Bài giảng Thực hành số 1: Tính chất của Cacbohidrat

MỤC TIÊU:

- Củng cố tính chất về một số tính chất hoá học của glucozo, saccarozo, tinh bột.

- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm lượng nhỏ hoá chất trong ống nghiệm.

II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT:

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thực hành số 1: Tính chất của Cacbohidrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 
Tiết :16
BÀI 10 
Thực hành số 1: Tính chất của Cacbohidrat
 I. MỤC TIÊU:
Củng cố tính chất về một số tính chất hoá học của glucozo, saccarozo, tinh bột.
Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm lượng nhỏ hoá chất trong ống nghiệm.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT:
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
HOÁ CHẤT THÍ NGHIỆM
ống nghiệm 6
cốc thuỷ tinh 100ml 1
cặp ống nghiệm gỗ 1
đèn cồn 1
ống hút nhỏ giọt 1
thìa xúc hoá chất 2
giá để ống nghiệm 1
dd NaOH 10%
dd CuSO45%
dd glucozo 1%
H2SO410%
NaHSO4
Tinh bột
dd I2 0,05%
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định trật tự:
Chia lớp ra làm 4 nhóm nhỏ theo tổ để tiến hành làm thí nghiệm.
Vào làm thí nghiệm:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Thí nghiệm 1: Phản ứng của glucozo với Cu(OH)2 
GV: lưu ý
- Các em có thể dùng ống nhỏ giọt để ước lượng hoá chất thực hiện phản ứng.
- Cho vào ống nghiệm 3 giọt dd 
CuSO45% và 6 giọt dd NaOH 10%. Lắc nhẹ để có kết tủa Cu(OH)2. Gạn bỏ phần dd 
- Cho thêm vào ống nghiệm 10 giọt dd glucozo 1% lắc nhẹ.
- Đun nóng dd đến sôi, để nguội.
Thí nghiệm 2:
Phản ứng thuỷ phân của saccarozo:
GV: lưu ý 
Có thể dùng ống nhỏ giọt để thực hiện phản ứng.
- Nhỏ 8 giọt dd CuSO4 5% vào ống nghiệm (1) chứa 8 giọt dd NaOH 10%. Lắc đều để Cu(OH)2 làm thí nghiệm tiếp. Gạn bỏ phần dd.
- Nhỏ 8 giọt dd saccarozo 1% vào ống nghiệm 2 chứa một ít Cu(OH)2 quan sát hiện tượng phản ứng xảy ra. Đun nóng dd thu được.
- Nhỏ 3 giọt dd H2SO4 10% vào ống nghiệm 3 có chứa 10 giọt dd saccarozo và thực hiện các bước tiếp theo như SGK đã viết.
 Thí nghiệm 3: Phản ứng của HTB với I2
Chú ý: Saccarozo phải thật là tinh khiết, không còn lẫn glucozo, fructozo và SO2 trong quá trình sản xuất.
Thí nghiệm 1:
Phản ứng của glucozo với Cu(OH)2 
HS: Tiến hành thí nghiệm như SGK
HS: Quan sát hiện tượng 
- Tạo dd xanh lam
- Sau khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
HS: Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học.
Thí nghiệm 2:
Phản ứng thuỷ phân của saccarozo:
HS: Tiến hành thí nghiệm như SGK
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
- Khi đun nóng với axit, saccarozo bị thuỷ phân thành glucozo và fructozo. Chúng bị oxihoá bởi Cu(OH)2 và cho 
Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.
Thí nghiệm 3: 
Phản ứng của HTB với I2
- Nhỏ vài giọt dd iốt 0,05% vào ống nghiệm chứa 2ml dd hồ tinh bột 2% rồi lắc. Do cấu tạo đặc biệt, tinh bột hấp thụ iốt cho sản phẩm màu xanh lam.
- Đun nóng dd iốt bị thoát ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh lam.
- Để nguội, tinh bột lại hấp thụ iốt, có màu xanh lam như cũ.
GV: Hướng dẫn học sinh làm tường trình.
5. Công việc sau buổi thực hành:
HS dọn và rửa dụng cụ.
Làm bài phúc trình theo mẫu
STT
Tên Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích & Pứ
TUẦN 6
Ngày Soạn: 9/9/2009
Ngày dạy: 
Tiết :17
BÀI 
Kiểm Tra 1 Tiết
I. Mục Tiêu:
Kiểm tra hệ thống kiến thức học sinh được học về este-lipit,cacbohidrat.
Rèn luyện kĩ năng nhớ, biết, hiểu, vận dụng kiến thức để giải bài tập và làm các câu hỏi trắc nghiệm.
