỗn hợp A nặng 47,75 gam gồm Ba và Al tan hết trong nước dư cho ra dung dịch chỉ chứa một chất duy nhất là muối. Khối lượng (gam) của Ba trong hỗn hợp là 
A. 34,25. *	
B. 39,045. 	
C. 27,40. 	
D. 20,35. 
Chia 3,59 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Zn và Mg làm hai phần đều nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị bằng 
A. 3,584. * 	
B. 5,678. 	
C. 3,456. 	
D. 4,336.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 14,6gam bột (Zn và ZnO tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1. Rửa sạch X1 bằng dung dịch NH3 dư rồi nung kết tủa thu được ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Giả sử hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng X2 là
A. 16,71 gam.	 
B. 0,51 gam.*	 
C. 8,61 gam. 	 
D. 16,20 gam.
Hoà tan m gam hỗn hợp X chứa Al và Ba vào một lượng nước dư thu được 17,92 lít H2 (đktc). Nếu hoà tan m gam X trên vào dung dịch NaOH dư thì thu được 24,64 lít lít H2 (đktc). Khối lượng m bằng
A. 17,3 g. 
B. 43,6 g. * 
C. 62,1 g.	 
D. 52,7 g. 
Một dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol Al2(SO4)3 và 0,02 mol Na2SO4. Thêm dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 vào dung dịch trên thì khối lượng kết tủa sinh ra là 
A. 13,98 gam. 	 
B. 3,12 gam.	 
C. 16,31 gam. * 
D. 17,10 gam.
Thêm HCl vào 100 mL dung dịch NaOH 1 M và Na[Al(OH)4] 1 M. Khi kết tủa thu được là 6,24 gam, thì số mol HCl đã dùng là :
A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol
B. 0,18 mol	
C. 0,26 mol
D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol
Thể tích dung dịch NaOH 0,1M tối thiểu cần cho vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,02 mol AlCl3 để lượng kết tủa thu được là cực đại bằng :
A. 300 ml
B. 600 ml	
C. 700 ml	
D. 800 ml

File đính kèm:

  • docHop chat cua nhom.doc