Bài giảng Đổi mới phương pháp dạy học môn hóa (tiếp)

Theo tinh thần nghị quyết IX của Đảng đối với giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học cần hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đổi mới phương pháp dạy học môn hóa (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
I/ Tính chất 
? Tại sao hố vôi để lâu ngày lại tạo lớp màng cứng trên bề mặt ?
? Vôi tôi dùng để quét ve ở trạng thái lỏng nhưng sau khi quét lên tường lại khô và cứng lại ?
? Hiện tượng gì xảy ra khi chúng ta thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong?
- Tái hiện lại hiện tượng thực tế. 
- Tìm ra câu trả lời rút ra tính chất hoá học của Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit.
- Nhớ câu nói dùng để nhận biết: 
 “ CO2 làm đục nước vôi trong ” 
Ví dụ 9 ? Vì sao (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
- (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân huỷ thành các chất khí bay hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn. 
 (NH4)2CO3 NH3 + CO2 + H2O 
Ví dụ 10 ? Vì sao AgNO3 lại được bảo quản trong lọ nghiệm màu da cam ? 
Sau khi pha chế dung dịch AgNO3 nếu để một thời gian sau sẽ thấy trong lọ nghiệm có chất rắn màu đen ?
- AgNO3 dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng tạo chất rắn màu đen: 
 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
Do vậy phải bảo vệ AgNO3 bằng cách đựng trong lọ nghiệm màu da cam, tránh hấp thụ ánh sáng. 
Áp dụng: BÀI 9: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
 Tính chất thứ 5 để làm thí nghiệm tại lớp học cho học sinh quan sát sẽ rất lâu, giáo viên có thể liên hệ thực tế hiện tượng nung “đá vôi” hoặc “bột nở ”...
Phần I/ Tính chất hoá học của muối
5/ Phản ứng phân huỷ muối 
GV
HS
?Vì sao (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
? Vì sao AgNO3 lại được bảo quản trong lọ nghiệm màu da cam ? 
Sau khi pha chế dung dịch AgNO3 nếu để một thời gian sau sẽ thấy trong lọ nghiệm có chất rắn màu đen ?
- Tái hiện thực tế, rút tính chất muối bị phân huỷ.
- Hướng học sinh có ý thức khám phá, tìm hiểu, giải thích các hiện tượng Hoá Học.
Ví dụ 11: ? Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước?
- Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2 , CaCl2 . Là những chất ưa nước nên làm cho muối dễ bị ướt.
Ví dụ 12: ?Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối NaCl?
- Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 1000 C, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi ( dung dịch NaCl loãng ) là > 1000 C. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.
Ví dụ 13: ? Thợ đi biển thường bảo quản Hải sản như thế nào?
- Thường bảo quản trong những thùng đá có bỏ thêm muối vào. Vì muối có thể làm hạ thấp nhiệt độ của đá xuống – 80C, - 100C thậm chí – 180C.
Ví dụ 14: ?Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?
- Tại các nước có tuyết rơi để hạn chế việc đóng tuyết trên đường làm trơn trượt người ta rắc muối lên mặt đường làm tan chảy tuyết. Khi có thêm muối vào tuyết phải – 50 C mới có thể đóng băng được. Nhưng nếu ngày giá lạnh (-200C đến -300C) việc thêm muối sẽ không còn hiệu quả.
Ví dụ 15: ?Vì sao nước mắt lại mặn?
- Vì trong nước mắt có 6 g muối. Nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt. Và cũng vì vậy mà thuốc đau mắt có thành phần muối NaCl.
Ví dụ 16 : ? Pháo hoa có cấu tạo như thế nào?
- Cấu tạo của quả pháo hoa gồm hai phần chính : phần đầu và phần đáy.
*Trong phần đáy có nhồi thuốc súng đen và được nối với dây dẫn.
*Trong phần đầu có:
-thuốc nhồi cháy ( C, S, KNO3)
-thuốc trợ cháy (KNO3, Ba(NO3)2)
-chất phát ánh sáng trắng: bột Al, Mg.
-chất phát màu là hỗn hợp muối của các kim loại như:
LiNO3 , Sr(NO3)2 : cho màu đỏ
CuCO3 , Cu(NO3)2 : cho màu xanh
KNO3 : cho màu tím
Muối của natri cho màu vàng.
Áp dụng: BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
Sau khi học song nội dung bài học còn thời gian giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi liên quan đến thực tế giúp cho học sinh có thêm một số kinh nghiệm thực tế và một vài hiểu biết về tầm quan trọng của muối NaCl, cũng như ứng dụng thực tiễn KNO3 đã mang lại như thế nào cho học sinh tìm hiểu.
Phần Hệ thống kiến thức và củng cố cuối bài
GV
HS
? Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước?
?Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối NaCl?
? Thợ đi biển thường bảo quản Hải sản như thế nào?
?Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?
? Vì sao nước mắt lại mặn?
Ra câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu 
thực tế?
? Pháo hoá có cấu tạo như thế nào?
- Dựa vào trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí tìm ra đáp án. 
- Tăng hiểu biết thực tế về muối NaCl.
- Tái hiện, phân tích, thảo luận thấy rõ vai trò quan trọng của NaCl đối với con người.
- Trả lời trong bài học tiếp theo.
Ví dụ 17: ? Trong thực tế gia đình chúng ta làm nông nghiệp thường bón những loại phân nào?
- Phân Đạm, phân Lân, phân Kali, Phân NPK, phân 3 màu, phân chuồng, nước tiểu, tro bếp...
 Ví dụ 18: ? Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước... giảm đi rất nhiều thậm trí nhiều nơi không còn nữa
- Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng Ure ( 1,5 kg /m2 ) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước nhiều như ngày trước nữa.
Ví dụ 19 ? Tại sao khi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng người ta thấy có mùi khai?
- Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ... thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men có trong các vi sinh vật thì urê bị phân huỷ tiếp thành CO2 và NH3: (NH2)2CO + H2O CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hoà tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao ), NH3 sinh ra do các phản ứng phân huỷ ure chứa trong nước sẽ không hoà tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu. Cũng vì vậy người dân có thể làm mạ ở nhà bằng bùn ao và bỏ tro bếp lên trên.
Ví dụ 20: ? Ca dao Việt Nam có câu: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu ca này mang hàm nghĩa khoa học như thế nào?
- Câu ca dao nhắc nhỡ người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng rất cần dinh dưỡng nhất là đạm để phát triểm. Nếu có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt cho năng suất cao sau này.
Tia lửa điện
Do trong không khí có thành phần chính khí N2 , khí O2 và một số khí khác H2, CO2 khi có sấm xét ( tia lửa điện ) sẽ tạo điều kiện cho N2 tham gia phản ứng hoá học với O2: 
 N2 + O2 2 NO
 2NO + O2 ® 2NO2
Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa: 
 4NO2 + O2 + 2H2O ® 4HNO3
Một phần nhỏ lượng N2 tác dụng với khí H2 : 
Tia lửa điện
 N2 + 3 H2 2 NH3 
NH3 tác dụng CO2 sản sinh Ure: 
 2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O
HNO3 sinh ra tiếp tục tác dụng với NH3 và các chất khoáng có trong đất (MgCO3, CaCO3, ) sinh ra rất nhiều đạm: 
 HNO3 + NH3 ® NH4NO3 
 MgCO3 + 2 HNO3 ® Mg(NO3)2 + CO2 + H2O.
 CaCO3 + 2 HNO3 ® Ca(NO3)2 + CO2 + H2O.
Cũng vì hiện tượng này dân gian có câu : 
 “ Một gầu nước tát không bằng một bát nước mưa ”.
Hàng năm mưa có thể làm tăng 6-7 kg N cho mỗi mẫu đất. 
Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hoá chất sản xuất Ure từ không khí . 
Phương châm số một hiện nay trên toàn thế giới: “ hướng về không khí đòi lương thực” 
Áp dụng: BÀI 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC 
Phần Giới thiệu vào bài mới
GV
HS
? Trong thực tế gia đình chúng ta làm nông nghiệp thường bón những loại phân nào?
“Vậy những loại phân bón hoá học thường sử dụng này có vai trò và thành phần như thế
 nào đối với cây trồng bài học ngày hôm 
nay chúng ta sẽ tìm hiểu và có câu trả lời ”.
Dựa vào hiểu biết thực tế kể tên các loại phân bón thường sử dụng trong gia đình.
Phần Hệ thống kiến thức và củng cố, mở rộng cuối bài
? Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước... giảm đi rất nhiều thậm trí nhiều nơi không còn nữa.
?Tại sao khi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng người ta thấy có mùi khai?
? Ca dao Việt Nam có câu: 
 “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu ca này mang hàm nghĩa khoa học như thế nào?
- Tái hiện thực tế, thảo luận, phân tích tìm đáp án.
- Dựa vào thành phần không khí, nhu cầu cây trồng phân tích tìm đáp án thích hợp.
- Thêm phần hiểu biết tục ngữ ca dao dưới con mắt Hoá Học.
- Hiểu rõ qui luật tự nhiên.
Chương 2: KIM LOẠI
Ví dụ 21: ?Vài kỉ lục trong thế giới kim loại?
 Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Os ( Osimi) d= 22,7g/cm3.
 Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: W ( Vonfram ) tnc = 34100C.
 Kim loại nhẹ nhất: Li ( Liti ) d = 0,53g / cm3.
 Kim loại dẻo nhất: Au ( Vàng ) 
 Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Hg ( thuỷ ngân ) tnc = - 390C.
 Kim loại dẫn điện tốt nhất: Ag ( bạc ) 
 Kim loại được con người dùng làm công cụ sớm nhất: Cu ( đồng )
 Kim loại có trữ lượng lớn nhất:Al ( nhôm ) chiếm 7% khối lượng vỏ trái đất.
Ví dụ 22: ?Nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?
- Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng đồng có khối lượng riêng lớn hơn nên nặng hơn. Do đó nếu dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy ở trong nhà ta dùng dây bằng đồng.
Áp dụng: BÀI 15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 
Phần Hệ thống kiến thức và củng cố, mở rộng cuối bài
GV
HS
?Vài kỉ lục trong thế giới kim loại?
?Nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?
- Ghi nhớ, nâng cao hiểu biết khoa học. 
- Tái hiện thực tế, phân tích tìm đáp án dựa vào tính chất vật lí.
Ví dụ 23: ? Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hoá đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu?
- Cảm là trạng thái con người bị nhiễm độc qua da gió độc thấm vào cơ thể qua các lỗ chân lông. 

File đính kèm:

  • docskkn dua thuc te vao bai giang mon hoa.doc
Giáo án liên quan