Trắc nghiệm hóa vô cơ (tiết 1)
1. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe và 3 oxit của
nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số
của x là:
a) 0,15 b) 0,21 c) 0,24 d) Không thể xác định được vì không đủ dữ kiện
hĩa là ở 20ºC, 100 gam nước hòa tan được tối đa 0,19 gam Ca(OH)2 để tạo dung dịch bão hòa nước vôi trong. Coi dung dịch bão hòa nước vôi có khối lượng riêng 1 gam/mL. Nồng độ mol/L của dung dịch bão hòa nước vôi ở 20ºC là: A. 0,015 M B. 0,025 M C. 0,020 M D. 0,030 M (Ca = 40; O = 16; H = 1) 793. Dịch truyền tĩnh mạch glucozơ (glucose, C6H12O6) 5%, cũng như dung dịch muối ăn (NaCl) 0,9%, đẳng trương với máu, được dùng để bù sự mất nước của cơ thể. Nếu coi khối lượng riêng của dung dịch glucozơ 5% là 1,02 g/mL và khối lượng riêng của dung dịch NaCl 0,9% là 1 g/mL thì nồng độ mol/L của hai dung dịch này lần lượt là: A. 0,278 M; 0,154 M B. 0,283 M; 0,142 M C. 0,283 M; 0,154 M D. 0,278 M; 0,139 M (C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5) 794. Không hiện diện dung dịch nào? (I): NH4+; Na+; Ba2+; Cl-; SO42-; NO3- (II): 0,2 mol K+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol SO42-; 0,15 mol CH3COO- (III): 0,1 mol Al3+; 0,2 mol Cu2+; 0,05 mol Zn2+; 0,4 mol NO3-; 0,2 mol SO42- (IV): 1 mol Fe2+; 1 mol Ni2+; 1 mol SO42-; 0,5 mol Br-; 1 mol CH3COO- A. (I) B. (I), (II), (III) C. (II), (III), (IV) D. (I), (II), (IV) 795. Khí SO2 làm mất màu đỏ nâu nước brom và tạo chất rắn màu vàng khi cho tác dụng với H2S theo hai phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr SO2 + H2S → S + H2O Chọn cách nói đúng: A. SO2 khử Br2, SO2 oxi hóa H2S B. SO2 oxi hóa cả Br2 và H2S C. SO2 khử cả Br2 và H2S D. SO2 oxi hóa Br2, SO2 khử H2S 796. Với các chất: (I): NaOH; (II): Đường (C12H22O11); (III): CH3COOH; (IV): Benzen (C6H6); (V): Xôđa (Soda, Na2CO3); (VI): Etanol (C2H5OH); (VII): Amoniac (NH3); (VIII): Axit clohiđric (HCl); (IX): Muối ăn (NaCl); (X): Vôi tôi (Ca(OH)2). Chất điện ly gồm: A. (I); (V); (VIII); (IX) B. (I); (II); (III); (V); (VI); (VIII); (IX); (X) C. (I); (III); (V); (VII).; (VIII); (IX); (X) Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 6 D. (II); (IV); (VI) 797. Trường hợp nào không dẫn điện? (I): CaO trong nước; (II): Hòa tan khí HCl trong benzen; (III): Hòa tan đường trong nước; (IV): Ca(OH)2 trong nước; (V): Hòa tan etanol trong nước; (VI): Hòa tan NaCl trong nước; (VII): NaCl tinh thể; (VIII): NaCl nóng chảy; (IX): H2SO4 trong nước; (X): Br2 trong CCl4 A. (I); (III); (V); (VII); (X) B. (II); (III); (V); (VII); (X) C. (III); (V); (VII); (X) D. (II); (VII); (VIII); (X) 798. Dung dịch CH3COOH 0,043 M có độ điện ly 2%. Trị số pH của dung dịch CH3COOH là: A. 1,37 B. 1,7 C. 2,5 D. 3,07 799. Khi thêm dung dịch HCl hoặc thêm H2O vào một dịch CH3COOH, thì: A. Độ điện ly α của CH3COOH đều giảm B. Độ điện ly α của CH3COOH đều tăng C. Khi thêm HCl thì độ điện ly của CH3COOH giảm, còn khi thêm H2O thì độ điện ly tăng D. Khi thêm HCl thì độ điện ly của CH3COOH tăng, còn khi thêm H2O thì độ điện ly giảm 800. Dung dịch CH3COOH 0,1 M có pH = 2,88. Độ điện ly của dung dịch CH3COOH 0,1 M là: A. 1,3% B. 1,5% C. 1,7% D. 1,87% 801. Thế điện hóa chuẩn của hai cặp oxi hóa khử Cu+/Cu và Cu2+/Cu+ lần lượt là: +0,52 V và +0,16 V. Phản ứng có thể xảy ra là: A. Cu + Cu2+ → Cu+ B. Cu + Cu+ → Cu2+ C. 2Cu+ → Cu + Cu2+ D. 2Cu2+ → Cu+ + Cu 802. CH3COOH có hằng số phân ly axit Ka = 1,75.10-5. Nồng độ ion H+ của dung dịch CH3COOH 0,1 M là: A. 0,0013 M B. 0,013 M C. 0,1 M D. 0,0042 M 803. Hằng số phân ly ion axit Ka, hằng số phân ly ion bazơ Kb: A. Phụ thuộc vào bản chất của chất điện ly và nồng độ của dung dịch B. Phụ thuộc vào bản chất của chất điện ly và nhiệt độ của dung dịch C. Phụ thuộc vào bản chất của axit, bazơ, nồng độ và nhiệt độ của dung dịch D. Phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ, áp suất và bản chất của chất điện ly (axit, bazơ) 804. Dung dịch HNO3 đậm đặc bán trên thị trường có nồng độ 65%, đây cũng là dung dịch HNO3 có nồng độ 14,4 M. Khối lượng riêng của dung dịch HNO3 65% là: A. 1,4 g/mL B. 1,5 g/mL C. 1,3 g/mL D. 1,25 g/mL (H = 1; N = 14; O = 16) 805. Dung dịch amoniac (NH3) thương mại có nồng độ 25%, dung dịch này có nồng độ 13,4 M. Tỉ khối của dung dịch này là: Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 7 A. 0,89 B. 0,91 C. 0,93 D. 0,95 (N = 14; H = 1) 806. Sự liên hệ giữa độ baumé (ºBé) và tỉ khối D của một chất lỏng là: ºBé = D 145145 − Axit clohiđric thương mại HCl có nồng độ 36%, dung dịch này có nồng độ mol/L là 11,6 M. Dung axit clohidric thương mại này có bao nhiêu độ baumé? A. 14 B. 16 C. 18 D. 22 (H = 1; Cl = 35,5) 807. Amoniac (NH3) là một bazơ yếu, nó có hằng số phân ly ion Kb = 1,8. 10-5 ở 25ºC. Độ điện ly α của dung dịch NH3 0,1 M ở 25ºC là: A. 1,20% B. 1,28% C. 1,34% D. 1,57% 808. Dung dịch CH3COOH 0,1 M có độ điện ly 1,34%, còn dung dịch CH3COOH 1 M có độ điện ly 0,42%. Chọn kết luận đúng: A. Dung dịch CH3COOH 0,1 M phân ly ion tốt hơn dung dịch CH3COOH 1 M và dung dịch CH3COOH 0,1 M dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH 1 M, vì dung dịch loãng phân ly ion nhiều hơn. B. Dung dịch CH3COOH 0,1 M phân ly ion tốt hơn dung dịch CH3COOH 1 M, nhưng dung dịch CH3COOH 0,1 M dẫn điện kém hơn dung dịch CH3COOH 1 M. C. Sự dẫn điện trong dung dịch là nhờ sự hiện diện của ion, và dung dịch có CH3COOH 0,1 M phân ly ion kém hơn cũng như dẫn điện kém hơn so với dung dịch CH3COOH 1M. D. Dung dịch CH3COOH 0,1 M phân ly ion kém hơn dung dịch CH3COOH 1 M, nhưng dung dịch CH3COOH 0,1 M dẫn điện tốt hơn so với dung dịch CH3COOH 1 M. 809. Với các oxit: (I): N2O; (II): NO; (III): N2O3; (IV): NO2; (V): N2O5; (VI): CO; (VII): CO2; (VIII): MnO; (IX): MnO2; (X): Mn2O7; (XI): CrO; (XII): Cr2O3; (XIII): CrO3; (XIV): P2O5; (XV): SO2; (XVI): SO3. Có bao nhiêu oxit axit trong 16 oxit trên? A. 9 B. 10 C. 12 D. 8 810. Dung dịch CH3COOH 0,01 M có độ điện ly 4,1% ở 25ºC. Hằng số phân ly ion Ka của CH3COOH bằng bao nhiêu? A. 1,75.10-4 B. 1,87.10-5 C. 1,8.10-5 D. 1,92.10-5 811. Oxit nào đều là oxit bazơ? A. CuO; Fe2O3; NiO; Ag2O; CrO; Al2O3 B. K2O; CaO; Fe2O3; HgO; MnO; Mn2O7 C. Na2O; BaO; MnO2; Cu2O; ZnO; CrO3 D. MgO; Li2O; CaO; CrO; Fe2O3; FeO 812. Hòa tan bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch muối nhôm và có hỗn hợp ba khí thoát ra gồm NO, N2O và N2 với tỉ lệ thể tích tương ứng là 1 : 2 : 3. Tỉ lệ số mol giữa Al với HNO3 đã phản ứng là: A. 13 : 40 B. 49 : 180 C. 53 : 200 D. 5 : 19 813. Hòa tan hết 2 gam kim loại M trong dung dịch HCl, thu được 0,8 lít H2 (đktc). M là kim loại nào? A. Mg B. Ca C. Fe D. Cr (Mg = 24; Ca = 40; Fe = 56; Cr = 52) Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 8 814. Hòa tan 5,67 gam kim loại X cần dùng vừa đủ 306,6 gam dung dịch HCl, thu được dung dịch muối có nồng độ 8,996% và có khí H2 thoát ra. X là: A. Al B. Zn C. Mg D. Fe (H = 1; Cl = 35,5; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; Al = 27; Cr = 52; Zn = 65) 815. Để hòa tan hết hỗn hợp bột kim loại sắt và nhôm, người ta đã dùng 200 mL dung dịch HCl 0,75M. Sau khi hòa tan thu được dung dịch A và có 1,456 lít H2 (đktc) thoát ra. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Trị số pH của dung dịch A là: A. 2 B. 1 C. 0,5 D. 2,5 816. Hợp kim A được tạo được tạo bởi hai kim loại Fe và Cu. Hòa tan hết 1,76 gam A bằng dung dịch HNO3, có 896 mL hỗn hợp hai khí NO2 và NO (đktc) thoát ra với tỉ lệ thể tích 1:1. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim A là: A. 31,82%; 68,18% B. 45,76%; 54,24% C. 36,36%; 63,64% D. 72,73%; 27,27% (Fe = 56; Cu = 64) 817. Hòa tan 0,69 gam Na vào 100 mL dung dịch H2SO4 0,1M, thu được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch MgCl2 vào dung dịch A trên, thu được m gam kết tủa. Trị số của m là: A. 0,87 B. 0,58 C. 0,29 D. 1,74 (Na = 23; Mg = 24; O = 16; H = 1) 818. Cho 1,233 gam Ba vào 100 mL dung dịch CH3COOH 0,08M, thu được 100 mL dung dịch D. Trị số pH của dung dịch D là: A. 13,26 B. 13 C. 14 D. 12 (Ba = 137) 819. Kim loại vàng bị hòa tan trong nước cường toan theo phản ứng: Au + HNO3 + HCl → AuCl3 + NO↑ + H2O Nếu đem hòa tan 0,197 gam vàng theo phản ứng trên thì thể tích NO (đktc) thoát ra là bao nhiêu? A. 22,4 mL B. 67,2 mL C. 44,8 L D. 44,8 mL (Au = 197) 820. Đem hòa tan 0,2 mol Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dung dịch A), có khí SO2 thoát ra, thu được dung dịch B. Chọn kết luận đúng về mối tương quan khối lượng giữa hai dung dịch A và B: A. Khối lượng dung dịch B nặng hơn khối lượng dung dịch A 11,2 gam B. Khối lượng dung dịch B nặng hơn khối lượng dung dịch A 8 gam C. Khối lượng dung dịch B nhẹ hơn khối lượng dung dịh A 8 gam D. Khối lượng dung B nặng hơn khối lượng khối lượng dung dịch A (Fe = 56; S = 32; O = 16; H = 1) 821. M là một kim loại. Hòa tan hết 3,699 gam M trong dung dịch xút, có 604,8 mL H2 (đktc) thoát ra. M là: A. Al B. Zn C. Na D. Ba (Al = 27; Zn = 65; Na = 23; Ba = 137) Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 9 822. Hòa tan hết hỗn hợp H gồm Cu và Al trong dung dịch HNO3, thu được 1,568 lít hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO (đktc), trong đó thể tích NO2 nhiều hơn NO 2,5 lần. Đem cô cạn dung dịch sau khi hòa tan, thu được 8,27 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp H là: A. 33,33%; 66,67% B. 40%; 60% C. 25%; 75% D. 50%; 50% (Cu = 64; Al = 27; N = 14; O = 16) 823. Một dung dịch có chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol); Cl- (x mol); SO42- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,3; 0,2 B. 0,4; 0,1 C. 0,2; 0,3 D. 0,1; 0,4 (Fe = 56; Cl = 35,5; Al = 27; S = 32; O = 16) 824. Số oxi hóa của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: A. NH3 < NO < N2O < N2O5 < NO3- B. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2- < NO3- C. NO < N2 < NH4+ < NO2- < N2O < NO3- D. NO < N2O < NO2- < N2 < NH3 < NO3- 825. Thủy ngân (Hg) là kim loại duy nhất hiện diện dạng lỏng ở điều kiện thường. Thủy ngân có tỉ khối bằng 13,55. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về thủy ngân? A. Thủy ngân là một chất lỏng dẫn điện được và rất nặng. B. Thủy ngân
File đính kèm:
- Bai tap hoa hoc vo co co dap an.pdf