Bài giảng Bài 18: Mol (tiếp theo)

A. Mục tiêu: - GV chỉ HS biết và phát biểu đúng những khái niệm này, không yêu cầu HS

 hiểu để giải thích chúng: Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí là gì?

 B. Tiến trình bài giảng:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Vào bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 18: Mol (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí ở đktc?
 3. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS làm các BT : 
- 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam?
- 0,5 mol H2O có khối lượng là bao nhiêu gam?
Sau đó , GV hướng dẫn HS cách lập luận để đi đến lập công thức chuyển đổi?
GV hướng dẫn HS giải các BT sau:
a. Tìm lượng chất ( số mol n) của 28g sắt, 36g nước.
b. Tìm khối lượng mol M của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,5 gam.
HĐ2: GV cho HS làm các BT sau ở phiếu học tập :
1. Hãy tính số mol của 64g Cu và 5,4g Al.
2. Hãy tính khối lượng của những hợp chất sau: 0,5 mol nguyên tử N, 0,5 mol phân tử N2, 0,5 mol CuSO4. 
HĐ3: GV cho HS làm 1 số BT:
- 0,5 mol khí O2 ở đktc có thể tích lad bao nhiêu?
- 0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
GV nêu giả thiết: Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở đktc ta có công thức chuyển đổi như thế nào?
HĐ4: GV cho HS giải các BT sau trên phiếu BT:
- 0,2 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
- 1,12 lít khí A ở đktc có số mol là bao nhiêu?
I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
- HS thảo luận giải BT.
- HS thảo luận để công thức chuyển đổi.
 m = n . M
- HS tự rút ra CT tính n và M.
 n = m : M ( mol), M = m : n (g)
- HS thảo luận để làm BT:
a. n Fe = 28 : 56 = 0,5 ( mol )
 n H2O = 36 : 18 = 2 ( mol )
b. M A = 12,5 : 0,125 = 100 ( g )
* Luyện tập :
- HS thảo luận để giải BT vào phiếu BT:
1. n Cu = 64 : 64 = 1 ( mol )
 n Al = 5,4 : 27 = 0,2 ( mol )
2. m N = 0,5 . 14 = 7 ( mol )
 m N2 = 0,5 . 28 = 14 ( g )
 m CuSO4 = 0,5 . 160 = 80 (g )
II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
- HS thảo luận để giải BT.
- HS thảo luận để viết công thức chuyển đổi:
 V = 22,4 . n ( l )
 n = V : 22,4 ( mol
Rút ra :
- HS thảo luận giải trên phiếu BT:
Thể tích (đktc ) của 0,2 mol khí O2 là:
VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 ( l )
Số mol (đktc ) của 1,12 lít khí A là:
n A = 1,12 : 22,4 = 0,05 ( mol )
 4. Củng cố : GV cho HS làm BT sau : Tính thể tích và số mol của hỗn hợp khí (đktc )gồm có 
 4,4 g CO2 , 0,8 g H2 và 2,8 g N2 .
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Tỉ khối của chất khí.
 - BT về nhà : bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 / SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 25 /11 / 2009
Tiết 29 Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ 
 A. Mục tiêu: - HS biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B.
 - HS biết cách xác định tỉ khối của 1 chất khí đ/v không khí.
 - HS biết giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí.
 B. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: -Viết công thức tính khối lượng m , suy ra công thức tính n , M.
 - Viết công thức tính thể tích chất khí ở đktc.
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nêu câu hỏi: Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B người ta làm gì? 
 ( xác định tỉ khối của khí A đối với khí B )
GV cho HS làm bài tập nhỏ: hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?
GV nêu câu hỏi: tỉ khối của khí A đ/v khí B kí hiệu là gì? Công thức tính tỉ khối của khí A đ/v khí B?
Từ công thức tính d A/B . Em hãy rút ra công thức tính MA ?
GV cho HS giải BT: 1 chất khí A có tỉ khối đ/v khí O2 là 1,375. Xác định khối lượng mol của khí A ?
HĐ2: GV cho HS giải BT: khí O2 nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần ?
( MO2 : 29 = 32 : 29 = 1,1 9 (lần )
GV nêu câu hỏi: để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần ta làm gì?
GV yêu câu HS xây dựng công thức tính tỉ khói của khí A đ/v không khí?
1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
- HS thảo luận trả lời.
- HS viết công thức tính tỉ khối :
 d A/ B = MA : MB
 MA = d A/ B . MB .
- HS thảo luận giải BT:
 MA = d A/ B . MO2 = 1,375 . 32 = 44 ( g )
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
- HS thảo luận để thực hiện.
- HS viết công thức tính:
 d A/ KK = MA : 29
 MA = d A/ KK . 29 
 4. Củng cố: GV cho HS giải BT 3 ở phiếu bài tập.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Tính theo công thức hoá học.
 - BT về nhà
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 25 /11 / 2009
Tiết 30, 31 Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC 
 A. Mục tiêu: - Từ CTHH đã biết, HS biết cách xác định T/ P % theo khối lượng của các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất.
 - Từ T/ P % theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, HS biết cách xác định CTHH của hợp chất.
 B. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Viết CT tính tỉ khối của khí A đ/ v khí B và tỉ khối của khí A đ/ v không khí.
 3. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS làm BT sau: Tìm T/ P % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CO2. 
