Bài giảng Tiết 41: Kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 1)

. Kiến thức:

 HS biết.

 - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm.

 - Nguyên tắc và phương pháp điều chế một số kim loại kiềm.

 HS hiểu: Nguyên nhân của tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.

2. Kĩ năng:

 - Làm một số thí nghiệm đơn giản về kim loại kiềm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/12/2009	Ngày dạy: 18/12/2009
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Tiết 41: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT 
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 v HS biết.
 - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm.
 - Nguyên tắc và phương pháp điều chế một số kim loại kiềm.
 v HS hiểu: Nguyên nhân của tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.
2. Kĩ năng: 
 - Làm một số thí nghiệm đơn giản về kim loại kiềm.
 - Giải bài tập về kim loại kiềm.
 3. Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm.
 2. Dụng cụ, hoá chất: Na kim loại, bình khí O2 và bình khí Cl2, nước, dao. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
- GV dùng bảng HTTH và yêu cầu HS tự tìm hiểu vị trí của nhóm IA và cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA 
A. KIM LOẠI KIỀM
I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
- Thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs và Fr (nguyên tố phóng xạ).
- Cấu hình electron nguyên tử:
Li: [He]2s1	Na: [Ne]3s1	K: [Ar]4s1
Rb: [Kr]5s1	Cs: [Xe]6s1
Hoạt động 2
- GV dùng dao cắt một mẫu nhỏ kim loại Na.
- HS quan sát bề mặt của kim loại Na sau khi cắt và nhận xét về tính cứng của kim loại Na.
- GV giải thích các nguyên nhân gây nên những tính chất vật lí chung của các kim loại kiềm.
- HS dựa vào bảng phụ để biết thêm quy luật biến đổi tính chất vật lí của kim loại kiềm. 
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.
Hoạt động 3
- GV ?: Trên cơ sở cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo mạng tinh thể của kim loại kiềm, em hãy dự đoán tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm. 
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Li š Cs.
M šM+ + 1e
Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1.
1. Tác dụng với phi kim 
- GV biểu diễn các thí nghiệm: Na + O2; K + Cl2; Na + HCl.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTHH của phản ứng. Nhận xét về mức độ phản ứng của các kim loại kiềm.
a. Tác dụng với oxi
2Na + O2 š Na2O2 (natri peoxit)
4Na + O2 š 2Na2O (natri oxit)
b. Tác dụng với clo
2K + Cl2 š2KCl
2. Tác dụng với axit
2Na + 2HCl š 2NaCl + H2‹
3. Tác dụng với nước
2K + 2H2O š 2KOH + H2‹
ð Để bảo vệ kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả.
Hoạt động 4
HS nghiên cứu SGK để biết được các ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm.
IV – ỨNG DỤNG, TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng:
 - Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp.
Thí dụ: Hợp kim Na-K nóng chảy ở nhiệt độ 700C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
 - Hợp kim Li – Al siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
 - Cs được dùng làm tế bào quang điện. 
HS nghiên cứu SGK.
2. Trạng thái thiên nhiên
Tồn tại ở dạng hợp chất: NaCl (nước biển), một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat có ở trong đất. 
- GV ? Em hãy cho biết để điều chế kim loại kiềm ta có thể sử dụng phương pháp nào ?
- GV dùng tranh vẽ hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ thiết bị điện phân NaCl nóng chảy trong công nghiệp.
3. Điều chế: Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
Thí dụ:
V. CỦNG CỐ:
 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1 P	B. ns2	C. ns2np1	D. (n – 1)dxnsy
 2. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A. Ag+	B. Cu+	C. Na+ P	D. K+
 3. Nồng độ % của dung dịch tạo thành khi hoà tan 39g kali kim loại vào 362g nước là kết quả nào sau đây ?
A. 15,47%	B. 13,97%	C. 14% P	D. 14,04%
VI. DẶN DÒ: 
1. BTVN: 1 → 4 trang 111 (SGK)
2. Xem trước phần HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM 

File đính kèm:

  • doct41.doc