Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1945
Những di tích được phát hiện và nghiên cứu ở Việt Nam như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai) với các loại hình công cụ khá điển hình của thời đại đá cũ như rìu tay, công cụ chặt thô. Cùng các di tích cổ sinh khác chưa đựng hóa thạch của răng người vượn, quần động vật Pleistocene (Cánh Tân) ở Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An. là những chứng cứ khoa học xác thực chứng minh người nguyên thủy từng tồn tại, sinh sống trên đất Việt Nam từ thời đồ đá cũ cách nay khoảng 30 - 40 vạn năm.
Đến cuối thế Cánh Tân cách ngày nay khoảng 1 vạn rưỡi đến 3 vạn năm, các di tích thuộc hậu kỳ đã cũ đã được phát hiện phổ biến, trên diện rộng hơn ở Việt Nam. Đại diện tiêu biểu là hai nền văn hóa khảo cổ: Văn hóa Thần Sa (Thái Nguyên) và Văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ). Hai văn hóa khảo cổ hậu kỳ đá cũ này có cùng đặc điểm là sử dụng đá cuội để chế tác công cụ nhưng với những kỹ nghệ khác nhau. Kỹ nghệ mảnh, hiện vật đặc trưng là công cụ mảnh tước có tu chỉnh ở Văn hóa Thần Sa và kỹ nghệ hạch với công cụ đặc trưng hình múi bưởi, công cụ 1/4 viên cuội ở Văn hóa Sơn Vi.
Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1945 Bản đồ Việt Nam (bản đồ hành chính) Về địa lý, Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Về lịch sử - văn hóa, các nhà nghiên cứu đều đặt Việt Nam nằm trong bối cảnh Đông Nam Á. Con người đã có mặt trên đất Việt Nam từ rất sớm và khá liên tục trong suốt thời tiền sử. Những di tích được phát hiện và nghiên cứu ở Việt Nam như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai) với các loại hình công cụ khá điển hình của thời đại đá cũ như rìu tay, công cụ chặt thô... Cùng các di tích cổ sinh khác chưa đựng hóa thạch của răng người vượn, quần động vật Pleistocene (Cánh Tân) ở Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An... là những chứng cứ khoa học xác thực chứng minh người nguyên thủy từng tồn tại, sinh sống trên đất Việt Nam từ thời đồ đá cũ cách nay khoảng 30 - 40 vạn năm. Đến cuối thế Cánh Tân cách ngày nay khoảng 1 vạn rưỡi đến 3 vạn năm, các di tích thuộc hậu kỳ đã cũ đã được phát hiện phổ biến, trên diện rộng hơn ở Việt Nam. Đại diện tiêu biểu là hai nền văn hóa khảo cổ: Văn hóa Thần Sa (Thái Nguyên) và Văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ). Hai văn hóa khảo cổ hậu kỳ đá cũ này có cùng đặc điểm là sử dụng đá cuội để chế tác công cụ nhưng với những kỹ nghệ khác nhau. Kỹ nghệ mảnh, hiện vật đặc trưng là công cụ mảnh tước có tu chỉnh ở Văn hóa Thần Sa và kỹ nghệ hạch với công cụ đặc trưng hình múi bưởi, công cụ 1/4 viên cuội ở Văn hóa Sơn Vi. Các di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới cách ngày nay khoảng trên dưới 1 vạn năm ở Việt Nam cơ bản nằm trong thế Holocene (Toàn Tân). Các nền văn hóa tiêu biểu thuộc giai đoạn này là Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Bắc Sơn. Đây là những nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng thế giới, có địa bàn phân bố rộng ở vùng núi Bắc Việt Nam và hầu hết các nước Đông Nam Á. Cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn cư trú trong hang động, mái đá gắn với thung lũng cùng hệ thống sông suối nhỏ. Sự xuất hiện của đồ gốm, các loại hình công cụ đặc trưng như công cụ hình đĩa (Sumatralith) của văn hóa Hòa Bình, rìu mài lưỡi, dấu Bắc Sơn... có chức năng sử dụng chuyên biệt kết hợp với kỹ thuật buộc ghép cán cùng kết quả phân tích bào tử phấn hoa là những bằng chứng thuyết phục về sự ra đời của nền nông nghiệp sơ khai ở khu vực này. