Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 8: Quản lý cơ sở vật chất - Kỹ thuật ở trường phổ thông

2. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục đã chỉ

rõ:"Cơ sở vật chất - kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp

học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu

khoa học hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể bảo đảm thực hiện tốt phương

pháp giáo dục và đào tạo mới ".

- Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần 2 - Khóa VIII đã đề

cập và khẳng định tầm quan trọng của cơ sở vật chất - kỹ thuật các trường học như

sau:

"Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu sớm có một số trường học đạt tiêu

chuẩn quốc tế trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh, tiêu chuẩn hóa và hiện đại

hoá các điều kiện dạy và học. Chú ý đặc biệt đến giáo dục phổ thông, vì giáo dục phổ

thông là nền tảng, quyết định chất lượng chung ".

Những giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục cũng có đoạn nêu:" tiếp tục đổi

mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật

các trường học "

Ở giải pháp tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, Nghị quyết đã đề ra các biện

pháp:"Xóa ca ba; quy hoạch đất đai cho các trường; ban hành chuẩn quốc gia về các

cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường học, bao gồm : lớp học, bàn ghế, tủ sách, đồ

dùng dạy học, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành tối thiểu "

- Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng về giáo dục và đào tạo

tiếp tục khẳng định :“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên, đổi mới nội

dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục;

thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa Thực hiện phương châm: học đi đôi

