Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 hóa 9
Caõu 1: Khí CO2 dùng làm chất chữa cháy vì :
A. Khí CO2 không duy trì sự cháy.
B. Khí CO2 là oxit axit.
C. Khí CO2 nặng hơn không khí.
D. Cả A và C.
OÂN TAÄP CHệễNG 3 I/ TRAẫC NGHIEÄM Choùn ủaựp aựn ủuựng Caõu 1: Khí CO2 dùng làm chất chữa cháy vì : A. Khí CO2 không duy trì sự cháy. B. Khí CO2 là oxit axit. C. Khí CO2 nặng hơn không khí. D. Cả A và C. Caõu 2: Cho các khí : SO2 ; CO2 ; O2 ; H2 ; N2. Khí gây ra hiệu ứng nhà kính là : A. SO2 và H2 C. SO2 B. O2 và SO2 D. CO2 Caõu 3: Trong các hành vi phá hoại môi trường : a) Chặt, phá rừng. b) Làm tràn dầu ra biển. c) Làm cháy rừng. d) Không xử lí nước thải từ các nhà máy. e) Xả rác thải bừa bãi. Hành vi gây ra hiệu ứng nhà kính : A. a và b ; B. b và c ; C. d và e ; D. a và c Caõu 4: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được xếp theo nguyên tắc : A. Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. Theo chiều số electron lớp ngoài cùng tăng dần. C. Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. D. Theo chiều từ kim loại đến phi kim. Cõu 5: a) Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính phi kim tăng dần : A. Mg, Na, Si, P B. Ca, P, B, C C. C, N, O, F D. O, N, C, B b) Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính kim loại giảm dần : A. Li, Na, K B. Ga, Al, B C. F, Cl, Br D. Be, Mg, Ca Caõu 6: Cho sơ đồ biểu diễn biến đổi sau : R RO2 RO3 H2RO4 BaRO4 R là : A. Cl2 B. S C. N2 D. O2 Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Caõu 7: Dãy các chất là hợp chất hữu cơ : A. C6H6 ; C2H5OH ; CaSO4 B. C6H12O6 ; CH3COOH ; C2H2 C. C2H4 ; CO ; CO2 D. CH3COONa ; Na2CO3 ; CaC2 Caõu 8: Dãy các chất sau là các hiđrocacbon : A. CH4 ; C2H4 ; CH3Cl B. C6H6 ; C3H4 ; HCHO C. C2H2 ; C2H5OH ; C6H12 D. C3H8 ; C3H4 ; C3H6 Caõu 9: Chất hữu cơ là : A. Hợp chất khó tan trong nước. B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O. C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại. D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao. Caõu 10: Số liên kết đơn trong phân tử : a) C4H10 : A. 10 ; B. 13 ; C. 14 ; D. 12 b) C4H8 (Buten) A. 10 ; B. 12 ; C. 8 D. 13 Caõu 11: Oxit chứa 50% oxi về khối lượng là : A. CO2 ; B. CO ; C. SO2 ; D. SO3 Caõu 12: Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần A. F, N, P, As C. O, N, P, As B. F, O, N, P, As D. As, P, N, O, F Caõu 13: Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần : A. Si, Cl, S, P B. Cl, S, P, Si C. Si, S, P, Cl D. Si, Cl, P, S. Caõu 14: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây : A. Na2SO4 + CuCl2 B. Na2SO4 + NaCl C. K2SO3 + HCl D. K2SO4 + HCl Caõu 15: Dãy gồm các chất đều là muối axit : A. NaHCO3, CaCO3, Na2CO3. B. Mg(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3. D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3. Caõu 16: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là : A. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, Mg(HCO3)2. B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Mg(HCO3)2. C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3. D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. Caõu 17: Dãy gồm các chất đều bị nhiệt phân hủy giải phóng khí cacbonic và oxit bazơ : A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3. B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. C. CaCO3, MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. NaHCO3, CaCO3, MgCO3, BaCO3. Caõu 18: Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch NaOH : A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3. B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3. D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3. Caõu 