Bài giảng Một số bài tập phản ứng nhiệt nhôm

Câu 1: Lấy 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng HCl dư thu được 11,2 lít H2 (đktc). Tính thànhphần % khối lượng các chất trong hỗn hợp.

Câu 2: Sau khi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí đối với hỗn hợp bột Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp chất rắn X. Đem chia X thành 2 phần bằng nhau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bài tập phản ứng nhiệt nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập về phản ứng nhiệt nhôm
Câu 1: Lấy 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng HCl dư thu được 11,2 lít H2 (đktc). Tính thànhphần % khối lượng các chất trong hỗn hợp.
Câu 2: Sau khi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí đối với hỗn hợp bột Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp chất rắn X. Đem chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,8 lít khí (đktc).
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 28 lít khí (đktc).
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và oxit FexOy thu được 92,35 gam chất rắn. Hoà tan chất rắn trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 8,4 lít khí (đktc) và còn lại phần không tan D. Hoà tan 1/4 lượng D bằng H2SO4 đặc, nóng phải dùng 60 gam dung dịch H2SO4 98%. 
Tính khối lượng Al2O3 tạo thành và xác định công thức của FexOy.
Bài 4: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, CuO và Al có khối lượng 5,54 gam. Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm xong (h=100%) thu được chất rắn B.
	Nếu hoà tan B bằng HCl dư thì lượng H2 được sinh ra tối đa là 1,344 lít (đktc).
Mặt khác nếu cho B vào dung dịch NaOH dư thì thu được 2,96 gam chất rắn.
Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong B.
Bài 5: Cho hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và oxit sắt từ. Đem nung A ở nhiệt độ cao đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành 2 phần không đều nhau.
	Phần có khối lượng bé cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít H2 (đktc) và một phần không tan. Tách riêng phần không tan, đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc).
	Phần có khối lượng lớn cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí (đktc).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng hỗn hợp A và thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Bài 10: Chia hỗn hợp A gồm Al, FexOy và CuO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 16,8 lít H2. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm với phần 2 (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại). Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch HCl dư lại thu được thêm 8,96 lít khí và 4,8 gam chất rắn không tan.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Xác định công thức của FexOy.
Tính thành phần % về khối lượng các chất trong A.
(Biết thể tích các khí được đo ở đktc).
Bài 10: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOh dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2.
	Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn.
	Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2.
Các thể tích khí đo ở đktc, hiệu suất các phản ứng bằng 100%.
Xác định công thức phân tử của oxit sắt và tính m.
Nừu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24 gam kết tủa thì số gam NaOH có trong dung dịch NaOH lúc đầu bằng bao nhiêu?
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Giao thông vận tải năm 2000/2001).
Bài 7: Đem m gam hỗn hợp A gồm bột Al và một oxit của sắt chia thành 2 phần đều nhau.
Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 0,672 lit khí.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn với phần 2. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,1344 lít khí, tiếp tục cho dung dịch H2SO4 0,5M tới dư thì thu được thêm 0,4032 lít khí và dung dịch C. Sau đó cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch C tới dư thì được kết tủa D, đem nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 24,74 gam chất rắn E.
Xác định công thức phân tử của oxit sắt, tính giá trị m và thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Tính khối lượng của các chất trong E và thể tích của dung dịch H2SO4 đã dùng trong cả quá trình thí nghiệm (Các thể tích khí được đo ở đktc).
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Xây dựng năm 1999/2000).
Bài 6: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 (h=100%), thu được hỗn hợp Y. Lượng dung dịch NaOH 0,8M tối đa để phản ứng với Y là 100 ml và khi đó thu được 806,4 ml khí H2 (đktc). Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Cần thơ năm 1998/1999).
Bài 8: Trộn 10,44 gam Fe3O4 với 4,05 gam bột nhôm kim loại rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có mặt không khí). Sau khi kết thúc thí nghiệm lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,68 lít H2 (đktc). Hãy tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
Bài 9: Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml) thì thu được 5,376 lít khí H2 (đktc).
Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
Tính thể tích tối thiểu H2SO4 đã dùng.
Bài 10: Nung 28,33 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3, CuO sau một thời gian được hỗn hợp chất rắn B gồm Cu, Fe, Al2O3 và các chất ban đầu đều còn dư. Cho B tác dụng vừa hết với 0,19 mol NaOH trong dung dịch thu được 2,016 lít H2 và còn lại hỗn hợp chất rắn Q. Cho Q tác dụng với CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng 0,24 gam (so với khối lượng của Q) và được hỗn hợp chất rắn D. Hoà tan hết D bằng 760 ml dung dịch HNO3 1M, vừa đủ, thu được V lít khí NO.
Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp A và B.
Tính V (biết các thể tích khí đo ở đktc).
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Mở năm 1999/2000).

File đính kèm:

  • docPhan ung nhiet nhom_LVC.doc
Giáo án liên quan