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới qua nghiên cứu văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đã cho rằng Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát minh nền nông nghiệp trồng trọt sớm trên thế giới. Tiếp nối Hòa Bình, Bắc Sơn, giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá mới ở Việt Nam, cách ngày nay khoảng 5 - 6 nghìn năm có hàng chục văn hóa khảo cổ mang tính địa phương. Phạm vi phân bố của mỗi văn hóa không rộng, thường gắn với môi trường sinh thái vùng rõ nét nhưng trải khắp trên nhiều địa hình từ Bắc đến Nam, từ miền núi tới hải đảo, chứng tỏ đây là thời kỳ gia nhập của các ngữ hệ và tộc người từ các nơi khác vào Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cư dân nguyên thủy của các văn hóa khảo cổ ở Việt Nam đã hiểu rõ thuộc tính và thuần thục mọi kỹ thuật chế tác đá: cưa, mài, đánh bóng, khoan... để chế tác nhiều loại hình công cụ đa dạng: rìu, dao, mũi khoan... nhiều đồ trang sức: vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi khá tinh xảo. Giai đoạn này đồ đất nung rất đa dạng về loại hình, kích cỡ và thường được trang trí đẹp mắt với nhiều mô típ hoa văn khác nhau. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi có bước phát triển đa dạng hơn. Trong nhiều di chỉ khảo cổ đã phát hiện được xương của một số loài động vật đã được thuần dưỡng như chó, lợn, trâu, bò... Ứng với các vùng sinh thái cư trú khác nhau, hệ sinh thái nông nghiệp đã bắt đầu đa dạng với nông nghiệp trồng nước và trồng khô, gieo hạt và trồng củ. Bước vào thời đại đồ đồng cách ngày nay trên dưới 4000 năm, tính đa dạng văn hóa Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn. Đây là thời kỳ của sự hòa trộn, hội tụ văn hóa tộc người - ngữ hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Thời kỳ mở rộng địa bàn cư trú, từ các vùng cao dần chiếm lĩnh và làm chủ châu thổ của các con sông lớn. Thời kỳ tạo dựng các làng xóm đầu tiên. Thời kỳ này, trên đại thể các nhà khảo cổ đã phân biệt được ba trung tâm văn hóa khác nhau ở ba miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam. Ở mỗi trung tâm là phức hệ văn hóa phát triển đa tuyến trong ngót hai thiên niên kỷ để hội tụ, kết tinh thành đỉnh cao văn minh - văn hóa thống nhất trong đa dạng ở thời điểm sơ kỳ thời đại đồ sắt, vài thế kỷ trước Công Nguyên. Ở miền Bắc, vùng trung du và châu thổ sông Hồng - quê hương buổi đầu của dân tộc Việt Nam, từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn là những bước phát triển khác nhau về chất nhưng của cùng một nền văn minh lúa nước, nó phản ánh những đặc trưng văn hóa ổn định, một lối sống ổn định kế tiếp nhau của nhiều thế hệ người Việt cổ. Miền Trung Việt Nam, từ Long Thạnh đến Văn hóa Sa Huỳnh cũng là quãng đường dài phát triển qua nhiều giai đoạn để khẳng định văn minh của người Chăm cổ. Ở miền Nam, nhiều giai đoạn phát triển trên con đường từ Cầu Sắt tới Óc Eo cũng tới được nền văn minh của cư dân chủ yếu của người Nguyên Mã Lai (Protomalais). Ở mỗi đỉnh cao văn hóa ta đều thấy những hiện vật rất đặc trưng, thể hiện sắc thái văn hóa riêng. Văn hóa Đông Sơn là trống đồng, thạp đồng Đông Sơn, mộ chum với khuyên tai hai đầu thú ở Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo là đồ gốm cùng nhiều đồ trang sức bằng chất liệu quý.... Dựa vững chắc trên nền nông nghiệp lúa nước, nằm trong mạng lưới buôn bán quốc tế bằng đường biển, giai đoạn này quan hệ giao thương, buôn bán khá phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhiều hiện vật của những nền văn hóa - văn minh lớn: Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập... khá phổ biến ở thời kỳ này. Việt Nam – Lịch sử, Văn hóa qua một số hình ảnh khảo cổ học
File đính kèm:
- Viet Nam tu thoi nguyen thuy den nam 1945.doc