Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12

Câu 1.

Phương trình tọa độ của một chất điểm M dao động điều hòa có dạng: x = 6sin(10t-π) (cm).

Li độ của M khi pha dao động bằng là

A. x = 30 cm B. x = 32 cm

C. x = -3 cm D. x = -30 cm

Câu 2.

Một con lắc đơn có chiều dài 1 dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5s. Một con lắc đơn khác có chiều dài 2 dao động điều hòa có chu kì là T2 = 2 s. Tại nơi đó, chu kì của con lắc đơn có chiều dài  = 1 + 2 sẽ dao động điều hòa với chu kì là bao nhiêu?

A. T = 3,5 s B. T = 2,5 s

C. T = 0,5 s D. T = 0,925 s

Câu 3.

Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.

A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.

B. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.

C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.

D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

Câu 4.

Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm M có dạng

x = Asint (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc nào?

A. Vật qua vị trí x = +A

B. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương

C. Vật qua vị trí x = -A

D. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm

Câu 5.

Một vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 6cm thì chu kì dao động của con lắc lò xo là

 

doc48 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Young về giao thoa ánh sáng, hiệu khoảng cách từ hai khe đến một điểm A trên màn là . Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng . Số bức xạ đơn sắc bị triệt tiêu tại A là
A. 1 bức xạ.	B. 3 bức xạ. C. 4 bức xạ.	D. 2 bức xạ.
Câu 345.
Một lăng kính có góc chiết quang A, chiết suất n (n > 1) thay đổi theo màu sắc của ánh sáng đơn sắc. Một tia sáng trắng chiếu đến lăng kính dưới góc tới sao cho thành phần màu tím sau khi qua lăng kính có góc lệch đạt giá trị cực tiểu. Lúc đó thành phần đơn sắc đỏ sẽ
A. bị phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính.
B. có góc lệch đạt giá trị cực tiểu.
C. bắt đầu phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính.
D. ló ra ở mặt bên thứ hai.
Câu 346.
Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc đỏ và lục vào hai khe Young. Trên màn quan sát hình ảnh giao thoa, ta thấy hệ thống các vân sáng có màu
A. đỏ.	B. lục.	
C. đỏ, lục, vàng.	D. đỏ, lục, trắng.
Câu 347.
Ưu điểm tuyệt đối của phép phân tích quang phổ là
A. phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng.
B. xác định được tuổi của các cổ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học.
C. xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong một hợp chất.
D. xác định được nhiệt độ cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao trên bầu trời.
Câu 348.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ hấp thụ.
B. Quang phổ vạch phát xạ chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
D. Quang phổ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra là quang phổ liên tục.
Câu 349.
Hãy sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần của các sóng điện từ sau.
A. Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại.
Câu 350.
Tia tử ngọai có bước sóng
A. lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. nhỏ hơn bước sóng của tia X.
C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. không thể đo được.
Câu 351.
Thực hiện giao thoa ánh sáng có bước sóng l = 0,6mm với hai khe Young cách nhau a = 0,5mm. Màn ảnh cách hai khe một khoảng D = 2m. Ở các điểm M và N ở hai bên vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm 3,6mm và 2,4mm, ta có vân tối hay sáng?
A. Vân ở M và ở N đều là vân sáng.
B. Vân ở M và ở N đều là vân tối.
C. Ở M là vân sáng, ở N là vân tối.
D. Ở M là vân tối, ở N là vân sáng.
Câu 352.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,6mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh là D = 2m. Nguồn phát ánh sáng ánh sáng trắng. Hãy tính bề rộng của quang phổ liên tục bậc 2. Bước sóng của ánh sáng tím là 0,4mm, của ánh sáng đỏ là 0,76mm.
A. 2,4mm.	B. 1,44mm.	C. 1,2mm.	D. 0,72mm
Câu 353.
Khi nói về quang phổ, để hấp thụ được ánh sáng, vật hấp thụ phải có
A. thể tích nhỏ hơn thể tích của vật phát sáng.
B. khối lượng nhỏ hơn khối lượng của vật phát sáng.
C. nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của vật phát sáng.
D. chiết suất lớn hơn chiết suất của vật phát sáng.
Câu 354.
Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Tia Rơnghen do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
B. Tia Rơnghen được dùng chiếu điện nhờ có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Tia Rơnghen làm một số chất phát quang.
D. Tia Rơnghen có thể hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn.
Câu 355.
Chọn cụm từ thích hợp để điền vào phần còn thiếu : Nguyên tắc của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng quang học chính là hiện tượng  Bộ phận thực hiện tác dụng trên là 
A. giao thoa ánh sáng, hai khe Young.
B. tán sắc ánh sáng, ống chuẩn trực.
C. giao thoa ánh sáng, lăng kính.
D. tán sắc ánh sáng, lăng kính.
Câu 356.
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 = 0,51 mm và l2 . Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ l1 trùng với một vân sáng của l2. Tính l2 . Biết l2 có giá trị từ 0,6 mm đến 0,7mm.
A. 0,64 mm	B. 0,65 mm	C. 0,68 mm	D. 0,69 mm
Câu 357.
Trong những hiện tượng, tính chất, tác dụng sau đây, điều nào thể hiện rõ nhất tính chất sóng của ánh sáng?
A. Khả năng đâm xuyên.	B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng phát quang.	D. Sự tán sắc ánh sáng.
Câu 358.
Một tia sáng đi từ chân không vào nước thì đại lượng nào của ánh sáng thay đổi?
(I) Bước sóng. 	(II) Tần số. 	(III) Vận tốc.
A. Chỉ (I) và (II).	B. Chỉ (I) và (III).
C. Chỉ (II) và (III).	D. Cả (I) , (II) và (III).
Câu 359.
Dùng hai ngọn đèn giống hệt nhau làm hai nguồn sáng chiếu lên một màn ảnh trên tường thì
A. trên màn có thể có hệ vân giao thoa hay không tùy thuộc vào vị trí của màn.
B. không có hệ vân giao thoa vì ánh sáng phát ra từ hai nguồn này không phải là hai sóng kết hợp.
C. trên màn không có giao thoa ánh sáng vì hai ngọn đèn không phải là hai nguồn sáng điểm.
D. trên màn chắc chắn có hệ vân giao thoa vì hiệu đường đi của hai sóng tới màn không đổi.
Câu 360.
Thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 
l = 0,5 mm. Khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp là a = 2mm, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D = 2m. Tìm số vân sáng và số vân tối thấy được trên màn biết giao thoa trường có bề rộng L = 7,8mm.
A. 7 vân sáng, 8 vân tối.	B. 7 vân sáng, 6 vân tối.
C. 15 vân sáng, 16 vân tối.	D. 15 vân sáng, 14 vân tối.
Câu 361.
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm ba bức xạ đỏ, lục, lam để tạo ánh sáng trắng. Bước sóng của ánh sáng đỏ, lục, lam theo thứ tự là 0,64 mm; 0,54 mm; 0,48 mm. Vân trung tâm là vân sáng trắng ứng với sự chồng chập của ba vân sáng bậc k = 0 của các bức xạ đỏ, lục, lam. Vân sáng trắng đầu tiên kể từ vân trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của ánh sáng đỏ?
A. 24.	B. 27.	C. 32.	D. 2.
Câu 362.
Kết quả nào sau đây khi thí nghiệm với tế bào quang điện là không đúng?
A. Đối với mỗi kim loại làm catôt, ánh sáng kích thích phải có bước sóng l nhỏ hơn một giới hạn l0 nào đó.
B. Hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.
C. Cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm ánh sáng kích thích.
D. Khi UAK = 0 vẫn có dòng quang điện.
Câu 363.
Khi chiếu sóng điện từ xuống bề mặt tấm kim loại hiện tượng quang điện xảy ra nếu
A. sóng điện từ có nhiệt độ cao	
