Bài giảng Bài 25: Tính chất của phi kim (Tiết 3)

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết một số tính chất vật lý của phi kim.

- Biết một số tính chất hóa học của phi kim.

- Biết được phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.

2.Kỹ năng:

- Biết sử dụng những kiến thức dã biết để rút ra các tính chất vật lý, hóa học của phi kim.

- Viết các PTHH thể hiệntính chất hóa học của phi kim.

3.Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 25: Tính chất của phi kim (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../12/2010
Ngày giảng:....../12/2010
Tiết: 30
CHƯƠNG III: PHI KIM.
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
BÀI 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Biết một số tính chất vật lý của phi kim.
- Biết một số tính chất hóa học của phi kim.
- Biết được phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.
2.Kỹ năng:
- Biết sử dụng những kiến thức dã biết để rút ra các tính chất vật lý, hóa học của phi kim.
- Viết các PTHH thể hiệntính chất hóa học của phi kim.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành và học tập hóa học.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của phi kim, độ mạnh yếu của 1 số phi kim.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: dụng cụ điếu chế khí H2
 Lọ đựng khí Clo
- Hóa chất: H2 , Cl2 , quì tím.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
9A
9B
9C
9D
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
1.TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA PHI KIM
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
? Hãy nêu những tính chất vật lý của phi kim?
GV: Chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài.
Hs: Tóm tắt tính chất vật lí của phi kim:
* Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái:
Trạng thái rắn: C, S, P...
Trạng thái lỏng: Br2...
Trạng thái khí: O2 , Cl2 , N2..
- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2..
Hoạt động 2:
2.TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm với nội dung " viết tất cả các phương trình phản ứng mà em đã biết trong đó có chất tham gia phản ứng là phi kim"
Gv: Yêu cầu Hs đưa các phương trình phản ứng mà nhóm mình viết được lên bảng.
Gv; Hướng dẫn các em sắp xếp, phân loại các phương trình phản ứng đó theo tính chất của phi kim.
Gv; Riêng tính chất tác dụng với hiđro Gv treo hình3.1 Hiđrô cháy trong khí Clo 
Gọi HS đọc sgk -Gv mô tả từ tranh vẽ.
Gv: Gọi hs nhận xét hiện tượng
Gv: Vì sao giấy qù tím hoá đỏ.
Gv: Hướng dẫn và yêu cầu Hs viết phương trình phản ứng và ghi lại trạng thái, màu sắc của các chất
 Gv: Thông báo:
Gv: Có thể gọi Hs mô tả lại hiện tượng của phản ứng đốt lưu huỳnh trong oxi và ghi trạng thái, màu sắc của các chất trong phản ứng
Gv: Thông báo:
Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét căn cứ vào khả năngvà mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Gv: Giới thiệu:
Phi kim hoạt động mạnh, ví dụ: F, O2, Cl2,...
Phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si,..
Hs: Các nhóm thảo luận để viết phương trình.
(Hs có thể viết vào bảng nhóm)
Hs: Sắp xếp và phân loại các phương trình phản ứng theo các tính chất của phi kim.
1. Tác dụng với kim loại:
 * Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:
 2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
 2Al (r) + 3S (r) Al2S3(r)
 * Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:
 3Fe + 2O2 Fe3O4
* PK tác dụng với kl tạo thành muối hoặc oxit
2.Tác dụng với hiđro
 * Oxi tác dụng với hiđro
 2H2 + O2 2H2O
 * Clo tác dụng với hiđro
+ Bình khí clo ban đầu có màu vàng lục
+ Sau khi đốt hiđro trong bình khí clo thì màu vàng lục của khí biến mất.(bình khí trở về không màu)
+ Đổi màu giấy qù tím thành đỏ
Hs: Ghi vào vở phần nhận xét:
 2H2(k) + Cl2 (k) ® 2HCl(k
 (không màu) (vàng lục) (không màu)
* Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi
 S (r) + O2 (k) SO2(k)
 (màu vàng) (không màu) (không màu)
 4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
 (đỏ) (không màu) (trắng)
4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim.
 Hs; Nghe giảng và ghi bài:
4. Củng cố - luyện tập:
1. Hãy viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa.
 H2S
 S SO2 SO3 H2SO4 K2SO4 BaSO4
 FeS H2S
 2. Hỗn hợp A gồm 4,2 g bộy sắt và 1,6g lưu huỳnh . Nung hỗn hợp A trong điều kiện không khí thu được chất rắn B. Cho dd HCl tác dụng dư với chất rắn B thu được khí C.
a. Viết PTHH
b. Tính % về thể tích của hỗn hợp khí C 
5. Hướng dẫn về nhà.
Bài tập;3,4,5
Đọc trước bài Clo.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc