Trường THCS Nguyễn Bá Loan – Giáo án Lịch sử 9

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

HS phải nắm được:

- Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quyên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn vànhững hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX.

 

doc93 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường THCS Nguyễn Bá Loan – Giáo án Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thế liên kết khu vực ngày càng phát triển phổ biến trên thế giới và Tây Âu đã di đầu trong xu thế đó.
2. Tư tưởng
- Giúp HS nhận thức được mối quan hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực Tây Âu và mqh Tây Âu và Mỹ sau CTTG2.
 - HS hiểu rõ từ năm 1975, mqh VN và các nước trong liên minh Châu Âu dần được thiết lập và ngày càng phát triển, đặc biệt từ 1995 khi hai bên ký hiệp định khung mở ra những triển vọng hợp tác, phát triển to lớn hơn.
3. Kỹ năng
Giúp HS rèn luyện phương pháp sử dụng bản đồ để quan sát xác định phạm vi lãnh thổ cuả liên minh châu Âu, trước hết là các nước Anh, Pháp, Đức, Italia.
B. Thiết bị và đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về các nước châu Âu và liên minh Châu Âu. 
Bản đồ chính trị Châu Âu.
C. Tiến trình tổ chức dạy – học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước TB giầu mạnh nhất thế giới khi CTTG2 kết thúc.
Bài mới:
Vào bài : Trong CTTG2, Tây Âu là khu vực diễn ra chiến sự ác liệt, các nước Tây Âu rút ra khỏi chiến tranh thế giới với cảnh hoang tàn đổ nát. Sau chiến tranh, nền kinh tế, chính trị của Tây Âu ra sao? Sự liên hợp lại giữa các nước trong khu vực như thế nào ? Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung ghi bảng
GV: Trong CTTG2 hầu hết các nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề. GV nêu những số liệu cụ thể: năm 1944 sản xuất nông nghiệp của Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh. Italia, sx công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước. Các nước khác đều mắc nợ.
Thảo luận nhóm: Tình hình các nước Tây Âu phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó?
Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh: Kế hoạch Mác-san hay còn gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu của Mỹ đối với Tây Âu sau chiến tranh, KH này mang tên viên tướng G. Mác- san (1880 - 1959) lúc đó là ngoại trưởng Mỹ. Các nước Tây Âu để nhận được viện trợ của Mĩ phải tuân thủ những điều kiện do Mĩ đặt ra như không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi hàng ngũ những người tham gia chính phủ.
Về chính sách đối nội, đối ngoại, các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật? 
-Đối nội:Củng cố địa vị của chính quyến tư sản ,Ngăn chặn các phong trào yêu nước.
-Đối ngoạI: Những năm đầu sau chiến tranh nhiều nước Tây Âu đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược trở lạI nhằm khôI phục đối với các nước thuộc địa trước đây. Sau khi thất bạI trrong việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trrở lạI các thuộc địa đó, các nước Tây Âu càng liên hệ chặt chẽ với Mĩ nhằm chống lậi Liên Xôvà các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Sau cchiến tranh thế giới thứ hai tình hình nước Đức có gì đặcbiệt?
-Là nước bạI trận, bị chia làm bốn khu vực do bốn cường quốc:Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng.
-Mâu thuẫn Xô-Mĩ ngày càng gay gắt các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất thành Cộng hoà Liên bang Đức(9-1949). Tháng 10-1949 Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời.
-Để chống lạI Liên Xô Mĩ, Anh, Pháp đã ra sức giúp đỡ phục hồi nền kinh tế Đức 
-Do những biến động của Đông Âu và Liên Xô, tháng 10 năm 1990 Cộng hoà Dân chủ Đức đã sát nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức trở thành một nước Đức thống nhất.
Những nét nổi bật nhất của tinh hình các nước Tây sau năm 1945?
-16 nước Tây Âu phảI nhận viện trợ của Mĩ để phát triển kinh tế 
-Giai cấp tư sản tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ, ngăn cản các phong trào công nhân và phong trào tự do dan chủ .
-Tiến hành các cuộc xâm lược trở lạI 
-Ra nhập khối quân sự Bắc Đậi Tây Dương, chạy đua vũ trang nhằm chống lậi Liên Xô và các nước XHCN
-Nước Đức bị phân chia làm hai:CHLB Đức và CHDC Đức.
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai một xu hướng mới phát triển ở Tây Âu là gì?
Nền kinh tế được phục hồi , xu hướng phát triển ở Tây Âu là liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực 
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau/
-Có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu có liên hệ mật thiết với nhau, hợp tác nhằm mở rộng thị trường.
-Thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoàI khu vực.
Hãy cho biết mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vức Tây Âu ?
-t4-1951 :Cộng đồng than thép Châu Âu
-T3-1957:Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu.
-Năm 1957:Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
-Năm 1965:Ba cộng đồng trên nhập thành cộng đồng chung EU
-Ngày 1-11-1993:Liên minh Châu Âu (EU)
Tai sao nói:Hội nghị cấp cao giữa các nước EC đánh dấu một mốc mang tính đột biến của qua trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
TạI hội nghị này các nước EC đã thông qua hai quyết định quan trọng là:
-Xây dựng một thị trường nội địa Châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có đồng tiền chung duy nhất là đồng EURO 
-Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoạI và an ninh, tiến tới một nhà nước chung Châu Âu.
 Trên cơ sở đó, hội nghi Ma- a – xtơ- rích quyết định cộng đồng Châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU)với 15 nước thành viên (1999) và đến năm 2004 là 25 nước.
Hiện nay,đây là một liên minh kinh tế lớn nhất khu vực.
I.Tình hình chung.
-Bị lức lượng Phát Xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề.
-Đều trở thành con nợ của Mĩ.
-Nhận sự viện trợ của Mĩ <tuân thủ các đIều kiện của Mĩ:
+Không tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp. 
+Hạ thếu quan với hàng Mĩ nhập vào
+Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
-Thi hành chính sách đối nội đối ngoại 
+Đối nội: Củng cố địa vị của gc tư sản , thu hẹp quyền tự do dân chủ.
+Đối ngoạI: KhôI phục ách thống trị ở các nước thuộc địa, liên kết chặt chẽ với Mĩ.
*Tình hình của Đức sau chiến tranh 
-Là nước bạI trận bị bốn cường quốc Liên Xô ,Mĩ , ânh Pháp chiếm đóng và chia làm 4 khu vực với hai chế độ CHLB Và CHDC
-Tháng 10 -1990 CHLB và CHDC Đức sát nhập thành một nước Đức thống nhất.
II.Sự liên kết khu vực.
-từ năm 1950 trở đI kinh tế của các nứoc Tây Âu phục hồi và có xu hướng liên minh kinh tế giữa các nước trong khu vực.
*Nguyên nhân 
-Có chung nền văn minh, muốn mở rộng thị trường.
-Thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ,cạnh tranh với các nước ngoàI khu vực.
-H ội đồng EU đã thông qua hai quyết định quan trọng 
+Xây dựng thị trường nội địa Châu Âu 
+Xây dựng một liên minh chính trị tiến tới một nhà nước chung Châu Âu.
 4.Củng cố 
?Sự liên kết khu vực có tác dụng như thế nào tới sẹ phát triển về kinh tế và chính trị ?
 5.Hướng dẫn 
Học và xem trước bàI sau 
D.Rút kinh nghiệm
Chương Iv
	Quan hệ quốc tế sau chiến tranh
Tiết 13 : trật tự thế giới mới sau chiến tranh 
a.Mục đích yêu cầu 
-Giúp học sinh hiểu được thế nào là trật tự thế giới mới, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và hệ thống XHCN
-
B.Chuẩn bị 
-GV:Giáo án,chuẩn bị bản đồ
-Học sinh :Chuẩn bị bàI ở nhà 
C.Tiến trình bàI dạy 
1.ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bàI cũ
?Hãy nêu tình hình chung của các nước Tây Âu 
3.BàI mới 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung ghi bảng
Hãy nêu bối cảnh lịch sử dẫn đếviệc triệu tập hội nghị I-an- ta?
Cuối năm 1944 đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối, sự thất bạI của phe phát xít là không tránh khỏi. Trong khi đó nội bộ phe đồng minh mâu thuẫn gay gắt. Trong bối cảnh đó tháng 2 năm 1945 hội nghị cao cấp ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở I- an- ta để giảI quyết những vấn đề sau chiến tranh
Hội nghị I-an- ta đã có những quyết định gì?
-Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt để nhanh chóng kết thúc chiến tranh 
-Thống nhất thành lập tổ chliên hợp quốc nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giớ sau chiến tranh 
-Thoả thuận việc đóng quân và phân chia lạI phạm vi ảnh hưởng giữa các nước giữa các nước chiến thắng 
Hệ quả của những quyết định đó?
-Trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường được coi là trật tự hai cực I- an-ta đứng đầu là Mĩ và Liên Xô
TạI sao nói hội nghi I-an-ta là một “hội nghị lịch sử”?
Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khuu vức ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử thường gọi là trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Tổ chức Liên Hợp quốc ra đời khi nào?
Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6- 1945 Hội nhgị đạI biểu của 50 nước đã họp tạI Xan phran- xi- cô (Mĩ) và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc 
Những nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì ?
Duy trì hào bình an ninh thế giới, Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộcvà thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá 
Hoạt động của Liên Hợp Quốc dựa trên nguyên tắc nào?
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia không can thiệp vào nội bộ giữa các nước, tôn trrọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chinhd trị, giảI quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình 
Vai trò của liên hợp Quốc từ khi thành lập đến nay?
Duy trì hoà bình, an ninh thế giới xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ,giảI quyết nhiều xung đột 
Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc vào năm nào ? 
Ngày 20-9-1977 Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc và trở thành viên thứ 149
Nêu những việc làm mà Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ nhân dân ta?
Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai nuôI con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, các dự án trrồng rừng 
Chiến trranh lạnh là gì?
Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cchiến tranh lạnh?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai quan hệ giữa Liên Xô vơis Mĩ ngày càng căng thẳng dợ đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trrì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành qủ của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong tròng cách mạng thế giới. Ngược lạI Mĩ ra sức chống lạI Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thức hiện mưu đồ bá chủ 

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 9.doc