B. sóng điện từ có bước sóng thích hợp
C. sóng điện từ có cường độ đủ lớn	
D. sóng điện từ phải là ánh sáng nhìn thấy được
Câu 364.
Hiện tượng quang điện là quá trình dựa trên 
A. sự giải phóng các êlectron từ mặt kim loại do tương tác của chúng với phôtôn. 
B. sự tác dụng các êlectron lên kính ảnh. 
C. sự giải phóng các phôtôn khi kim loại bị đốt nóng. 
D. sự phát sáng do các êlectron trong các nguyên tử những từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp. 
Câu 365.
Tính vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện khi biết hiệu điện thế hãm là 12V. Cho e = 1,6.10-19 C; me = 9,1.10-31 kg.
A. 1,03.105 m/s	B. 2,89.106 m/s	
C. 4,12.106 m/s	D. 2,05.106 m/s
Câu 366.
Nguyên tử hiđrô nhận năng lượng kích thích, êlectron chuyển lên quỹ đạo N, khi êlectron chuyển về quỹ đạo bên trong sẽ phát ra
A. một bức xạ có bước sóng l thuộc dãy Banme
B. hai bức xạ có bước sóng l thuộc dãy Banme
C. ba bức xạ có bước sóng l thuộc dãy Banme
D. không có bức xạ có bước sóng l thuộc dãy Banme
Câu 367.
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?
A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng
B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào
C. Êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn
D. Êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại
Câu 368.
Để triệt tiêu dòng quang điện ta phải dùng hiệu thế hãm 3V. Cho 
e = 1,6.10-19 C; me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện bằng
A. 1,03.106 m/s	B. 1,03.105 m/s
C. 2,03.105 m/s	D. 2,03.106 m/s
Câu 369.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.
B. Trong cùng môi trường ánh sáng truyền với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt; mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn.
D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng.
Câu 370.
Chọn câu trả lời đúng.
A. Quang dẫn là hiện tượng dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng.
B. Quang dẫn là hiện tượng kim loại phát xạ êlectron lúc được chiếu sáng.
C. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp.
D. Quang dẫn là hiện tượng bứt quang êlectron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn.
Câu 371.
Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô ở một trong các mức năng lượng cao L, M, N, O, nhảy về mức năng lượng K, thì nguyên tử hiđrô phát ra vạch bức xạ thuộc dãy
A. Laiman	B. Banme	C. Pasen	D. Thuộc dãy nào là tùy thuộc vào eletron ở mức năng lượng cao nào.
Câu 372.
Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của êlectron quang điện bật ra khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với êlectron hấp thu 
A. toàn bộ năng lượng của phôtôn.
B. nhiều phôtôn nhất.
C. được phôtôn có năng lượng lớn nhất.
D. phôtôn ngay ở bề mặt kim loại.
Câu 373.
Dựa vào đường đặc trưng vôn-ampe của tế bào quang điện, nhận thấy trị số của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào
A. bước sóng của ánh sáng kích thích.
B. cường độ chùm sáng kích thích.
C. bản chất kim loại làm catôt.
D. bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catôt.
Câu 374.
Trong thí nghiệm về tế bào quang điện, khi thay đổi cường độ chùm sáng kích thích thì sẽ làm thay đổi
A. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện.
B. hiệu điện thế hãm.
C. cường độ dòng quang điện bão hòa.
D. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện và cường độ dòng quang điện bão hòa.
Câu 375.
Giới hạn quang điện l0 của natri lớn hơn giới hạn quang điện l0’ của đồng vì 
A. natri dễ hấp thu phôtôn hơn đồng.
B. phôtôn dễ xâm nhập vào natri hơn vào đồng.
C. để tách một êlectron ra khỏi bề mặt tấm kim loại làm bằng natri thì cần ít năng lượng hơn khi tấm kim loại làm bằng đồng.
D. các êl

File đính kèm:

  • docCau hoi trac nghiem vat ly 12.doc