Bài giảng Củng cố tính chất của amin

/ Mục tiêu của tiết:

1. Kiến thức:

 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của amin.

2. Kỹ năng:

 + Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, viết các đồng phân.

 + Kĩ năng giải bài tập .

3. Trọng tâm:

 + GV ôn lại cho HS cách viết đồng phân, gọi tên và tính chất hoá học của amin.

 + Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Củng cố tính chất của amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bám sát 7: CỦNG CỐ TÍNH CHẤT CỦA AMIN
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của amin.
2. Kỹ năng:
	+ Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, viết các đồng phân. 
	+ Kĩ năng giải bài tập . 
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn lại cho HS cách viết đồng phân, gọi tên và tính chất hoá học của amin.
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảoluận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
 GV gọi hs lên bảng làm các câu hỏi dạng trắc nghiệm từ 1-4. 
 HS lên bảng trình bày.
 HS phân tích đề so sánh tính bazơ của các amin dựa vào cấu tạo của chúng. Lực bazơ của amin còn phụ thuộc vào số lượng nhóm đẩy điện tử hay hút điện tử có trong phân tử.
 HS chọn đáp án: C
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
Yêu cầu HS viết các đồng phân amin bậc I của amin có CTPT C4H11N.
HS chọn đáp án: A
Tương tự HS phân tích đề dựa vào tính chất của các chất để làm bài tập 3.
 Đáp án: C
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4:
 HS trình bày bài giải lên bảng:
 Amin đơn chức có dạng: RN
 Ta có: nHCl = 0,1.1= 0,1 mol
 Do amin đơn chức nên namin = nHCl = 0,1mol
mamin = 
 Mamin = => R+14 = 31
 => R = 17 nên este có CTPT: CH5N
 Đáp án: C
 Qua các bài tập gv củng cố kiến thức về tính chất của amin cho hs.
Hoạt động 2:
GV gọi hs lên bảng làm bài tập 5.
 HS lên bảng trình bày bài giải.
GV yêu cầu HS nêu cách giải đối với bài tập này.
HS nhắc lại cách lập tỉ lệ.
Ta có CTPT của amin đơn chức là CxHyNt(t=1)
 = 0,375mol => mC = 0,375.12=4,5g
0,5625mol => mH=0,5625.2=1,125g
= 0,0625mol => mN=0,0625.28=1,75g
Tỉ lệ: x:y:t = =3 : 9 : 1
CTPT amin: C3H9N
HS viết các CTCT và gọi tên chúng.
Thông qua bài tập gv củng cố cho HS cách lập CTPT, viết công thức cấu tạo các đồng phân và gọi tên.
Hoạt động 3:
 HS đọc đề phân tích để tìm ra cách giải.
GV gợi ý cho hs và gọi hs lên bảng trình bày bài giải.
Theo đề bài ta có : ntribromanilin=
 C6H5NH2+3Br2 C6H2NH2Br3 + 3HBr 
 => nanilin= 0,01mol nên manilin=0,01.93=0,93g
 => =0,03mol nên = 0,03.160=4,8g
Do đó 
 HS nhận xét bài làm của bạn.
Thông qua bài tập gv củng cố tính chất anilin.
Bài 1: Có 3 hoá chất sau đây: metyl amin, đimetyl amin, amoniac. Thứ tự giảm dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy:
 A. amoniac > metylamin > đi metylamin
 B. metylamin> amoniac > đimetylamin
 C. đimetylamin > metylamin > amoniac
 D. metylamin < đi metylamin <amoniac 
Bài 2: C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin bậc I:
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Bài 3: Chất nào sau đây làm quì tím hoá xanh:
 A. CH3COOCH3 B. C6H5NH2
 C. CH3CH2NH2 D. C6H5OH
Bài 4: Để trung hoà 25g dung dịch một amin đơn chức X, nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X:
 A. C3H5N B. C2H7N
 C. CH5N D. C3H7N
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X thu được 8,4 lít CO2; 1,4 lít N2 (các thể tích khí ở đktc) và 10,125g H2O. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo của X và gọi tên. 
Bài 6: Tính thể tích dung dịch brom 10% (D=1,3g/ml) và khối lượng anilin cần dùng để điều chế 3,3g tribrom anilin.
4. Củng cố:
 Đã củng cố qua các bài tập.
5. Dặn dò: HS chuẩn bị nội dung bài amino axit.
Bám sát 8: CỦNG CỐ TÍNH CHẤT CỦA AMINO AXIT
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của amino axit.
2. Kỹ năng:
