Tuần 5 - Tiết 5: Phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lý

1. Kiến thức.

- Nhớ được các quy định về phương hướng trên bản đồ.

- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm.

 2. Kỹ năng.

- Biết cách tìm phương hướng, xác định kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu.

II. Đồ dùng dạy học

- Quả địa cầu .

- Hình trong SGK.

III. Tiến trình trên lớp.

 1. ổn định.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 5 - Tiết 5: Phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 5
Phương hướng trên bản đồ
Kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lý
Giảng:
I. Muc tiêu bài học.
	1. Kiến thức.
- Nhớ được các quy định về phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm.
	2. Kỹ năng.
- Biết cách tìm phương hướng, xác định kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu.
II. Đồ dùng dạy học
- Quả địa cầu .
- Hình trong SGK.
III. Tiến trình trên lớp.
	1. ổn định.
	2. Bài cũ.
- Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
- Làm bài tập 2,3.
	3. Nội dung phương pháp.
	1. Phương hướng trên bản đồ.
GV: Cho học sinh nhớ khi xác định bản đồ thì phần giữa bản đồ là phần trung tâm.
GV: Khi xác định thì nhớ tính từ xích đạo lên phía trên, xuống phía dưới, rồi qua phải và qua trái.
CH: Để xác định phương hướng trên bản đồ thì người phải dựa vào đâu?
( Dựa vào các kinh tuyến và vĩ tuyến)
GV: Cho học sinh nhắc lại đường kinh tuyến là đường nối từ cực bắc đến cực nam, nên đầu phía trên là phía bắc, đầu phía dưới là hướng nam.
GV: Cho học sinh nhắc lai đường vĩ tuyến là đường vuông góc với đường kinh tuyến nên từ đó xác định hướng đông tây. Đi qua phải là hướng đông, còn đi qua trái là hướng tây.
GV: Lần lược cho học sinh xác định trên bản đồ, quả địa cầu?
- Gv: Yêu cầu học sinh vẽ hình 10 vào vở,
 Bắc
 Tây Bắc Đông bắc
 Tây Đông
 Tây Nam Đông Nam
 Nam
 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.
GV: Cho học dựa vào SGK tìm hiểu.
CH: Muốn tìm một điểm trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thì người ta phải làm thế nào?
GV: Yêu cầu học sinh tìm điểm C ở H 11 SGK.
CH: Kinh độ là gì?
CH: Vĩ độ là gì?
CH: Toạ độ địa lý là gì?
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lý.
VD: Cách viết toạ độ địa lý.
 Kinh độ 200 T
C : 
 Vĩ độ 100 B
4. Củng cố.
- Giáo viên cho sinh làm việc theo nhóm.
	+ Tìm hướng bay từ Hà Nội đến một số nước ở Đông Nam á ( H 12 SGK)
- Sau khi học sinh trình bày kết quả giáo viên nhắc lại kiến thức cho học sinh nhớ lâu hơn.
- Xác định chính xác hướng.
- Biết cách xác định và viết kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lý.
	5. Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập 1,2/17
- Học bài cũ và soạn bài mới - Ký hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
	6. Rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdia ly 8 tiet 5.doc