Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản, tập 1

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Dạy học theo hướng tích hợp đang là một phương pháp dạy học hiện đại được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Với quan điểm lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò tổ chức còn học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Do đó, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích hợp để nhằm tích cực hóa hoạt động và vai trò của học sinh, phát huy đầy đủ năng lực của học sinh, từ đó hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Hơn nữa, hiện nay, sách giáo khoa ngữ văn bậc học THPT đã có nhiều thay đổi. Các phân môn Văn học – Tiếng việt – Làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn với một quyển sách Ngữ văn duy nhất ( Trước đó gồm 3 quyển khác nhau). Sự họp nhất như vậy đánh dấu sự tích hợp kiến thức của các phân môn lại trong một chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất, không chỉ là sự hợp lực của ba phân môn mà còn vận dụng kiến thức của các môn học khác, kiến thức trong đời sống xã hội, các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn. Do đó, vấn đề tích hợp là nội dung không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường hiện nay.

Ngoài ra, phương pháp dạy học tích hợp đòi hỏi người dạy phải trang bị những kĩ năng cần thiết, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, thao tác để quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh tốt hơn. Song, vấn đề tích hợp còn quá mới mẻ, nhiều bất cập, gây ra những khó khăn cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

Chương trình Ngữ Văn 11 – tập 1 – ban cơ bản là chương trình với nhiều nội dung hay và khó đối với giáo viên và học sinh. Việc tổ chức cho học sinh nắm bắt các văn bản một cách chủ động, tích cực, hiệu quả và toàn diện vô cùng khó khăn. Bộ phận văn xuôi giai đoạn 1900 – 1945 gồm những tác phẩm có dung lượng khá dài, chia là hai xu hướng văn học chính là xu hướng văn học lãng mạn và xu hướng văn học hiện thực. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, nếu dạy theo phương pháp tích hợp ở những văn bản này, học sinh sẽ có cách tiếp cận tác phẩm toàn diện và hiệu quả hơn việc dạy theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản, tập 1” với hi vọng đem đến những trải nghiệm bước đầu khi ứng dụng phương pháp dạy học mới mẻ này.

 