	+ Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, viết các đồng phân. 
	+ Kĩ năng giải bài tập . 
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn lại cho HS cách viết đồng phân, gọi tên và tính chất hoá học của amino axit.
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảoluận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
 GV gọi hs lên bảng làm các câu hỏi dạng trắc nghiệm từ 1-3. 
 HS lên bảng trình bày.
Yêu cầu HS viết các đồng phân amino axit có CTPT C4H9NO2.
HS chọn đáp án: C
Tương tự HS phân tích đề dựa vào tính chất của các chất để làm bài tập 2.
 Đáp án: D
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3:
 HS trình bày bài giải lên bảng:
 HS viết phương trình phản ứng:
H2NCH2COOH + NaOHH2NCH2COONa+H2O
 75 97
 3,75g ?
Mmuối = 
 Đáp án: C
Hoạt động 2:
GV gọi hs lên bảng làm bài tập 4.
 HS lên bảng trình bày bài giải.
GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của amino axit, amin và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 GV yêu cầu HS nhận xét .
Lưu ý HS tỉ lệ số mol trong phương trình phản ứng giữa amin, amino axit với dung dịch H2SO4. 
Qua các bài tập gv củng cố kiến thức về tính chất của amino axit cho hs.
Hoạt động 3:
 HS đọc đề phân tích để tìm ra cách giải.
GV gợi ý cho hs và gọi hs lên bảng trình bày bài giải.
Lưu ý HS đối với bài tập này ta nên viết PTHH dạng tổng quát và tính theo khối lượng để xác định giá trị của gốc R, từ đó => CTCT của amino axit.
 PTHH: 
 R(COOH)NH2+HCl R(COOH)NH3Cl
 R+ 61 R+97,5
 13,35g 18,825g
=> (R+61).18,825= (R+97,5).13,35
 => R = 28
 Nên CTCT của amino axit là: CH3CH(NH2)COOH (Axit-2-amino propanoic)
 HS nhận xét bài làm của bạn.
Thông qua bài tập gv củng cố tính chất amino axit và cách xác định công thức của hợp chất dựa trên tính chất của các chất.
Bài 1: Ứng với CTPT C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau: 
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Bài 2: Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3CH2NH2. Để nhận ra dung dịch của các chất trên, chỉ dùng thuốc thử nào sau đây:
 A. KOH B. HCl
 C. CH3OH/HCl D. Quỳ tím 
Bài 3: Cho 3,75g axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối thu được là:
 A. 4,5g B. 9,7g C. 4,85g D. 10,g
Bài 4: Cho các chất etylamin, axit-2-amino propanoic lần lượt tác dụng với KOH, H2SO4, C2H5OH có mặt HCl bão hoà. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 5: Cho 13,35g một -amino axit X (chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 18,825g muối khan. Xác định công thức cấu tạo đúng của X và gọi tên. 
4. Củng cố:
 Đã củng cố qua các bài tập, GV có thể sửa bài tập 6/48sgk cho hs.
5. Dặn dò: HS chuẩn bị nội dung bài peptit và protein.
Bám sát 9: CỦNG CỐ TÍNH CHẤT CỦA PEPTIT VÀ PROTEIN
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của peptit và protein.
2. Kỹ năng:
	+ Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, viết cấu tạo của các peptit.
	+ Kĩ năng giải bài tập . 
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn lại cấu tạo và tính chất của peptit, protein cho hs.
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảoluận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
Hoạt động 5:
Bài 1: Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin, phenylalanin.
Bài 2: Trình bày phương pháp hoá học dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng. 
Bài 3: Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên các của các amino axit tạo thành khi thuỷ phân các peptit sau:
a. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2COOH
b. H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH2-C6H5)COOH
Bài 4: BT 5/55 sgk
Bài 5: BT 6/55 sgk
4. Củng cố:
 Đã củng cố qua các bài tập. 
5. Dặn dò: HS chuẩn bị nội dung bài “Luyện tập”.

File đính kèm:

  • docChu de bam sat chuong 3Hoa 12 CB.doc
Giáo án liên quan