Tự ráp mạch tăng âm kiểu OTL
* Q1 là tầng tiền khuếch đại, mạch dùng transistor pnp, R1 và R2 dùng lấy phân cực cho chân B của Q1. R3 và tụ C2 dùng lấy nguồn cấp cho tầng đầu, với bộ lọc này mạch sẽ tránh được hiện tượng dao động boating. C1 là tụ liên lạc, và RV1 dùng làm nút chỉnh Volume. Trên chân E có điện trở định dòng R4. Ở đây có mạch định hệ số hồi tiếp nghịch, với: Điện trở R. R11 và tụ cắt áp DC C4.
* Q2 là tầng thúc, tín hiệu ra trên chân C của Q1 vào thẳng chân B của Q2. Điện trở R5 dùng để bù nhiệt. Tín hiệu lấy ra trên chân C đưa thẳng vào tâng khuếch đại kéo đẩy. Các diode D1, D2, D3 dùng lấy áp phân cực cho tầng kéo đẩy để sửa méo tại giao điểm của tín hiệu. Tín hiệu lấy ra với điện trở R7. Mạch dùng tụ hồi tiếp tự cử với C3, R6 để làm cân bằng biên độ kéo đẩy ở ngả ra. Tụ nhỏ C5 có tác dụng hồi tiếp nghịch vùng tần số cao, nó tránh mạch phát sinh dao động tự kích.
4. Tự ráp: Mạch tăng âm kiểu OTL. Nguyên lý làm việc của mạch như sau: * Q1 là tầng tiền khuếch đại, mạch dùng transistor pnp, R1 và R2 dùng lấy phân cực cho chân B của Q1. R3 và tụ C2 dùng lấy nguồn cấp cho tầng đầu, với bộ lọc này mạch sẽ tránh được hiện tượng dao động boating. C1 là tụ liên lạc, và RV1 dùng làm nút chỉnh Volume. Trên chân E có điện trở định dòng R4. Ở đây có mạch định hệ số hồi tiếp nghịch, với: Điện trở R. R11 và tụ cắt áp DC C4. * Q2 là tầng thúc, tín hiệu ra trên chân C của Q1 vào thẳng chân B của Q2. Điện trở R5 dùng để bù nhiệt. Tín hiệu lấy ra trên chân C đưa thẳng vào tâng khuếch đại kéo đẩy. Các diode D1, D2, D3 dùng lấy áp phân cực cho tầng kéo đẩy để sửa méo tại giao điểm của tín hiệu. Tín hiệu lấy ra với điện trở R7. Mạch dùng tụ hồi tiếp tự cử với C3, R6 để làm cân bằng biên độ kéo đẩy ở ngả ra. Tụ nhỏ C5 có tác dụng hồi tiếp nghịch vùng tần số cao, nó tránh mạch phát sinh dao động tự kích. * Q3, Q4 là hai transistor hổ bổ, ráp thành mạch khuếch đại kéo đẩy. Khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 có pha dương, thì Q3 dẫn và Q4 tắt, và khi tín hiệu ra đổi qua pha âm thì đến Q4 dẫn và Q3 tắt. Với cách làm việc này mạch cho hiệu suất cao, thường có thể lên đến 78%. Ở đây R8, R9 dùng bù nhiệt cho kiểu ráp các transistor theo dạng phức hợp. Diode D4 dùng bù trở kháng ngả vào của Q4, Q6 ứng với phần pha âm cho cân bằng với ngả vào của Q3, Q5 ứng với phần pha dương. * Q5. Q6 là 2 transistor công suất có dùng lá nhôm làm nguội, nó cấp dòng điện lớn cho Loa. Ứng với pha dương, transistor Q3, Q5 dẫn điện, lúc này Q4, Q6 tắt, nó cấp dòng nạp cho tụ C6, dòng qua Loa để đẩy màn loa ra. Khi ứng với pha âm, transistor Q4, Q6 dẫn, lúc này Q3, Q5 tắt, nó tạo đường xả dòng cho tụ C6, dòng qua Loa để kéo màn Loa vào. Như vậy tín hiệu qua tầng công suất với Q5, Q6 sẽ làm rung mạnh màn Loa, phát ra âm thanh. Tụ C7, điện trở R10 dùng bù trở kháng của Loa để tránh méo gây ra do sự thay đổi trở kháng của Loa. Ở vùng tần số thấp trở kháng của Loa là 8 ohm khi khi qua vùng tần số cao, trở kháng của Loa sẽ tăng, lúc này mạch lọc Zobel sẽ kéo trở kháng của Loa xuống và tránh được hiện tượng méo công suất. Tóm lại, khi mạch được cấp điện và có tín hiệu vào, Bạn sẽ nghe âm thanh phát ra ở Loa. Sau đây là các hình vẽ tay tôi dùng giải thích các bộ phận chính trong mạch tăng âm: * Hình vẽ cho thầy chiều chảy của các dòng phân cực. Trong đó dòng chảy qua R2 là dòng chủ, nếu mất dòng này thì toàn phần mạch điện sẽ bị mất dòng phân cực. * Trong mạch tăng âm này có một mạch hồi tiếp nghịch rất quan trọng. Bạn xem hình. Nếu Bạn tăng trị của RF, tác dụng hồi tiếp nghịch mạnh, độ lợi giảm, nhưng chất lượng âm thanh nghe hay. Nếu Bạn giảm trị của RF, tác dụng hồi tiếp nghịch yếu, độ lợi lớn, tiếng lớn, nhưng chất lượng âm thanh sẽ kém. Đó là tác dụng của mạch hồi tiếp. * Hình vẽ tay cho thấy hoạt động của các transistor công suất kéo đẩy. Dùng kiểu mạch này không cần đến biến áp đảo pha và mạch sẽ tăng cao được hiệu suất làm việc. Nếu Bạn ráp mạch hoàn hão, hiệu suất của mạch có thể đạt đến 78%. Nghĩa là nếu Bạn nuôi mạch 100 Watt, Bạn sẽ lấy được 78 Watt ở Loa. * Hình vẽ tay bên dưới này, tôi muốn Bạn luôn chú ý đến vai trò của các mạch hồi tiếp thường dùng trong các mạch tăng âm. Hồi tiếp là một dạng xử lý kỹ thuật rất hay, Bạn dùng các tín hiệu đã qua xử lý trên ngả ra, trả về ngả vào để hiệu chỉnh hoạt động của mạch. Người ta thường dùng mạch hồi tiếp để sửa đổi các đặc tính của mạch điện sao cho thật đúng ý. * Hình vẽ tay sau đây, cho thấy mạch đẳng hiệu của Loa. Loa được xem gồm thành phần trở R và cuộn cảm L. Ở vùng tần số thấp, tác dụng của cuộn cảm không đáng kể, có thể xem trở kháng của Loa chỉ còn là trở R, nhưng khi Loa làm việc ở vùng tần số cao, lúc đó vai trò của cuộn cảm L không được bỏ qua, nó có trị đáng kể và làm tăng trở kháng của Loa. Chính vì trở kháng của Loa thay đổi theo tần số tín hiệu âm tần nên nó sẽ gây ra hiện tượng méo công suất. Người ta tránh hiện tượng này với mạch lọc Zobel. Bạn xem phần giải thích có ghi trong hình.
File đính kèm:
- in otl 6b.doc