Tư tưởng Hồ Chí Minh quy tụ mọi lực lượng để dựng nước và giữ nước

Trong lịch sử dân tộc, cũng có thời kỳ chia rẽ nội bộ như “Thập nhị sứ quân”, Trịnh – Nguyễn phân tranh, “Nam Kỳ quốc” v.v nhưng quy luật chung của sự phát triển vẫn là sự đồng tâm nhất trí, sự quy tụ lực lượng với hình tượng “bó đũa”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nguyên lý đó dựa trên thực tế xã hội Việt Nam: sự phân hóa và đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội bị chi phối và phụ thuộc vào mâu thuẫn lớn hơn: giữa dân tộc Việt Nam và giai cấp thống trị ngoại bang – mâu thuẫn đối kháng cao nhất.

Vốn mang truyền thống đại đoàn kết dân tộc, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên lộ trình tìm đường cứu nước, nắm được học thuyết Mác–Lênin, phân tích rõ thực trạng xã hội Việt Nam, giải quyết chính xác mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong cách mạng Việt Nam.

Nếu trước kia Mác cho rằng giai cấp vô sản trước hết phải trở thành dân tộc, rằng đấu tranh để giải phóng nhân loại là tiền đề để giải phóng giai cấp vô sản thì Bác Hồ coi giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội Việt Nam. Nếu dân tộc không được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư bản đế quốc thì muôn đời cũng không giải phóng được nhân dân lao động.

Sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trên hai mặt. Một mặt phải tìm mọi khả năng quy tụ nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội có lòng yêu nước thương nòi vào một mặt trận rộng lớn, chống quan điểm biệt phái, quan điểm giai cấp cực đoan có hại cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặt khác, phải từng bước giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ xã hội Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, bằng những biện pháp thích hợp (hiến điền, giảm tô, tức, tạm cấp ruộng đất v.v ) để tăng cường sức dân nhưng không phá vỡ mặt trận đoàn kết dân tộc. Sự quy tụ lực lượng rộng rãi đó đã tạo nên sức mạnh quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và cũng nhờ đó làm thất bại chính sách chia để trị của kẻ thù trong bất cứ giai đoạn nào.

Sau khi giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc chuyển sang xây dựng xã hội mới, phải chăng chúng ta đã coi nhẹ sự quy tụ lực lượng toàn dân tộc theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh” và quá lo sợ, đề cao việc xóa bỏ ngay mâu thuẫn giai cấp trái quy luật lịch sử – tự nhiên, đốt cháy những giai đoạn quá độ cần thiết và lâu dài. Bị ám ảnh bởi những mô hình cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Liên Xô, chúng ta đã bỏ mất thời cơ lớn để tập hợp lực lượng, phát triển mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội.

 