với hành, giáo dục kết kợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã

hội

pdf37 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 8: Quản lý cơ sở vật chất - Kỹ thuật ở trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ thông
60
- Từng học kỳ, tháng, tuần có kế hoạch cụ thể, thích hợp, xây dựng hồ sơ quản lý 
trường sở đối với từng bộ phận, từng đơn vị trong nhà trường. 
- Có hồ sơ sổ sách ghi chép rõ tình trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật để bàn giao, 
kiểm kê, giao trách nhiệm giữ gìn bảo quản.
- Giao cho tập thể, tổ hay bộ phận có liên quan đến nhiều người sử dụng cơ sở 
vật chất-kỹ thuật, nhưng phải xác định rõ người chịu trách nhiệm chính.
- Có nội quy và chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng và bảo quản.
- Thực hiện chế độ kiểm kê, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết
- Không sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật khi đã có hư hỏng, tất nhiên nếu phát 
hiện có hư hỏng thì phải sửa chữa ngay.
- Có bộ phận chuyên trách bảo vệ, kết hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài, 
đồng thời phát huy tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong nhà trường.
- Tóm lại, khi xây dựng hoàn chỉnh các kế hoạch quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật 
sẽ giúp hiệu trưởng có tầm nhìn bao quát về tình hình công tác xây dựng, phát triển và 
sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật, có sự phân phối nguồn lực và phân công các bộ phận 
và cá nhân hợp lý để họ có tâm thế chuẩn bị chủ động công tác ngay từ đầu năm học. 
Có xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về cơ sở vật chất - kỹ thuật sẽ đảm bảo 
được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng tới mục tiêu, sẽ loại trừ 
những hiện tượng lộn xộn và tùy tiện trong mọi hoạt động có liên quan đến cơ sở vật 
chất - kỹ thuật của nhà trường
4.2 Tổ chức việc quản lý trường sở
4.2.1 Tổ chức hệ thống bộ máy chuyên trách và cơ chế phối hợp 
a) Tổ chức bộ máy quản lý trường sở 
Công tác tổ chức nói chung và tổ chức quản lý trường sở nói riêng thực chất là 
việc tích hợp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, đó là việc phân công 
giao trách nhiệm và quyền hạn cho cá nhân, một bộ phận hay một nhóm người quản 
lý; đó là việc tạo điều kiện cho sự hợp tác liên kết của họ trong quá trình quản lý với 
mục đích cao nhất là phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý.
Đối với một bộ máy tổ chức quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật của một trường phổ 
thông, nhất thiết phải phân chia tổ chức ra thành các cấp độ quản lý và trên cơ sở của 
từng cấp độ quản lý để phân chia phạm vi quản lý, quyền hạn quản lý và xác định rõ 
biên chế quản lý.
- Phân chia phạm vi quản lý có nghĩa là phải xác định rõ ranh giới về quyền hạn 
được quản lý: quản lý ai? Quản lý trong thời gian nào? Quản lý đến đâu?
- Phân chia trách nhiệm quản lý có nghĩa là phải xác định ranh giới về trách 
nhiệm trong công tác quản lý: quản lý cái gì? Quản lý như thế nào?
- Xác định biên chế quản lý thực chất là việc sắp xếp con người vào các vị trí 
trong cơ cấu tổ chức. 
- Khi xác định biên chế cần làm rõ yêu cầu về lực lượng cần có; những người cần 
sử dụng, tuyển mộ, lựa chọn; sắp xếp; đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt Trong việc xác 
Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông
61
định biên chế quản lý việc chọn lựa cán bộ là khâu quan trọng nhất.
Do vậy, khi lựa chọn cần chú ý đến các khía cạnh: kỹ năng quản lý, cá tính người 
quản lý và các yêu cầu về chức vụ mà họ đảm nhận.
Xuất phát từ những cơ sở như đã nêu ở trên, bộ máy tổ chức quản lý cơ sở vật 
chất - kỹ thuật của trường phổ thông cần được phân thành ba cấp quản lý sau:
- Lãnh đạo trường (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng)
- Tổ hành chính – quản trị (tổ trưởng, kế toán, thủ quỹ, y tế, bảo vệ, cán bộ thư
viện, cán bộ thiết bị, tạp vụ); các tổ chuyên môn (tổ trưởng, cán bộ phụ trách phòng 
bộ môn)
- Người sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật (cán bộ, giáo viên, nhân viên và 
học sinh)
Giữa các cấp quản lý, ngoài phạm vi và trách nhiệm cụ thể đã được quy định bởi 
các văn bản, cần phải có sự phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp dọc 
ngang nhằm tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của 
nhà trường
b) Tổ chức cơ chế phối hợp trong quản lý trường sở 
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở, cần phải xây dựng một cơ chế phối 
hợp thật chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa các đối tượng tham gia quản lý. Thực chất 
của cơ chế phối hợp này là sự phân cấp về trách nhiệm trong quản lý.
Mục đích của việc xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý trường sở là tạo ra 
một hành lang pháp lý nhằm để tăng cường tính tự chủ, tự giác, tự chịu trách nhiệm 
trong quản lý, với mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở hiện có của nhà 
trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Nội dung của cơ chế phối hợp trong công tác quản lý trường sở cần xác định rõ:
- Trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công 
tác cơ sở vật chất-kỹ thuật, tổ hành chính – quản trị, các tổ chuyên môn, cán bộ phụ 
trách các bộ phận, giáo viên và học sinh trong việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất-
kỹ thuật.
- Mối quan hệ dọc, ngang giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, 
các phòng chức năng và cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc quản lý 
và sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật
4.2.2 Tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ phụ trách các phòng 
chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật là một hoạt động cần thiết hữu ích của 
mọi chủ thể trực tiếp là các giáo viên, các cán bộ phụ trách các phòng chức năng và 
khách thể là các yếu tố vật chất: trường lớp, phòng thí nghiệm thực hành, thiết bị giáo 
dục, thư viện với sách và các tài liệu phục vụ cho công tác dạy – học Để nâng cao 
năng lực và tạo động lực trong việc sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật, ngoài các biện 
pháp tăng cường cải tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con 
Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông
62
người, đó là: kiến thức, phẩm chất tâm lý nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, lòng nhiệt tình 
đối với việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Do vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên đi học tập, 
tham quan, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất-kỹ 
thuật;
- Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo 
viên về kiến thức, kỹ năng sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật (trang thiết bị, máy 
móc, công nghệ hiện đại). Đặc biệt là về phía giáo viên, đối với các thiết bị giáo dục 
mới lạ, cấu tạo phức tạp, quy trình sử dụng nghiêm ngặt cần được huấn luyện, tập dượt 
thật thành thạo.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề tại chỗ về các kỹ năng sử dụng 
cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị. Người báo cáo, người hướng dẫn chọn trong 
số cán bộ giáo viên đã đưa đi bồi dưỡng hoặc đã am hiểu tinh thông về kiến thức và kỹ 
năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc. Thông qua đợt tập huấn nhằm phổ biến các 
kiến thức thông tin mới về công nghệ, về kỹ thuật tiên tiến.
Thực tế đã cho thấy rằng nếu lượng tri thức, kỹ năng và kỹ xảo sử dụng cơ sở vật 
chất - kỹ thuật nói chung, các thiết bị giáo dục nói riêng của giáo viên càng đầy đủ 
phong phú cập nhật bao nhiêu thì kết quả sử dụng thiết bị giáo dục càng lớn bấy nhiêu, 
trái lại kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo sử dụng thiết bị giáo dục càng nghèo nàn, yếu 
kém và khiếm khuyết bao nhiêu thì kết quả sử dụng thiết bị giáo dục càng thấp bấy 
nhiêu.
4.2.3 Ban hành các văn bản về định mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và 
sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng là 
một công việc cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản. Chính vì vậy, người hiệu 
trưởng phải biết dựa vào các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định để bắt 
buộc mọi thành viên trong nhà trường phải tuân thủ theo ý đồ quản lý của mình.
Trong phạm vi trường phổ thông, để công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật 
đạt hiệu quả, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như luật, văn bản 
dưới luậtvà các văn bản pháp quy của ngành kể cả các văn bản pháp quy của các 
ngành có liên quan khác, hiệu trưởng cần phải xây dựng và ban hành các quy định, 
quy chế, nội quy về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật mang tính đặc thù 
riêng của nhà trường. 
Mục đích và nội dung của những văn bản này là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các 
văn bản pháp luật của Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác quản lý 
cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sát hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách 
nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý và sử dụng cơ sở 
vật chất-kỹ thuật.
Hiệu trưởng các trường phổ thông cần xây dựng và hoàn chỉnh những văn bản 
sau đây có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật:
Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông
63
- Quyết định phân công bổ nhiệm các thành viên thuộc bộ máy quản lý cơ sở vật 
chất - kỹ thuật của nhà trường (Trưởng ban quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phó hiệu 
trưởng); Tổ trưởng tổ hành chính - quản trị; các Tổ trưởng chuyên môn; các cán bộ 
phụ trách: phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thiết bị giáo dục, phòng y tế, văn 
thư, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ và tạp vụ.) 
- Quy định về quy trình mua sắm thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác
- Quy định về việc phân công trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở vật chất -
kỹ thuật 
- Quy định về quy trình giao nhận, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất -
kỹ thuật 
- Nội quy sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật ở các loại phòng chức năng trong nhà 
trường
- Quyết định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và nhân viên trực tiếp 
quản lý các loại phòng chức năng
4.2.4 Xây dựng các định mức tiêu chí về sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật làm 
tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên
Tiêu chuẩn và định mức về cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với trường phổ thông 
trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là cơ sở để xây dựng kế 
hoạch đầu tư trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật trước

File đính kèm:

  • pdfchuong_8.pdf
Giáo án liên quan