19: Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2 : A. Na2CO3, CaCO3 B. NaHCO3, MgCO3 C. K2SO4, Na2CO3 D. NaNO3, KNO3 II/ Tệẽ LUAÄN Caõu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong bình kín có thể tích V lít chứa 0,25 mol O2, áp suất trong bình là P. Kết thúc phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất bình lúc này là P. Tính : a) Khối lượng cacbon tham gia phản ứng. b) Thành phần khí trong bình sau phản ứng. Caõu 21: Giải thích : a) Tại sao dùng NaHCO3 trong bình chữa cháy mà không dùng Na2CO3. b) Tại sao ấm đun nước lâu ngày có lớp cặn ở đáy ấm. c) Tại sao sục khí CO2 qua dung dịch CaCl2 không thu được kết tủa CaCO3. Caõu 22: So sánh tính phi kim giữa C và Si, lấy thí dụ bằng phương trình hoá học để minh hoạ. Caõu 23: Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học của phản ứng : a) b) Caõu 25: a) Nêu khái niệm chu kì, bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì ? b) Nêu khái niệm nhóm. Caõu 26: a) Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm V, số thứ tự là 15. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử X : – Số lớp electron. – Số electron lớp ngoài cùng. – Tổng số electron trong nguyên tử. – Điện tích hạt nhân nguyên tử. – Tính chất cơ bản của nguyên tố X. b) Nguyên tố Y mà nguyên tử có 4 lớp electron, có một electron lớp ngoài cùng. Hãy cho biết : – Y thuộc chu kì mấy trong bảng tuần hoàn. – Y thuộc nhóm mấy trong bảng tuần hoàn. – Y có số thứ tự bao nhiêu trong bảng tuần hoàn. Caõu 27: 1. Để trung hoà một dung dịch chứa 8 gam NaOH, cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2M ? 2. Khi cho 50 gam dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl. Caõu 28: a) Để trung hoà 200 g dung dịch NaOH 5% cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 24,5% ? b) Nếu dùng dung dịch HCl 2M thì cần bao nhiêu ml để trung hoà vừa hết lượng NaOH nói trên ? Caõu 29: Dẫn 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính số gam kết tủa tạo thành. c) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800 ml. Có 3 chất khí đựng trong 3 lọ riêng biệt : CO, CO2, Cl2. Hãy chứng minh sự có mặt của mỗi chất khí. Nêu cách làm và viết các phương trình hóa học đã dùng. Caõu 30: Đốt cháy 6 g cacbon trong bình kín dư oxi. Sau phản ứng cho 750 ml dung dịch NaOH 1M vào bình. a) Hãy viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. (C = 12, Na = 23, O = 16, H = 1) Có 3 lọ đựng 3 chất rắn : NaNO3 , Na2CO3 ; CaCO3 bị mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận ra từng lọ và viết các phương trình hoá học để minh hoạ. Caõu 31: Trộn 100 g dung dịch chứa 5,85 g NaCl với 170 g dung dịch AgNO3 10%. a) Tính khối lượng kết tủa tạo thành. b) Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng. Caõu 32: Có các chất sau : C, CO2, Na2CO3, NaHCO3, CaCO3. Hãy lập sơ đồ chuyển hoá thể hiện mối quan hệ các chất trên và viết các phương trình hoá học xảy ra. Caõu 33: Nếu cho a gam hỗn hợp bột 2 kim loại Al, Fe vào dung dịch CuSO4 1M dư, thu được 1,6 gam chất rắn màu đỏ. Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với NaOH dư, thu được 0,56 gam chất rắn không tan. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính a. (Mg = 24 ; Al = 27 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Na = 23 ; O = 16 ; H = 1) Caõu 34 : Cho hỗn hợp bột 2 kim loại nhôm và đồng tác dụng với axit sunfuric loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,8 gam chất rắn không tan và 6,72 lít khí hiđro (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng của hỗn hợp bột kim loại. (Al = 27) *****HEÁT*****
File đính kèm:
- On tap chuong 3 Hoa 9.doc