II. Nội dung đề :
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B,C,D chỉ phương án đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Hãy chọn một thuốc thử trong số các thuốc thử sau đây để nhận biết các dung dịch : glucozơ, anđehit axetic, glixerol và propanol.
	A. Na kim loại B. Cu(OH)2 C. dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Nước brôm
Câu 2: Saccarozo có thể tác dụng được với chất nào sau đây:
 (1) Cu(OH)2 ; (2) [Ag(NH3)2]OH ; (3) H2/Ni, t0C ; (4) CH3COOH( H2SO4 đặc)
 A. (1), (2)	;	B. (3), (4)	; C. (1), (4) ; D. (2), (3) ;
Câu 3: Phản ứng nào chứng tỏ glucozo có dạng mạch vòng?
A.Phản ứng với CH3OH/ HCl B. Phản ứng với Cu(OH)2.
C. Phản ứng với [Ag(NH3)2]OH D.Phản ứng với H2/Ni, t0C 
Câu 4: Tinh bột và xenlulozo khác nhau ở chỗ:
Phản ứng thuỷ phân. B. Cấu trúc mạch phân tử.
C. Độ tan trong nước . D. Thành phần phân tử.
Hãy chọn câu đúng.
Câu 5:Hãy chọn phương án đúng để phân biệt Saccarozo, Tinh bột và Xelulozo ở dạng bột:
A.Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iốt
B.Cho từng chất tác dụng với HNO3/ H2SO4 C.Cho từng chất tác dụng với dung dịch iốt
D.Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2 
Câu 6: Hãy chọn đáp án đúng:
	Một cacbohiđrat (A) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau:
	A dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch
	Vậy A có thể là : 
	A. Tinh bột ; B. Glucozo ; C. Xenlulozo ; D. Tất cả đều sai
Phan II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1:Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
( Chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn, ghi rõ điều kiện phản ứng cần thiết)
Tinh bột C6H12O6 C2H6O C4H6 Cao su bu na
	 C2H4 C2H6O2 C2H2O2 C2H2O4
Câu 2: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 10% tạp chất thành rượu etylic, hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85% 
 a)Tính khối lượng rượu thu được.
b) Đem pha loãng rượu đó thành rượu 400, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 gam/cm3.Hỏi thể tích dung dịch rượu thu được bằng bao nhiêu.
Câu 3. Đun nóng axit axetic với isoamylic (CH3)2CH-CH2- CH2 CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đung nóng vứoi 200gam rượu isoamylic? Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%.
III. Thống kê kết quả 
Lớp 
Sỉ số 
Trên TB
Dưới TB
Khá 
Gioi’
Nhận xét:..
TUẦN 6
Ngày Soạn:12/9/2009
Ngày dạy: 
Tiết :18,19
BÀI 11 
AMIN
I-Mục tiêu:
 1-Kiến thức Học sinh biết: 
	- Các lọai amin, danh pháp của amin
	- Hiểu được cấu tạo phân tử, tính chất , ứng dụng và điều chế amin
2-Kĩ năng: 
-Viết thành thạo các phương trình phản ứng 
- Gọi tên theo IUPAC các amin
- Nhận biết 1 số amin
- So sánh lực bazơ của các amin với amoniac
II-Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan – diễn giảng
III- Chuẩn bị:
GV Chuẩn bị phân tử anilin, các tranh vẽ có liên quan đến bài học
IV-Tiến trình lên lớp:
1-	Ổn định lớp học
2-	Bài dạy mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1:
¨ GV viết CTCT của NH3 và 4 lọai amin khác nhau , yêu cầu hs nghiên cứu kĩ cho biết mối liên quan giữa cấu tạo của amoniac và các amin
Þ định nghĩa tổng quát về amin.
¢ Khi thay một hoặc nhiều nguyên tử Hidrô trong phân tử NH3 bằng 1 hay nhiều gốc Hidrô cacbon thì ta được amin
¨ Qua các VD và nghiên cứu kĩ SGK, HS cho biết các cách phân lọai về amin. 
¨ GV yêu cầu hs theo dõi bảng 3.1 SGK, từ đó cho biết cách gọi tên :
-theo danh pháp gốc chức
-theo danh pháp thay thế
Hoạt động 2:
¨ viết đồng phân của chất có công thức phân tử C4H11N?
¨ GV hướng dẫn hs viết đồng phân của amin. 
