Bài giảng Tuần 18 - Tiết cacbon

mục tiêu:

1.1. kiến thức :

- học sinh biết được đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vô định hình

- sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.

- tính chất hoá học của cacbon mang tính chất hoá học của 1 phi kim. tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.

- một số ứng dụng của cacbon.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 18 - Tiết cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18
Ngày dạy: ....
Tiết ppct: CACBON 
 Kí hiệu hóa học: C
 Nguyên tử khối: 12
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức :
- Học sinh biết được đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vô định hình
- Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất hoá học của cacbon mang tính chất hoá học của 1 phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng của cacbon.
1.2. Kĩ năng:
- Biết suy luận từ tính chất của PK nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.
- Nghiên cứu thí nghiệm rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
1.3. Thái độ:
- Hiểu được trong thực tế cacbon có 1 số ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
2. TRỌNG TÂM:
	- Tính chất hóa học của cacbon.
	- Ưùng dụng của cacbon.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Ruột bút chì, Tranh hình 3.9/SGK83
3.2. Học sinh: Kiến thức, vở bài tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Kiểm tra bài học cũ:
1. Trắc nghiệm: (4đ) 
Trong PTN có thể thu khí Clo bằng cách:
A/ Đẩy KK B/ Đẩy nước
Đáp án: A (4đ)
2. Tự luận: (6đ) Bài tập 10 / 81 SGK
n= = 0,05 (Mol) (1đ)
2NaOH + Cl2 ® NaCl + NaClO + H2O (1đ)
2mol 1mol 1mol 1mol 1mol
0,1mol 0,05mol 0,05mol 0,05mol 0,05mol (1đ)
V = = 0,1(l) (1đ)
C = = 0,5(M) (1đ)
C = = 0,5(M) (1đ)
Câu 2: Cacbon có những dạng thù hình nào? (9đ)
Cacbon có 3 dạng thù hình:
- Kim cương: Cứng, trong suốt, không dẫn điện.
- Than chì: Mềm, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình: Xốp, không dẫn điện.
4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1:GTB
GV: Cacbon là 1 PK có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vậy cacbon có những tính chất gì?
2. Hoạt động 2:Các dạng thù hình của cacbon
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
GV: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là O2 và O3. Khí O2 và O3 do nguyên tố nào tạo nên?
HS: Do nguyên tố oxi.
GV: Thế nào là dạng thù hình?
HS: Dạng thù hình là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó cấu tạo nên
GV: Cacbon có 3 dạng thù hình. Vậy đó là những dạng nào?
HS: Kim cương, than chì, than vô định hình.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào bảng tính chất vật lý của mỗi dạng thù hình của cacbon
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
GV: Chốt lại kiến thức 
3. Hoạt động 3: Tính chất của cacbon.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
GV: Hướng dẫn HS quan sát trên hình vẽ SGK. GV mô tả thí nghiệm.
GV: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
HS: Mực ban đầu có màu đen, dung dịch thu được trong cốc sau khi tiến hành thí nghiệm không màu.
GV: Có nhận xét gì về tính chất của bột than?
HS: Than gỗ có tính hấp phụ chất màu đen trong dung dịch ban đầu 
GV:Nhận xét, chốt lại kiến thức
GV: Than hoạt tính làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc
GV: Hãy dự đoán xem cacbon có những tính chất hoá học của PK như thế nào?
