Bài giảng Tiết: 64: Tinh bột và xenlulozơ

mục tiêu:

a. kiến thức: học sinh nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.

 nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ, viết được phản ứng thủy phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh.

b. kĩ năng: kĩ năng viết pthh, phương pháp hóa học để phân biệt hóa chất.

c. thái độ: giáo dục hs tự lực học, chịu khó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 64: Tinh bột và xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết:64
TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
 Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ, viết được phản ứng thủy phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh.
b. Kĩ năng: Kĩ năng viết PTHH, phương pháp hóa học để phân biệt hóa chất.
c. Thái độ: Giáo dục HS tự lực học, chịu khó.
2.CHUẨN BỊ:
a. GV: SGK, giáo án.
- Mẫu vật chứa tinh bột, xenlulozơ, các ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ, Iốt.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Diển giảng, trực quan, vấn đáp, hợp tác nhóm, luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DAY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu tính chất lí, hóa học của saccarozơ ?
Đáp án:
1 Tính chất lí học của saccarozơ:
- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
 2.Tính chất hóa học:
 C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
 ( Saccarozơ) (glucozơ) (fructozơ).
 BT2,4: trang 155 SGK.
PTHH: C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
 ( Saccarozơ) (glucozơ) (fructozơ).
 C6H1206 2C2H50H + 2C02.
 BT4: Ÿ Đánh số thứ tự các lọ hóa chất và lấy mẫu thử mỗi lọ.
Ÿ Cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch AgN03 trong dung dịch NH3 và đun nóng.
- Nếu thấy có Ag tạo ra thì lọ đó là glucozơ.
- Nếu không có hiện tượng gì thì đó là lọ saccarozơ và lọ rượu etylic.
Ÿ Cho vài giọt axit H2S04 loãng vào 2 ống nghiệm còn lại và đun nóng, sau đó cho tiếp dung dịch AgN03 trong dung dịch NH3 vào, nếu có Ag tạo thành thì đó là lọ dung dịch saccarozơ, còn lại là lọ dung dịch rượu etylic. Vì:
C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
 (glucozơ) (fructozơ).
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên.
GV:Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên của tinh bột, xenlulozơ ? 
 HS nêu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
GV hướng dẫn các HS quan sát thí nghiệm:
- Lấy lần lượt 1 ít tinh bột, xenlulozơ vào 2 ống nghiệm, cho thêm nước vào, lắc nhẹ, rồi sau đó đun 2 ống nghiệm.
- HS quan sát về trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của tinh bột, xenlulozơ trước và sau khi đun.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo phân tử.
GV giới thiệu: Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
- Phân tử của tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm (-C6H1005-) liên kết với nhau.
-C6H1005-C6H1005-C6H1005-C6H1005-
- Viết gọn là: (-C6H1005-)n
- Nhóm -C6H1005- được gọi là mắt xích của phân tử.
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn số mắt xích trong phân tử xenlulozơ.
- Tinh bột: n = 1200 ® 6000
- Xenlulozơ: n = 10000 ® 14000.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
Ÿ GV giới thiệu: Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thủy phân tạo thành glucozơ.
- Ở nhiệt độ thường, tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xúc tác của các enzim thích hợp.
Ÿ GV hướng dẫn thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch Iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, đun nóng ống nghiệm. 
HS quan sát hiện tượng và nêu.
- Dựa vào thí nghiệm trên, người ta đã dùng Iốt để nhận biết hồ tinh bột.
 BT1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất: tinh bột, glucozơ và saccarozơ.
- Nhóm HS thảo luận và nêu phương pháp giải, nếu đúng GV ghi điểm tốt cho nhóm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
- GV Cho cả lớp quan sát tranh ứng dụng và nêu.
I. Trạng thái tự nhiên:
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, khoai, sắn, 
- Xenlulozơ có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa, 
II. Tính chất vật lí:
Ÿ Hiện tượng: Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng sẽ tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường và ngay cả khi bị đun nóng.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử:
- Phân tử của tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm (-C6H1005 -) liên kết với nhau.
- Viết gọn là: (-C6H1005-)n
- Nhóm -C6H1005- được gọi là mắt xích của phân tử.
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn số mắt xích trong phân tử xenlulozơ.
IV. Tìm hiểu về tính chất hóa học:
1. Phản ứng thủy phân:
(-C6H1005-)n+ nH20 nC6H1206.
 Tinh bột glucozơ
Ÿ Hiện tượng: Khi nhỏ vài giọt dung dịch Iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh
- Khi đun nóng, màu xanh sẽ biến mất, khi để nguội lại hiện ra.
BT1 Để phân biệt 3 chất trên ta dùng dung dịch Iốt nhỏ vào 3 lọ:
- Nếu thấy xuất hiện màu xanh thì đó là lọ tinh bột.
- Cho vào 2 ống nghiệm còn lại dung dịch AgN03 trong NH3 , nếu thấy xuất hiện Ag thì đó là lọ glucozơ, còn lại là lọ saccarozơ.
V. Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ:
- Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:
6nC02+5nH20(-C6H1005-)n +
 6n02
- Tinh bột là lương thực cho con người, là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu etylic.
- Xenlulozơ dùng để sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, vải sợi và đồ gỗ.
4.4 Củng cố, luyện tập:
Ÿ Nêu tính chất hóa học của tinh bột, xenlulozơ ?
1. Phản ứng thủy phân: (-C6H1005-)n + nH20 nC6H1206.
 BT2 : Từ nguyên liệu ban đầu là tinh bột, hãy viết các PTHH để điều chế etyl axetat.
- HS thảo luận đôi và làm BT.
Tinh bột Glucozơ rượu Etylic axit Axetic etyl axetat.
PTHH: : (-C6H1005-)n + nH20 nC6H1206.
C6H1206 2C2H50H + 2C02.
C2H50H + 02 CH3C00H + H20.
CH3C00H + C2H50H CH3C00C2H5 + H20.
 BT3 : Có 3 gói bột màu trắng: glucozơ, tinh bột và saccarozơ, có thể phân biệt bằng cách nào sau đây:
Hòa tan vào nước, cho phản ứng với AgN03/ NH3.
Dùng dung dịch Iốt và Cu(0H)2.
Dùng dung dịch nước vôi đặc (Ca0, H20), và dung dịch Iốt.
Tất cả đều đúng.
(Phương án đúng: câu a)
 BT4 : Từ tinh bột hoặc từ vỏ bào mùn cưa (xenluluzơ), hãy viết PTHH để điều chế giấm ăn.
(C6H1005)n + nH20 nC6H1206
C6H1206 2C2H50H + 2C02.
CH3CH20H + 02 Ch3C00H + H20.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài và làm các BT: 1,2,3,4 trang 158 SGK.
CB:” Protein” (soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới:trạng thái tự nhiên, thành phần và cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của protein).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 
* Hạn chế: 

File đính kèm:

  • docH9-63.doc
Giáo án liên quan