Kết luận amin có các lọai đồng phân:
-Đp về mạch cacbon
-Đp về vị trí nhóm chức
-Đp về bậc của amin
Hoạt động 3: 
¨ HS tìm hiểu tính chất vật lí của các amin theo SGK?
Hoạt động 4:
¨ HS nhận xét cấu tạo của các amin và so sánh với NH3?
¢ Tương tự amoniac, amin có:
 - Nguyên tử nitơ còn đôi electron chưa liên kết nên amin thể hiện tính bazơ
 - Nguyên tử nitơ có số oxi hóa -3 nên dễ bị oxi hóa 
 - Do ảnh hưởng của đôi electron chưa lien kết ở nguyên tử nitơ nên các amin thơm còn dễ dàng tham gia phản ứng nhân thơm 
Hoạt động 5:
¨ GV hướng dẫn hs so sánh lực bazơ của các amin qua các ví dụ và giải thích ?
¢ So sánh lực bazơ:
- Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ 
- Nhóm phenyl C6H5- làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ
Vd: C6H5 – NH2 < CH3 – NH2 < CH3 – NH – CH3 
Hoạt động 6:
¨ Yêu cầu hs nghiên cứu SGK, cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc 1 tác dụng với axít nitrơ và viết ptpư
¨Yêu cầu hs nghiên cứu SGK, cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua và viết ptpư
Hoạt động 7:
Tương tự phenol anlin tác dụng với dung dịch brom trong nước tạo kết tủa trắng.
 Hs viết phản ứng và cho biết nguyên nhân của sự giống nhau trên?
Hoạt động 9: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế
¨ Hs nghiên cứu SGK cho biết những ứng dụng của các hợp chất amin
¨ Hs nghiên cứu SGK cho biết các phương pháp điều chế amin và viết ptpư
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN:
 1. Khái niệm :
 2.Phân loại:
a. Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon:
b. Theo bậc của amin:
 R – NH2 : Amin bậc 1
	NH3	R – NH – R’: Amin bậc 2
	R – N – R’: Amin bậc 3
	 R
 3.Danh pháp:
Tên Amin=Tên gốc HidroCacbon + Amin
CH3 – N(CH3)– CH2 – CH3	
êtyl-dimêtylamin
Nhóm-NH2 khi đóng vai trò nhóm thế gọi là nhóm amino
	 CH3 – CH2 – CH – CH3
	 NH2
	2-amino butan ( s – butylamin)
4. Đồng phân:
II. Tính chất vật lý:
III. Cấu tạo và tính chất hóa học:
1. Tính chất của chức amin:
a) Tính bazơ :
	R – NH2 + H+ ® R – NH3+
Tác dụng axit : tạo muối Amôni
C2H5 – NH2 + HCl ® C2H5 – NH3+Cl-	Êtylamôni clorua
C6H5 – NH2 + HCl ® C6H5 – NH3Cl
	Phênylamôni clorua
Tác dụng với H2O :
R – NH2 + H2O R – NH3+ + - OH
Dung dịch amin làm đổi màu thuốc chỉ thị.
Quì tím hóa xanh.
Phenoltalein hóa hồng.
BS:Tác dụng với dung dịch muối : ®(hidrôxit KL không tan)
3C2H5 – NH2 + 3H2O + FeCl3 ® 3C2H5NH3Cl + Fe(OH)3¯
Ghi chú :
R – NH3Cl + NaOH®R – NH2 + NaCl+ H2O
b) Phản ứng với axít nitrơ:
 - Ở nhiệt độ thường , amin bậc 1 ® ancol hay phenol + N2
C2H5 – NH2 + HONO ® C2H5 – OH + N2 + H2O
-Ở nhiệt độ thấp ( 0- 50C) , anilin và các amin thơm bậc 1 ® điazoni
C6H5 – NH2+ HONO + HCl ® C6H5N2+Cl- +2 H2O
 Benzenđiazoni clorua
c) Phản ứng ankyl hóa:
amin bậc 1, 2 ® amin bậc cao 
C2H5 – NH2 + CH3 – I ® 
 C2H5 – NH – CH3 + HI 
2.Phản ứng thế nhân thơm của anilin :
 Tác dụng với dung dịch Br2: tạo ¯ trắng
C6H5NH2 + Br2 ® C6H2Br3 NH2 ¯ + HBr
 2,4,6 – tribrômanilin 
IV. Ứng dụng và điều chế :
1.Ứng dụng:
2.Điều chế:
  Khử hợp chất Nitro bằng H nguyên tử : (H đang sinh)
R – NO2 + 6H R – NH2 + 2H2O
 ‚ Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac:
R – X + 2NH3 ® R – NH2 + NH4X
R – NH2 + R’– X + NH3 ® 
 R – NH – R’ + NH4X
V.Củng Cố và Dặn dò: 
	Tiết 1: Viết đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C5H13N, gọi tên?
 Viết phản ứng chứng minh tính chất hóa học của metylamin?
 Tiết 2: Từ CH4 viết phương trình phản ứng tạo ra amin tương ứng và ancol tương ứng?
Dặn Dò: làm các bài tập 1,2,3,4,7 SGK, 

File đính kèm:

  • doct6.doc