HS: Cacbon tác dụng với oxit KL, với oxi
GV: Cacbon có tính chất hoá học của PK như tác dụng với KL, với Hiđrô. Tuy nhiên điều kiện xảy ra phản ứng rất khó khăn vì cacbon là 1 PK yếu.
GV: Yêu cầu HS quan sát 3.8 SGK
GV: Cacbon cháy trong oxi, cacbon bị oxi hoá thành CO2.
HS: Hiện tượng: Tàn đóm bùng cháy
GV: Viết PTHH?
HS: C + O2 CO2
GV: Tiến hành thí nghiệm: Trộn 1 ít bột CuO và 1 ít bột C cho vào đáy ống nghiệm khô rồi đốt nóng như 3.9 SGK
HS: Theo dõi, nêu hiện tượng, nhận xét: Hỗn hợp trong ống nghiệm chuyển từ màu đen sang màu đỏ, nước vôi trong bị vẩn đục.
GV: Vì sao nước vôi trong bị vẩn đục?
HS: Vì sản phẩm sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong
GV: Chất rắn mới sinh ra có màu đỏ, đó là chất gì?
HS: Cu
GV: Yêu cầu HS viết PTHH?
HS: PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2
GV: Ở nhiệt độ cao cacbon khử 1 số oxit KL khác như: PbO, ZnO, tạo thành Pb, Zn
GV: Quá trình nào người ta sử dụng tính chất trên để điều chế KL?(Trong quá trình luyện kim)
Lưu ý: C không khử dược các oxit của các kim loại mạnh từ K ® Al
GV: Từ các vấn đề trên yêu cầu HS rút ra kết luận.
HS: Kết luận: Cacbon có những tính chất hóa học của phi kim: tác dụng kim loại, tác dụng hiđro.
4. Hoạt động 4:Tìm hiểu ứng dụng của Cacbon
Phương pháp: Đàm thoại
GV: Yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK, nêu 1 số ứng dụng của than chì, kim cương, cacbon vô định hình?
HS: Than chì dùng làm ruột bút chì, chất bôi trơn, điện cực, kim cương làm đồ trang sức quý, mũi khoan, dao cắt kính, cacbon vô định hình dùng làm chất khử màu, khử mùi, than hoạt tính chế tạo mặt nạ phòng độc
I. Các dạng thù hình của cacbon:
1. Dạng thù hình là gì?
 - Các dạng thù hình của 1 nguyên tố hoá học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
2. Có những dạng thù hình nào?
Cacbon có 3 dạng thù hình:
- Kim cương: Cứng, trong suốt, không dẫn điện.
- Than chì: Mềm, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình: Xốp, không dẫn điện
II. Tính chất của cacbon:
1. Tính hấp phụ:
 - Than gỗ có tính hấp phụ màu đen trong dung dịch.
 - Than hoạt tính dùng làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc
2. Tính chất hóa học:
a. Cacbon tác dụng với oxi:
PTHH:
C + O2 CO2 + Q
b. Tác dụng với oxit kim loại:
- Thí nghiệm 3/ 78 SGK
- PTHH:
2CuO + C 2Cu + CO2 
III. Ứng dụng của cacbon: (SGK)
- Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong sản xuất và đời sống:
Vd: Than chì dùng làm ruột bút chì, chất bôi trơn, điện cực; kim cương làm đồ trang sức quý, mũi khoan, dao cắt kính; cacbon vô định hình dùng làm chất khử màu, khử mùi;than hoạt tính chế tạo mặt nạ phòng độc
4.4. Củng cố và luyện tập:
Bài tập 2/84 SGK
 a. 2CuO + C 2Cu + CO2
 b. 2PbO + C 2Pb + CO2
c. CO2 + C p 2CO
d. 2FeO + C 2Fe + CO2
Trong các phản ứng trên thì cacbon đóng vai trò là chất khử.
Các phản ứng a/, b/, d/ dùng để điều chế KL.
Phản ứng c/ dùng để điều chế chất khử mạnh.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với tiết học này: 
- Học bài. 
- Làm bài tập: 3, 4, 5 / 84 SGK. 
- Hdẫn BT5/84
+ Klượng C nguyên chất cĩ trong 5kg = 5000g than
 Cứ 100g than cĩ 90g C
 5000g--- x = ?
=> x = (5000.90): 100 = 4500g
=> nc = 4500 : 12 = 375 mol
=> Nhiệt lượng = 375 .394 = 147750 KJ 
- Đối với tiết học sau:
+ Xem bài tiếp theo “ Các oxit của cacbon”
+ Tìm hiểu tính chất hóa học của chúng CO, CO2?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-35.doc
Giáo án liên quan