Bài giảng Tiết 30: Luyện tập tính chất của kim loại (tiếp)

Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Củng cố những hiểu biết của HS về:

 - Cấu tạo nguyên tử kim loại, đơn chất kim loại và LK kim loại

 - Giải thích được nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí chung của Kl, tính chất hoá học chung của kim loại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30: Luyện tập tính chất của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /11/2010
12D
17/11/2010
 /11/2010
12E
Tiết 30: LUYỆN TẬP 
 TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Củng cố những hiểu biết của HS về: 
 - Cấu tạo nguyên tử kim loại, đơn chất kim loại và LK kim loại
 - Giải thích được nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí chung của Kl, tính chất hoá học chung của kim loại.
 2. Kĩ năng : 
 - Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố kim loại
 - Suy diễn : từ cấu tạo nguyên tử kim loại và đơn chất kim loại suy ra tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại
 - Giải các bài tập định lượng, định tính, BT trắc nghiệm. 
 3. Thái độ: 
 - Rèn đức tính chăm chỉ, cần cù chịu khó. 
II. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ các bài tập
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra trong giờ luyện tập.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung 	
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: Cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Nguyên tử kim loại có đặc điềm cấu tạo như thế nào
- Đơn chất kim loại có cấu tạo như thế nào?
- Lk kim loại là gì? So sánh LK kim loại với LK ion và LK cộng hoá trị?
HS: lần lượt trả lời 
GV: Yêu cầu các HS khác bổ sung
Hoạt động 2: Tính chất của kim loại
GV: Dựa vào cấu tạo của đơn chất kim loại hãy giải thích nguyên nhân tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và có ánh kim của kim loại
- Tính chất hoá học chung của KL là gì? Giải thích nguyên nhân tính chất hoá học chung đó? Viết các phương trình hoá học cụ thể để minh hoạ.
- Cặp oxi hoá khử của kim loại là gì?Hãy so sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử của kim loại?
-Dãy điện hoá của kim loại có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ
HS: lần lượt nhắc lại các nội dung mà GV yêu cầu.
Hoạt động 3: Bài tập
GV: Cho HS trả lời bài tập trắc nghiệm 1,2,3,9 SGK
HS: Chọn đáp án đúng và giải thích sự lựa chọn đó
GV: Cho HS lên bảng là bài tập 6,7,8,10
Bài 7: Đặt là nguyên tử khối TB của 2 kim loại
+ 2HCl → + H2 ↑
0,05 11,2/22,4 = 0,05
= 0,5/0,05 = 10(g/mol)
KL có M > 10 hoá trị II là: 
KL có M < là hoá trị II là Be
Bài 10: 
Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag
Cu+2Fe(NO3)3→2Fe(NO3)2+Cu(NO3)2 
Chất rắn A gồm Ag và Cu dư 
dd B chứa muối Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 
A. Kiến thức cần nhớ:
1. Cấu tạo của nguyên tử kim loại:
a) Cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có số e lớp ngoài cùng ít( 1,2,3e)bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tử PK
b) Cấu tạo tinh thể:
Trong tinh thể kim loại nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các e hoá trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể 
c) Liên kết kim loại:
LK kim loại là LK được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do
2. Tính chất của kim loại:
a) Tính chất vật lí chung:
Các kim loại đềi dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính dẻo, có ánh kim là do các e tự do trong kim loại gây ra
b) Tính chất hoá học chung:
Các ion kim loại đều có tính khử 
 M → Mn+ + ne
Nguyên nhân: Các e hoá trị Lk yếu với hạt nhân, do đó KL có lkả năng nhường e để tạo thành ion dương.
C) Dãy điện hoá của kim loại:
- Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá- khử của kim loại
- Dãy điện hoá của kim loại cho phép ta dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc 
B. Bài tập:
Bài 1: Chọn B
Bài 2: Chọn C
Bài 3: chọn C 
Bài 9: Chọn D
Bài 6: a) Gọi x,y lần lượt là số mol Fe và Mg
 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 
 x x x 
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 
 y y y 
ta có : 56x + 24y = 20 
 x + y = 0,5 
Giải ra x = y = 0,25 
mFeCl2 = 127 . 0,25 = 31,75 (g)
m MgCl2 = 95 . 0,25 = 23,75 (g)
m 2 muối = 55,5 (g)
Bài 8: 
4M + nO2 → 2M2On 
0,6/n 0,15 mol
M2On + 2nHCl → 2MCl2 + n H2O 
 M + 2HCl → MCln + n/2H2 
1,2/n 13,44/22,4=0,6(mol)
nM = 
M = 
n = 1→ M = 9 Loại vì không có kim loại nào
n=2 → M = 18 loại
n = 3 → M = 27 → Al 
3. Củng cố- luyện tập:
HS: Làm bài tập 
1.- Nhúng một dây Ag trong dd Cu(NO2)2 
 - Nhúng một dây Cu trong dd AgNO3 
Hãy cho biết trường hợp nào có phản ứng xảy ra ? giải thích, Viết ptpu
2. Cho bột Cu vào dd FeCl2 dư và bột Cu vào dd FeCl3 dư 
Hãy cho biết trường hợp nào bột Cu tan hết ? Giải thích, Viết phương trình hoá học của phản ứng.
3.Nhúng một thanh KL M hoát trị II vào 1 lit dd FeSO4, sau phản ứng thấy khối lượng thanh Kl tăng lên 16 gam.Mặt khác nếu nhúng một thanh Kl như trên vào 1lit dd CuSO4, Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng lên 20 gam.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, Sau PƯ Kim koại M cong dư, tất cả Cu và Fe sinh ra đều bám trên thanh kim loại, Hai dd FeSO4 và CuSO4 có nồng độ như nhau.
a) Xác định kim loại M . Tính nồng độ của mỗi dd FeSO4 và CuSO4 
b) Nếu khối lượng ban đầu của thanh kim loại là 34 gam, Tính TP% khối lượng mỗi kim loại trong hai thanh kim loại sau 2 thí nghiệm trên.
Hướng dẫn: M + FeSO4 MSO4 + Fe (1)
 M + CuSO4 MSO4 + Cu (2)
Gọi số mol Kl M đã phản ứng 
Ta có: 56x – Mx = 16 (I) x = 0,5 mol M =24 Mg
 64x – Mx = 20 (II)
Nồng độ dd FeSO4 và CuSO4 là 0,5 mol/l
b) Sau TN 1 khối lượng Mg còn lại mMg = 34 – 24x = 22 gam
Khối lương Fe tạo ra bám trên thanh kim loại : mFe = 56x = 28 gam 
% mMg = = 44% 
 % mFe = 100% - 44% = 56%
Sau TN 2: khối lượng Mg còn lại mMg = 34 – 24x = 22 gam
 Khối lượng Cu tao ra bám trên thanh Mg là mCu= 64x = 32 gam 
 % mMg = = 40,74% 
 % mCu = 100% - 40,74% = 59,26%
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Học thuộc lí thuyết
 Làm thêm bài tập trong SBT
 Chuẩn bị bài điều chế kim loại
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 30- luyen tap.doc
Giáo án liên quan