( GV hướng dẫn HS cách thực hiện để giải BT trên ).
Sau khi HS nắm được các bước để giải BT trên, GV cho HS làm BT sau trên phiếu BT:
Tính T/ P % của các nguyên tố trong hợp chất H2SO4 .
HĐ2: GV cho HS làm BT sau: Một hợp chất có T/ P các nguyên tố là: 52,94% Al, 47,06% O. Biết khối lượng mol hợp chất là 102gam. Hãy tính CTHH hợp chất đó.
HĐ3: GV cho HS làm thêm BT sau: Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106 gam.
T/ P các nguyên tố là: 43,4% Na, 11,3% C và 45,3% O.
1. Biết CTHH của hợp chất hãy xác định T/P % các nguyên tố trong hợp chất:
- HS thảo luận để giải BT:
* Giải: - Tìm số mol của CO2
 M CO2 = 44 ( g )
Trong 1 mol CO2 có 1 mol C và 2 mol O
% C = ( 12 . 100 % ) : 44 = 27,27 %
% O = 72,73 %.
- HS thảo luận giải BT trên ở phiếu BT.
2. Biết T/ P các nguyên tố . Hãy xác định CTHH của hợp chất:
- HS thảo luận để thực hiện:
* Giải: - Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
m Al = ( 52,94 . 102) : 100 = 54 ( g )
m O = ( 47,06 . 102 ) : 100 = 48 ( g )
- Số mol của mỗi nguyên tố:
n Al = 54 : 27 = 2( mol)
n O = 48 : 16 = 3 (mol)
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 2Al và 3O.
CTHH của hợp chất là Al2O3 .
3. Luyện tập:
- HS giải BT trên phiếu BT.
 4. Củng cố: GV cho HS giải các BT sau trên phiếu BT:
 1. Tìm T/ P % về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất Na2SO4 .
 2. Tìm CTHH của hợp chất . Biết khối lượng mol phân tử hợp chất là 106g. T/ P các nguyên tố là : 43,4% Na, 11,3% C và 45,3% O.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Tính theo PTHH.
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6/ SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 5 /12 / 2009
Tiết 32, 33 Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 
 A. Mục tiêu: Từ PTHH và những số liệu của bài toán, HS biét cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm .
 - Từ PTHH và những số liệu của bài toán, HS biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm.
 B. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu kĩ các thí dụ 1 và thí dụ 2 ở SGK. Sau đó hướng dẫn HS cách tiến hành để thực hiện.
GV cho HS làm BT tương tự: Sắt tác dụng với axit clohiđric:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
a. Nếu có 2,8g sắt tham gia phản ứng. Hãy tìm khối lượng của axit HCl cần dùng?
b. Nếu thu được 12,7g FeCl2 . Hãy tìm khối lượng của sắt tham gia phản ứng.
HĐ2: GV yêu cầu HS làm các BT sau ở phiếu BT: Đốt cháy 5,4g bột nhôm trong khí Oxi, người ta thu được nhôm oxit Al2O3. Hãy tính khối lượng nhôm oxit thu được?
HĐ3: GV hướng dẫn HS nghiên cứu các thông tin SGK về thí dụ 1và thí dụ 2.
Sau đó, GV cho HS làm BT sau:
Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra khí lưu huỳnh đioxit SO2. Nếu có 1,6g lưu huỳnh tham gia phản ứng. Hãy tìm:
a. Viết PTHH của lưu huỳnh cháy trong không khí.
b. Thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc.
c. Thể tích khí O2 cần dùng ở đktc.
GV cho HS làm BT sau: 
Cho PTHH: CaCO3 CaO + CO2
a. Nếu có 10g CaCO3 tham gia phản ứng sẽ 
sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc )
b. Nêu thu được 5,6 lít khí CO2 thì cần dùng bao nhiêu gam CaCO3 .
I. Bằng cách nào xác định khối lượng chất tham gia và sản phẩm:
- HS thảo luận để giải BT ở phiếu BT:
* Giải: 
a. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
n Fe = 2,8 : 56 = 0,05 ( mol )
Theo PTHH ta có: 
1 mol Fe tác dụng với 2 mol HCl
0,05 mol Fe “ “ “ “ “ “ “ 0.1 mol HCl
 m HCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 ( g )
b. Theo PTHH ta có:
Để thu được 1 mol FeCl2 cần dùng 1 mol Fe
vậy ‘’ ‘’ ‘’ ‘’ ‘’ 0,1 mol FeCl2 ‘’ ‘’ 0,1 mol Fe
 m Fe = 0,1 . 56 = 5,6 ( g )
* Luyện tập: 
- HS thảo luận giải BT trên phiếu bài tập.
2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm:
- HS thảo luận và giải BT trên phiếu BT:
* Giải: 
a. S + O2 SO2 ( 1 )
 1mol 1 mol 1 mol
 0,05 0,05 0,05
b. n S = 1,6 : 32 = 0,05 ( mol )
Theo PT ( 1 ) ta có:
V SO2 = 0,05 . 22.4 = 1,12 ( l )
c. VO2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 ( l )
* Luyện tập: 
- HS thực hiện giải BT trên phiếu bài tập
 4. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: bài luyện tập 4
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3 / SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 15 /12 / 2009
Tiết 34. Bài 23: BÀI LUYỆN TẬP 4
 A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố các khái niệm: mol , khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí.
 - Củng cố mối quan hệ giữa khối lượng chất , lượng chất , thể tích khí.
 - Vận dụng kiến thức giải BT và hiện tượng thực tế .
 B. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK để trả lời các câu hỏi ?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi?
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau:
- Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện t0 và p ?
- Thể tích mol của các chất khí ở đktc ?
- Khối lượng mol và thể tích mol của những chất khí khác nhau?
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi:
- Tỉ khối của khí A đ/v khí B ( d A/B ) bằng 1,5.
- Tỉ khối của khí A đ/v không khí ( d CO2/kk

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8 T2635.doc