doc31 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh quy tụ mọi lực lượng để dựng nước và giữ nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy đảng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo đảm các hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận theo đúng định hướng của Đảng, chặt chẽ về nguyên tắc, vững vàng về quan điểm chính trị, sâu sắc về lý luận khoa học, sắc bén trong phương pháp và đạt hiệu quả cao. Huy động lực lượng rộng rãi trong các cơ quan nghiên cứu lý luận, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan truyền thông, báo chí tiến công chống các quan điểm sai trái, thù địch. Nâng cao chất lượng đấu tranh phản bác, tiến công tư tưởng, lý luận chống các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng tăng hàm lượng khoa học, tăng độ sâu lý luận, cập nhật thông tin, luận cứ, luận chứng sắc bén, có lý, có tình, có sức thuyết phục cao. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề đấu tranh dưới nhiều hình thức. Quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện, điều kiện cho các hoạt động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Ngày nay tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận để bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải có cơ sở lý luận, thực tiễn và bằng hành động cách mạng thiết thực cụ thể. Phải từng bước hiện thực hoá mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Phải chứng minh trên thực tế tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng kết quả hiện thực, bằng những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế phát triển năng động, mức tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua liên tục được giữ vững; môi trường chính trị, văn hoá, xã hội ổn định và phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Điều đó là một minh chứng sinh động, khẳng định Đảng ta đã tuyệt đối trung thành và vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng nước ta. Song chúng ta cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, con đường mà chúng ta đang đi tới là không dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, nhất định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội./.
Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Vĩnh Thắng
(Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự – Bộ Quốc phòng)
cpv.org.vn
Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và thuộc địa 
Filed under: 5 tháng 6 năm 1911 — Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại @ 11:56 sáng 
Tags: 5/6/1911, Bến cảng Nhà Rồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 100 năm, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành
(ĐCSVN) – Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Gần 30 năm sau, vào ngày 28/1/1941, Người mới có điều kiện trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 30 năm ấy, Người đã mất gần 10 năm để tìm lời giải cho bài toán khó lúc bấy giờ là làm thế nào để giải phóng Tổ quốc và nhân dân thoát ách nô lệ của thực dân Pháp, nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do hạnh phúc.
Ở thời điểm ấy, những người yêu nước Việt Nam như các cụ: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu v.v.. đều đã ra sức tìm chủ thuyết và con đường giải phóng dân tộc nhưng đều bế tắc và thất bại. Sau nhiều năm bôn ba nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nguyễn Tất Thành đã phần nào thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy, khi gặp Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L’Humanité, người càng tâm đắc và khẳng định thêm nhận thức của mình về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc gặp Luận cương của Lênin có thể coi là một dấu ấn, một mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chính vì vậy, năm 1960, trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, viết nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, Người đã thổ lộ: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[1].
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920 (ảnh tư liệu)
Đúng như lời Người nói sau này rằng, trong Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần cuối cùng cũng hiểu được ý chính.
Điều tâm đắc đầu tiên khi Người đọc Luận cương của Lênin chính là đã tìm thấy lời giải đáp về khẩu hiệu TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI.
Qua nhiều tài liệu, chúng ta đều biết rằng “Từ độ tuổi 13, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành nghe ba chữ Pháp TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI”. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”[2].
Từ ngày rời Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã đi qua Pháp, nhiều nước châu Phi ven biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, đã từng sống ở Mỹ, ở Anh. Người đã chứng kiến tình hình thực tế của xã hội tư bản:
“Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”
“Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ”.
Đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc càng hiểu sâu hơn “những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Lênin viết:
“Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”[3].
Đúng là một khẩu hiệu mỹ miều nhưng đằng sau đó ẩn giấu một sự lừa bịp, xã hội tư bản đâu đã là tốt đẹp.
Điều tâm đắc thứ hai Người tìm thấy từ các tác phẩm của Lênin chính là tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Lênin cho rằng nếu không có sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân và các dân tộc thuộc địa, trước hết là của các dân tộc phương Đông thì giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến trên thế giới khó giành thắng lợi. Trên phạm vi toàn cầu chủ nghĩa tư bản chỉ sụp đổ khi nào cuộc tấn công cách mạng của hàng trăm triệu người bị áp bức ở thuộc địa hòa với cuộc tấn công của công nhân bị bóc lột ở những nước đó.
Tiếp thu tư tưởng này của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”[4].
Người chỉ rõ “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”[5].
Trên cơ sở của tư tưởng đó, ngay từ khi hoạt động trên đất Pháp, Người đã cùng một số nhân vật đại biểu cho các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận liên kết các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị nhằm liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Điều tâm đắc thứ ba chính là hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của Lênin đã vạch ra đó là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lênin viết:
“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình; không phải thế, đó sẽ còn là cuộc đấu tranh của tất cả các nước thuộc địa và tất cả những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”.
Từ đó Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.
Từ tư tưởng đó Lênin kêu gọi các đảng cộng sản các nước phải tiếp tục ủng hộ phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và các dân tộc phụ thuộc, sự ủng hộ đó là “điều kiện đặc biệt quan trọng” để cuộc đấu tranh của các thuộc địa chống áp bức giành thắng lợi. Đồng thời, Lênin cũng khuyên các dân tộc ở phương Đông phải liên hệ trực tiếp với cuộc đấu tranh của nước Cộng hòa Xô viết Nga chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế thì mới phát triển thành công, mới giành được thắng lợi.
Sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của Lênin – con đường giải phóng chúng ta đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn nhưng không đơn giản. Bởi lẽ ở thời điểm ấy, bên cạnh những tư tưởng đúng còn tồn tại một số luận điểm của Roi, của Prêôbraginxki, của Marinh hơi trái với những luận điểm của Lênin. Roi không tán thành luận điểm các Đảng cộng sản phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc tư sản ở phương Đông; Prêôbraginxki coi thường vai trò cách mạng của các nước thuộc địa: “Việc phóng đại ý nghĩa cách mạng của các khởi nghĩa các nước thuộc địa là không đúng”. V.v..
Chí ít, sự tiếp thu của Nguyễn Ái Quốc về các

File đính kèm:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh quy tụ mọi lực lượng để dựng nước và giữ.doc