Bài giảng Tuần 32 - Tiết 61: Glucozơ

A. MỤC TIÊU

 - Nắm được công thức, tính chất và ứng dụng của glucozơ

 - Viết được các phản ứng tính chất hoá học của glucozơ ( tráng bạc )

 - Biết tính được lượng glucozơ cần thiết trong bài toán thực tế

B. CHUẨN BỊ

 Glucozơ;dd AgNO3;dd NH3; ống nghiệm; đèn cồn; cốc thuỷ tinh; kiềng; lưới amiăng

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 32 - Tiết 61: Glucozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32	Ngày soạn:01.04.11
Tiết 61	Ngày dạy:08.04.11
Glucozơ (C6H12O6)
Ptk:180
a. mục tiêu
 - Nắm được công thức, tính chất và ứng dụng của glucozơ
 - Viết được các phản ứng tính chất hoá học của glucozơ ( tráng bạc )
 - Biết tính được lượng glucozơ cần thiết trong bài toán thực tế
b. chuẩn bị
	Glucozơ;dd AgNO3;dd NH3; ống nghiệm; đèn cồn; cốc thuỷ tinh; kiềng; lưới amiăng
c. hoạt động dạy học
I. Đặt vấn đề
	Chúng ta vẫn thường xuyên ăn hoa quả, tại sao trong hoa quả chín lại có vị ngọt khác với vị ngọt của mía? Có phải là chất đường mía?
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc đó
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Trạng thái tự nhiên
- Cho HS quan sát tranh một số trái cây và giới thiệu: Glucozơ có trong quả chín (nhiều nhất trong nho chín ) 
HS nghe GV giới thiệu và đọc Sgk
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí
Cho HS quan sát glucozơ dạng tinh thể
Nhận xét tính chất của glucozơ?
- Hoà glucozơ vào nước 
Nhận xét tính tan của glucozơ?
HS quan sát và trả lời:
Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học
TN: Làm phản ứng tráng gương
Nhận xét hiện tượng xảy ra?
Yêu cầu HS viết phương trình hoá học
GV: Thực chất, trong phản ứng glucozơ phản ứng với phức chất của Ag, để đơn giản ta chỉ viết Ag2O
* Nêu cách sản xuất rượu etylic?
Tại sao cái rượu ăn có vị ngọt?
GV giải thích: Do có glucozơ chuyển hoá thành rượu
1. Phản ứng tráng gương
HS: Có lớp Ag bám vào thành ống nghiệm
C6H12O6+ Ag2OC6H12O7 + 2Ag
 Axit gluconic
Phản ứng trên dùng để tráng gương, phích
Phản ứng trên gọi là phản ứng tráng gương
2. Phản ứng lên men rượu
HS nêu cách sản xuất rượu rượu từ tinh bột
Viết pthh theo giới thiệu của GV:
C6H12O6 2C2H5OH + 2 CO2
Hoạt động 4: IV. Glucozơ có những ứng dụng gì?
- Cho HS quan sát hình vẽ Sgk và liên hệ với thực tế
Nêu những ứng dụng của glucozơ?
HS quan sát Sgk và nêu ứng dụng của glucozơ
III. Củng cố – Luyện tập
	- Nhắc lại những kiến thức đã học về glucozơ
	- Làm bài tập 2 tr 152 – Sgk
	a/ Dùng phản ứng tráng bạc để nhận biết glucozơ, còn lại là rượu etylic
	b/ Dùng quỳ tím nhận biết được axit axetic, dung dịch còn lại là glucozơ
	- Làm bài tập 3 Sgk
	Khối lượng glucozơ cần lấy: 500.5%= 25g
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc kiến thức đã học về glucozơ: tính chất, ứng dụng
	- Làm bài tập: 1 ; 4 tr 152 – Sgk
**************************************
Tuần 32	Ngày soạn:01.04.11
Tiết 62	Ngày dạy:13.04.11
Saccarozơ (c12h22o11)
PTK: 352
a. mục tiêu
 - Biết được trạng thái tự nhiên, công thức, tính chất, ứng dụng của saccarozơ
 - Viết được các phương trình hoá học các tính chất của saccarozơ
 - Liên hệ được với thực tế và thấy được nền công nghiệp đường mía ở nước ta
b. chuẩn bị
	C12H22O11; dd AgNO3; dd NH3; dd H2SO4
	ống nghiệm; đèn cồn; cốc thuỷ tinh; kiềng; lưới amiăng
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Nêu tính chất của glucozơ
	- Tại sao phản ứng của glucozơ với Ag2O lại gọi là phản ứng tráng gương?
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 152 – Sgk
	Đáp số: Khối lượng glucozơ cần dùng: 50g
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Trạng thái tự nhiên
- Đường được sản xuất từ đâu?
Vậy đường có ở đâu?
HS: Đường có trong mía, củ cải đường, thốt nốt
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí
Cho HS quan sát đường ăn
Hoà đườn ăn vào nước
Yêu cầu HS rút ra tính chất vật lí của đường
HS: Đường ăn là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học
Làm hai thí nghiệm cùng 1 lúc
TN 1: Cho dd đường ăn vào ống nghiệm chứa dd AgNO3; NH3, đun nóng
TN 2: Tương tự như TN 1 nhưng nhỏ thên vài giọt H2SO4, đun 2 – 3 phút, trung hoà dd axit H2SO4 bằng NaOH
Cho dd vừa thu được vào ống nghiệm chứa dd AgNO3, NH3 và đun nóng nhẹ
Yêu cầu HS quan sát, so sánh hiện tượng ở hai thí nghiệm và giải thích
HS quan sat TN và giải thích
- Saccarozơ không pứ với dd AgNO3/NH3
 Không có phản ứng tráng gương
- Khi đun dd saccarozơ có dd H2SO4 (axit ) có phản ứng tráng gương do saccarơzơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ fructozơ
Bổ sung:+fructozơ có cấu tạo khác với glucozơ, fructozơ ngọt hơn glucozơ
	 + Tại sao để mía lâu ngày trong không khí, đầu gióng mía thường có mùi rượu?
	 Do saccarozơ bị thuỷ phân dưới tác dụng của enzim trong không khí tạo ra glucozơ và tạo thành rượu etylic
Hoạt động 4: IV. ứng dung
- Nêu ứng dung của saccarozơ?
- Cho HS quan sát Sgk và lện hệ với thực tế
HS quan sát Sgk và nêu ứng dụng của saccarozơ từ thực tế
III. Củng cố – Luyện tập 
	- Nhắc lại nội dung đã hoc trong bài
	- Đọc phần ‘’ Em có biết ‘’ tr 155 – Sgk
	- Làm bài tập 5 tr 155 – Sgk
	Khối lượng đường có trong 1 tấn nước mía: 1.13% = 0,13tấn = 130kg
	Do hiệu suất thu hồi đạt 80% nên khối lượng đường thu được: 130.80% = 104kg
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc nội dung đã học về saccarozơ
- Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 tr 155 - Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 32 10 -11.doc
Giáo án liên quan