Bài giảng Tiết: 20: Kiểm tra (tiết 7)

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS từ bài 8 đến bài 13

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập hóa học định tính và định lượng

3.Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.

II. CHUẨN BỊ

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 20: Kiểm tra (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: ..../11/09
Ngày giảng: ...../11/09
Tiết: 20
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS từ bài 8 đến bài 13 
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập hóa học định tính và định lượng
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ
Đề bài kiểm tra đã phôtô sẵn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
9A
9B
9C
9D
2. Kiểm tra
3. Bài mới.
Gv phát đề kiểm tra cho Hs
A. ĐỀ BÀI:
Phần I. Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cáI A, B, C, D đứng đầu câu trả lời đúng nhất
 1. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
 A. Magie và axit sunfuric B. Magie oxit và axit sunfuric
 C. Magie nitrat và natri hiđroxit D. Magie clorua và natri hiđroxit.
2. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí ?
 A. Bari oxit và axit sunfuric. B. Bari hiđrroxit và axit sunfuric.
 C. Bari cacbonat và axit sunfuric. D. Bari clorua và axit sunfuric.
3. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?
 A. Natri oxit và axit sunfuric B. Natri sunfat và dung dịch bari clorua
 C. Natri hiđroxit và axit sunfuric D. Natri hiđroxit và magie clorua.
4 Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
- Phản ứng với oxi khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hoá trị II. Kim loại X là:
 A. Cu B. Na C. Al D. Fe
5. Có các kim loại sau : Na, Al, Fe, Cu, K, Mg.
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
 A. Na, Al. C. Al, Cu. B. K, Na. D. Mg, K.
6. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là
A. Na, Al, Cu. B. Al, Fe, Mg, Cu.
C. Na, Al, Fe. D. K, Mg, Ag, Fe.
7. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Na, Al, Cu, Mg. B. Zn, Mg, Na, Al.
C. Na, Fe, Cu, K, Mg. D. K, Na, Al, Ag.
8. Đơn chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí cháy được trong khí oxi là
 A. C. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 2. (3 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) NaOH + HCl →+ 
b) Na2SO4 + BaCl2 → + ..
c) NaOH + FeCl2 →  + ..
d) Mg + FeSO2 → ...+ 
e) Fe + HCl → ..+  
g) Cu + AgNO2 → .. + 
Câu 3: ( 3 điểm ) Trung hoà 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M bằng 100 ml dung dịch HCl 2M.
a. Viết PTHH của phản ứng .
b. Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu mol?
c. Tính nồng độ mol của dung dịch CaCl2 sinh ra.
B. Đáp án – biểu điểm:
Câu
Đáp án 
Điểm
Câu 1: 4 đ
Câu 2: 3đ
Câu 3: 3điểm
Chọn đúng 1 đáp án được 0,5 điểm
1. B 2. C. 3. D 4. D 5. B 6. C
7. B 8. B
Viết đúng mỗi PTHH và ghi rõ điều kiện được 0, 5 điểm
a) NaOH + HCl → NaCl + H2O
b) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
c) 2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaOH
d) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
e) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
g) Cu + 2AgNO2 → Cu(NO3)2 + 2Ag
n Ca(OH)2 = CM.V = 2.0,1 = 0,2 (mol )
nHCl = CM.V = 2.0,1 = 0,2 (mol )
a. PTHH
 Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Tl: 1mol 2mol 1 mol
Bài: 0,2mol 0,2mol 
b. So sánh ta có: > => Ca(OH)2 dư bài toán tính theo lượng HCl phản ứng.
Thep PT: n Ca(OH)2(p ư) = nHCl = 0,1 mol
=> n Ca(OH)2( dư) = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol.
c. Theo PT: n CaCl2 = nHCl = 0,1 mol
Thể tích dung dịch sau phản ứng là:
 V = 0,1+ 0,1 = 0,2 ( lit )
Vậy nồng độ mol của dung dịch CaCl2 sau phảnứng là: CM = = = 0, 5 M
4 điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
4. Hướng dẫn về nhà
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung của bài Tính chất vật lí của kim loại.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc