Tuần 27 - Tiết 51: Nhiên Liệu

A. MỤC TIÊU:

 - Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

 - Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của 1 số nhiên liệu thông dụng.

 - Nắm được cách sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: Nêu thành phần của dầu mỏ và khí thiên nhiên

 Nêu ứng dụng của sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên?

 HS 2: Chữa bài tập 4 tr 129 – Sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 27 - Tiết 51: Nhiên Liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 Ngày soạn:23.02.11
Tiết 51	 Ngày dạy:02.03.11
Nhiên liệu
A. Mục tiêu: 
 - Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. 
 - Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của 1 số nhiên liệu thông dụng.
 - Nắm được cách sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nêu thành phần của dầu mỏ và khí thiên nhiên
	Nêu ứng dụng của sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên?
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 129 – Sgk
	Đáp số : V = 1,12 lit
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Nhiên liệu là gì?
GV: Than, củi, gỗ, xăng, gas được gọi là nhiên liệu . Vậy nhiên liệu là gì?
- Điện để thắp sáng, đun nấu có phải là nhiên liệu không?
HS nghe và ghi theo GV giới thiệu:
Than,củi, gỗ, gas  được gọi là nhiên liệu
Khái niệm : 
HS: Không phải là nhiên liệu
Hoạt động 2: II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Phân loại nhiên liệu ta dựa vào trạng thái của chất
Có mấy loại nhiên liệu?
- Nêu từng loại và tác động môi trường của từng loại nhiên liệu?
Cho HS quan sát biểu đồ năng lượng toả nhiệt. So sánh năng suất toả nhiệt của các loại nhiên liệu
HS: Có 3 loại nhiên liệu: rắn ; lỏng ; khí
1. Nhiên liệu rắn
Gồm than mỏ (đá), củi, gỗ.
Than mỏ gỗm: Than gầy (90% C) , than mỡ, than non, than bùn
2. Nhiên liệu lỏng
Gồm các sản phẩm chế biến từ dâud mỏ( xăng ; dầu hoả) và rượu
3. Nhiên liệu khí
Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cao, khí lò cốc, khí than, biogas
-HS quan sát biểu đồ và so sánh năng suất toả nhiệt
Hoạt động 3: III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
GV: Sự cháy là quá trình phản ứng giữa oxi với nhiên liệu. Để sự cháy triệt để cần sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
Cho HS thảo luận nhóm khoảng 5 phút
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời
GV gọ HS khác nhận xét, bổ sung
HS thảo luận nhóm và trả lời:
1. Cung cấp đầy đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi hoặc không khí
3. Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ phù hợp nhằm tận dụng nhiệt lượng
HS khác nhận xét, bổ sung
III. Củng cố
Nêu nội dung chính đã học trong bài
Làm bài tập 3 tr 132 – Sgk
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc kiến thức đã học về nhiên liệu
	- Làm bài tập : 1 ; 2 ; 4 tr 132 – Sgk
**************************************
Tuần 27	 Ngày soạn:23.02.11
Tiết 52	 Ngày dạy:04.03.11
Bài luyện tập chương 4.
Hiđrocacbon. Nhiên liệu
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon
 - Hệ thống hoá mối quan hệ về cấu tạo và tính chất các hiđrô cacbon. 
 - Rèn luyện lỹ năng làm bài tập nhận biết, xác định công thưc của HS hữu cơ 
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
Kiểm tra 15 phút
	Câu 1 (4đ) :Điền vào ô trống nội dung thích hợp:
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức cấu tạo
Cấu tạo phân tử
Phản ứng đặc trưng
	Câu 2 (2đ): Viết các công thức cấu tạo các hợp chất sau:
	C5H12 	; CH3Cl
	Câu 3 (4đ): Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
	a/ CH4 + .  + HCl
	b/ C2H4 + O2  + ..
	c/ C2H2 + 2Br2 
	d/ C6H6 + H2 
Đáp án + Biểu điểm
	Câu 1: Hoàn thành mỗi chất :	1đ
	Câu 2: Mỗi CTPT có 2 CTCT. Chính xác mỗi công thức cấu tạo được 0,5đ
	Câu 3: Hoàn thành đúng mỗi phản ứng 	1đ
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
Cho HS nghiên cứu Sgk
Hoạt động 2: II. Luyện tập
Bài tập 1 tr 133 – Sgk 
GV cho HS viết các công thức cấu tạo đầy đủ
Sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày
Bài tập 2 tr 133 – Sgk
GV Nêu đầu bài: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 khí: CH4, C2 H4.
Yêu cầu HS trình bày vào vở. Sau đó gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
Bài tập 4 tr 133 – Sgk 
Yêu cầu HS đọc đầu bài
HD: ? Muốn biết được A có chứa nguyên tố gì ta làm như thế nào?
Yêu cầu thảo luận theo nhóm làm bài 4
HS:
* CH3 – CH2 - CH3 propan
* CH3 - CH = CH2 Propen
 CH2 - CH2
 CH2 xiclo propan
* CH3 - C º CH . propin
CH2 = C = CH2 propađien 
 CH ắ CH
 CH2 xiclo propen
HS trình bày :
Dẫn 2 khí lần lượt qua dung dịch brom màu da cam. Nếu khí nào làm mất màu dung dịch brom thì đó là C2H4
C2H4(k)+Br2(dd) đ CH2Br-CH2Br(l)
Khí còn lại không làm mất màu dung dịch brom là CH4
HS đọc đề bài
HS thảo luận nhóm 
 mC= 0,2.12=2,4g ; mH = 0,3.2 = 0,6g
Khối lượng của C; H : 2,4 + 0,6 = 3g
 A chỉ có 2 nguyên tố: C và H
Gọi CTPT của A có dạng: CxHy
 CTPT của A có dạng (CH3)n 
Do MA< 40 15n <40
+ Nếu n= 1 CTPT của A: CH3 loại
+ Nếu n = 2 CTPT của A: C2H6 t/m
+ Nếu n 3 loại
c/ A không làm mất mầu dung dịch brom
d/ Phản ứng của A khi có ánh sáng:
C2H6(k) + Cl2(k) C2H5Cl(k) + HCl(k)
III. Hướng dẫn về nhà
	- Ôn lại tính chất các hidrocacbon đã học 
	- Chuẩn bị tiết sau thực hành

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 27 10 - 11.doc
Giáo án liên quan