Bài giảng Tiết 4 : Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp (Tiếp theo)

Biết được:

- Nội quy và quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học.

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.

+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4 : Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2011 
Ngày giảng:06/9/2011
Tiết 4 : BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT.
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I . Mục tiêu
1. Kiến thức :
Biết được:
- Nội quy và quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Kỹ năng : Sử dụng được một số dụng cụ, hóa chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ : Yêu quý môn học, giáo dục tinh thần say mê nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, phễu, đũa thủy tinh, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.
+ Hóa chất: Bột lưu huỳnh, farafin, hỗn hợp muối và cát.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1/.Chất có ở đâu? Làm thế nào để biết tính chất của một chất?
2/. Chất tinh khiết là gì? Có thể làm gìđể có chất tinh khiết?
3. Bài mới :
 Hôm nay chúng ta thử dùng 1 vài phương pháp xác định tinh chất của 1 vài chất quen thuộc.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ- hoá chất trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
.
GV biểu diễn 1 số dụng cụ thí nghiệm: gọi tên đồng thời giảng giải cách sử dụng chúng cho đúng quy tắc an toàn.
I ) Quy tắc an toàn.
- Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
- Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác hay đổ hoá chất thừa vào vào lọ ban đầu.
- Không dùng hoá chất khi không biết đó là hoá chất gì?
- Không được nếm hay ngửi trực tiếp.
Hoạt động 2: Thí nghiệm.
1./ Thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của faraphin và lưu huỳnh.
 - Lấy một ít mỗi chất vào 2 ống nghiệm ,đặt đứng 2 ống nghiệm vào nhiệt kế và một cốc nước rồi đem đun.
 - Yêu cầu HS mô tả hiện tượng xảy ra.
 -Rút ra nhận xét.
2./ Thí nghiệm 2: Tách muối khỏi hỗn hợp muối lẫn cát.
 -GV hướng dẫn HS làm theo SGK Tr13.
 -GV hướng dẫn HS gập giấy lọc.
 -Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng(Kết quả thu được).
 -GV yêu cầu các nhóm cử đại diện vệ sinh sau khi thực hành.
Hoạt động 3: Thu hoạch.
STT
Thí nghiệm
Dụng cụ – Hóa chất
Hiện tượng 
Giải thích Kết luận
1
2
4. Củng cố - Dặn dò :
 a, Củng cố:
Cho hs thu dọn dung cụ thí nghịên vệ sinh phòng.
Giáo viên nhận xét chung ý thức học sinh giờ thực hành . Nhận xét kết quả của từng nhóm
 b, Dặn dò :
Học bài cũ , soạn trước bài 4 .
Ngµy so¹n: 06/9/2011
Ngµy gi¶ng: 09/9/2011 	
Tiết 5 : Bài 4 NGUYÊN TỬ
I . Mục tiêu
1. Kiến thức : Biết được:
- Các chất đều được cấu tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hật vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm hạt proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện.
Nắm được cấu tạo nguyên tử và mối quan hệ giữa các hạt trong nguyên tử.
2. Kỹ năng : Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
3. Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, tranh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức.	
2. Kiểm tra bài cũ:
 Thu bản tường trình.
3. Bài mới:Như chúng ta đã biết mọi vật thể đều cấu tạo nên từ chất vậy chất được tạo ra từ đâu
Hoạt động 1 : Nguyên tử là gì?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV đặt câu hỏi:
Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất.
Mọi vật thề nhân tạo đều làm ra từ các chất.
Tức là: có chất mới có vật thể. Thế thì các chất thì từ đâu mà có? Các chất được tạo ra từ đâu ?
(?) Nguyên tử là gì?
Cho hs đọc thông tin mục 1
(?) Nhận xét khối lượng , kích thước của nguyên tử ?
(?) Nguyên tử có hình dạng như thế nào? Cấu tạo gồm mấy phần?
Gv tổng kết nhận xét.
Treo tranh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử cho hs xác định hai vùng chính của nguyên tử.
1./ Nguyên tử là gì?
HS n/c SGK.Thu nhận thông tin về nguyên tử. -> trả lời câu hỏi
Đọc thông tin. Trả lời
Lên bảng xác định thành phần nguyên tử theo sơ đồ.
+
 Hiđrô
KÕt luËn : Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
+Kích thước rất nhỏ bé
+ Khối lượng 10-8 cm
* Cấu tạo gồm:
- hạt nhân : mang điện tích dương
- Vỏ : tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm ( - )
Electron: + kí hiệu : e
 + điện tích : -1
Hoạt động 2 : Cấu tạo nguyên tử
Cho hs đọc thông tin mục 2.
Mô tả cấu tạo hạt nhân nguyên tử ?
Đặc điểm của hạt proton và notron ?
GV các nguyên tử cùng loại cùng số proton trong hạt nhân
Nguyên tử trung hoà về điện
Nhận xét số p và số e trong nguyên tử ?
Gv : khối lượng của e rất nhỏ so với p và e ¨ có nhận xét gì về khối lượng của nguyên tử ?
GV nhận xét , chốt đáp án
GV trong nguyên tử các e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp
GV giới thiệu sơ đồ một số nguyên tử : hiđro, oxi. Natri.
Xác định số e, số lớp e, số e của mỗi lớp?
Nhận xét số e tối đa của lớp 1,2 ?
GV nhận xét , chốt đáp án
2 : Cấu tạo nguyên tử.
a. Hạt nhân nguyên tử
Đọc thông tin.¨ trả lời
HS thu nhận thông tin SGK trả lời
b. Lớp electron
HS quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử ¨ nhận xét
Hs xác định các lớp electron trên tranh
KÕt luËn : 
+ Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron
Hạt proton :
Kí hiệu : p
Điện tích : +1
Hạt notron :
Kí hiệu : n
Điện tích : không mang điện
+ Số p = số e
+ mnguyên tử = mhat nhân
 +Lớp e : Các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định.
Nhờ có các e mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau
4. Củng cố - Dặn dò :
 a, Củng cố: 
 Hs đọc ghi nhớ .
4.1. Nguyên tử gồm các phần chính:
a. Vỏ. 	 	b. Hạt nhân	c. Electron
 d. nơtron và proton	 e. Chọn a và b
4.2. hạt nhân nguyên tử gồm:
a. Nơtron 	 b. Proton	c. Electron
 d. nơtron và proton	 e. Chon a và b
4.3. Quan sát tranh hoàn thành bảng
Nguyên tử
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Can xi
Ni tơ
Oxi
Ka li
b. Dặn dò :
 Học bài cũ, soạn trước bài 5.
Làm bài tập 1,23,4 Trang 15

File đính kèm:

  • dochoa 8.doc