doc28 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản, tập 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những đêm đen của những kiếp người nghèo khổ.
 - Địa lí: Hiểu biết về Phố Huyện Cẩm Giàng ở Hải Dương trong thực tế xưa và nay.
 - Văn hóa: Nghệ thuật Thư Pháp của dân tộc nói riêng, thư pháp thế giới nói chung.
 - Đời sống: Vấn đề chữ viết, lối sống, cách ứng xử của con người hiện nay, đặc biệt là thanh niên, học sinh.
 - Giáo dục công dân: Bài học về lòng yêu nước, nhân đạo.
CHƯƠNG 3: 
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Giáo án 1:
Tiết 33, 34, 35 Ngày soạn 20.10.2013
HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
A. MỤC TIÊU:
* Chuẩn:
1. Kiến thức: - Thấy được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. Qua đó hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. 
 - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 3. Thái độ: HS biết thương cảm và đồng cảm trước những số phận bất hạnh; hình thành cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cuộc sống.
* Nâng cao: Tích hợp với kiến thức ở tác phẩm cùng xu hướng lãng mạn, các tác phẩm văn học hiện thực.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
	1. Phương pháp: Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận
2. KTDH: động não, khăn trải bàn, đồng tình – phản đối, hỏi - trả lời, dạy học theo dự án
KNS: giao tiếp, nhận thức.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng...
2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài, trả lời các câu hỏi trong bài học.
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới: Văn học thế kỉ XX – 1945 thu được nhiều thành tựu với nhiều phong cách nổi bật. Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn có phong cách nổi bật đó. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, sâu lắng và chan chứa tình yêu thương con người. Hai đứa trẻ chính là một trong số những truyện ngắn giàu chất thơ ấy tiêu biểu của ông.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- HS nhóm 1 trình bày về tác giả: cuộc đời, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ý chính.
- TL là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của TLVĐ. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày thường ngày. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, lời văn giản dị trong sáng gợi cảm, đan xen yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
- GV nêu những quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ của TL
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- HS trình bày, GV bổ sung và rút ra ý chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: 
- Thạch Lam (1910 - 1942), là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn 
- Thạch Lam có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
2. Tác phẩm:
 * Tác phẩm chính:
- Các tập truyện ngắn: gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).
- Tiểu thuyết: Ngày mới (1939).
- Tập tiểu luận: Theo dòng (1941).
- Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
* Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: 
- Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn - 1938.
- Là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn TL.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hướng dẫn hs tìm hiểu bức tranh phố huyện qua sự biến chuyển của thời gian:
- GV hướng dẫn HS đọc một số đoạn để nắm bắt mạch văn và đặc điểm phong cách TL.
? Phố huyện được miêu tả trong tác phẩm là phố huyện ở đâu? Trình bày những hiểu biết của em về phố huyện đó.
- HS vận dụng kiến thức địa lí để giải mã: phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương là phố huyện nghèo nàn, chỉ có một cái chợ nhỏ, một ga xép, hàng đêm có một đoàn tàu qua.
Nhóm 1: Phố huyện lúc chiều tàn- Những chi tiết miêu tả bức tranh nơi phố huyện lúc chiều tàn (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)? Cảnh này gợi cho em những suy nghĩ, xúc cảm gì? 
- HS tìm hiểu theo phiếu học tập ( 2hs/nhóm), phát biểu, lí giải.
Âm thanh
Đường nét
Hình ảnh
Màu sắc
Cảm xúc
Nhận xét
- Gv gọi học sinh các nhóm trình bày, có nhận xét, bổ sung.
* Âm thanh: 
 + Tiếng trống thu không gọi chiều về.
 + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
 + Tiếng muỗi vo ve.
* Hình ảnh, màu sắc: 
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, 
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. 
* Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
* Con người: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
=> Câu văn dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế. Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam.
? Hình ảnh của “bóng tối” và “ánh sáng” được miêu tả như thế nào trong tác phẩm? Nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam?
- Hs đọc, phát hiện chi tiết miêu tả ánh sáng và bóng tối
- HS: Phát biểu: Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
* Ánh sáng – sự sống:
 + Một khe sáng ở một vài cửa hàng.
 + Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí.
 + Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác Siêu.
 + Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.
? Nhà văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ánh sáng và bóng tối? Em hãy cho biết một vài tác phẩm cùng sử dụng bút pháp này.
HS trả lời: Bút pháp tương phản, đổi lập.
-Gv nhấn mạnh cho hs thấy đây là bút pháp quen thuộc của các tác phẩm thuộc xu hướng lãng mạn: Chữ người tử tù, Tây Tiến...
Gv có thể giới thiệu một số tác phẩm: Làng quê trong Tắt đèn, Làng Vũ Đại của Nam Cao, trình chiếu video về xã hội Việt Nam trước 1945 để học sinh nhận thấy tính chất điển hình của bức tranh phố huyện.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
1. Đọc – tóm tắt:
2. Tìm hiểu chi tiết	
a. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
* Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
- Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
- Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".
 -> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
- Không gian: thu hẹp dần: phố huyện nhỏ -> phiên chợ tàn -> góc chợ -> quán hàng lụp xụp: quang canh nhỏ hẹp, yên tĩnh, tù túng.
Bóng tối
Ánh sáng
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối.
-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt hộng âm thầm của sinh vật, con người
khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)
-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.
=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... -> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
è Khung cảnh xã hội Việt Nam những năm trước 1945.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NHỮNG KIẾP NGƯỜI TÀN Ở PHỐ HUYỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hs tìm hiểu những kiếp người nơi phố huyện
- Cùng với cảnh chiều tàn, chợ tan, cảnh những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện được tả ra sao? 
- HS lần lượt phân tích, điền vào phiếu học tập:
Nhân vật
Đặc điểm
Nhận xét:
- HS: Mỗi người mỗi cảnh, nhưng họ đều có chung cái nghèo túng, buồn chán, mỏi mòn của những kiếp người nhỏ bé.
- Miêu tả các nhân vật, Thạch Lam muốn bày tỏ điều gì?
- Hs suy nghĩ, lí giải, trả lời.
- Gv liên hệ cho học sinh những tác phẩm cùng đề tài: Bài thơ Quẩn Quanh của Huy Cận, Tác phẩ Tỏa nhị Kiều cuả Xuân Diệu, Chí Phèo của Nam Cao, hoặc bài ca dao: Con kiến mà leo cành đa để học sinh thấy được hình ảnh nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.
? Nhận xét về thái độ và tâm trạng của nhà văn khi khắc họa bức tranh cảnh và người phố huyện?
- Hs nhận xét, rút ý.
- Gv tóm tắt tác phẩm Nhà Mẹ Lê, một tác phẩm của Nhóm Tự Lực văn đoàn để cho học sinh thấy được giá trị nhân văn trong trang viết của Thạch Lam so với các nhà văn cùng nhóm Tự lực văn đoàn.
- Gv định hướng, hs phát biểu về cuộc sống hiện tại, để học sinh thấy được ý nghĩa và giá trị cũng như hạnh phúc mà bản thân đang được hưởng.
2. Tìm hiểu chi tiết	
a. Bức tranh phố huyện:
* Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
* Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu 
=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán....Tuy vậy, họ vẫn hi vọng - cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. 
=> Bức tranh thu nhỏ về con người và xã hội Việt Nam trước Cách mạng.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậm buồn và những chi tiết khách quan.
HOẠT ĐỘNG 3: NHÂN VẬT LIÊN VÀ HÌNH ẢNH ĐOÀN TÀU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Liên
- Trong những con người đang sống âm thầm, vật vờ như n

File đính kèm:

  • docVAN DUNG QUAN DIEM TICH HOP VAO GIANG DAY VAN XUOI LANG MAN LOP 11.doc
Giáo án liên quan