Tổng hợp kiến thức nâng cao môn Sinh học Lớp 7

Tập tính bẩm sinh : là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.

Ví dụ: tập tính sinh sản, nhện nhả tơ, gà con sinh ra biết mổ thóc, đứa trẻ sinh ra biết khóc, sinh ra biết bú sữa mẹ, sờ vật nóng giật mình, trời lạnh nổi da gà, nghe tiếng động lớn giật mẹ

Tập tính thứ sinh(tập tính học được): là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể động vật tiếp thu những thông tin vào trong nảo và từ đó hình thành những phản xạ có điều kiện, không có khả năng di truyền và dễ bị thay đổi trong đời sống.

 Ví dụ: Tập tính bay của chim, tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ, khỉ tập xiếc, nuôi cá người ta gõ kẻng tạo thói quen cho chúng mỗi khi nghe tiếng gõ lại ngoi lên, học viết, học nói, học hát ở người

Tập tính hỗn hợp: Bao gồm một chuỗi các phản ứng trong đó gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được .

Ví dụ: Gà con sinh ra biết mổ thức ăn, nhưng chưa chính xác và được hoàn thiện dần dần trong cuộc sống để tìm thức ăn và mổ chính xác hơn; ở mực bản năng có hình thành túi mực và túi mực này có thể phun ra nhưng dần dần chúng biết tận dụng đặc điểm này để tấn công con mồi và tự vệ khi bị kẻ thù tấn công.

Câu 2: Sự phát triển hệ thần kinh liên quan với sự phát triển tập tính như thế nào?

 Cấu tạo và tiến hóa hệ thần kinh ở động vật:

*Hệ thần kinh hình mạng lưới: - Là những tế bào hình sao có gai nhô ra ngoài phía trong tỏa nhánh và liên kết chằng chịt với nhau tạo thành mạng lưới. Ở kiểu cấu tạo này khi cơ thể bị kích thích tại một điểm, xung động thần kinh sẽ lan tỏa khắp thân

-Cấu tạo hệ thần kinh hình mạng lưới này có ở những động vật bậc thấp như: Thủy tức,sứa, san hô, hải quỳ

 - Ví dụ: +Thủy tức bắt mồi bằng tua, một đầu tua miệng có nhiều tế bào gai độc. Tế bào này có thể phóng ra, làm tê liệt con mồi, dễ dàng cho thủy tức dùng tua miệng đưa con mồi vào lổ miệng.

 +Sứa có khả năng nghe được các hạ âm lan truyền từ xa có dao động ở tần số 8-13Hz thường do các con bảo sinh ra mà tai người không nghe được

*Hệ thần kinh dạng dây: Có hạch thần kinh ở phần đầu, các dây thần kinh chạy dọc cơ thể và có xu hướng tập trung thành não phía trước.

 VD: Sán lá gan, sán máu, sán bả trầu, sán dây có đời sống kí sinh, thức ăn phụ thuộc vào cơ thể vật chủ. Có đời sống đa dạng hơn như sống trong cơ bắp trâu bò, trong ruột, máu, gan động vật, có giác bám để lấy thức ăn

*Hệ thần kinh chuỗi hạch phân đốt: Gồm có hạch não, vòng thần kinh hầu, hạch dưới hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng. Ở chuỗi thần kinh bụng, các tế bào thần kinh tập trung thành hạch ở mỗi đốt. Từ hạch thần kinh có một đôi dây thần kinh đi tới thành cơ thể và một đôi dây thần kinh phía trước đi tới vách đốt.

VD: Ngành giun đốt (giun đất, rươi, đỉa, vắt) chủ yếu lấy thức ăn bằng cách đào bới ,tiết ra chất nhầy để làm mềm đất lấy thức ăn.

*Hệ thần kinh chuỗi hạch phân tán: Có những hạch tên gọi tương ứng như hạch cổ, hạch bụng, hạch chân, hạch ngực và não

 VD:Thân mềm và chân khớp (Trai, sò, ốc sên, mực tôm.) Mực có hình thức bắt mồi phức tạp, phun túi mực, dùng 2 tua dài bắt mồi đưa vào trong 8 tua ngán đẩy thức ăn vào miệng.

*Hệ thần kinh dạng ống: -Xuất hiện ở những động vật cấp cao có hệ thần kinh phát triển. Nói cách khác thì đây là dạng tiến hóa cao nhất của hệ thần kinh động vật do có sự phân hóa thành hệ thần kinh trung ương gồm: não bộ và tủy sống; và hệ thần kinh ngoại biên gồm hệ thống từ 10 đến 12 đôi dây thần kinh; sự phát triển của hệ thần kinh cũng thể hiện khác nhau từ cá đến thú

-Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh hình ống, số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện, nhờ đó các hoạt động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả

 -Ví dụ: +Hình thức bắt mồi ở cá là bơi ngược dòng

 +Lưỡng cư có lưỡi phát triển bật ngược về phía sau để bắt mồi

 +Bò sát: rình mồi, bắt mồi bằng cách xiết chặt con mồi đến chết rồi mới ăn

 +Chim: bắt mồi phức tạp hơn, rình từ xa bắt mồi chính xác, thức ăn đa dạng

 +Thú:Hình thức bắt mồi đa dạng, có sự phân hóa trong bầy đàn, biết dẫn dụ, tấn công và phân chia thức ăn trong bầy đàn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp kiến thức nâng cao môn Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở.
Ñöïa vaøo taäp tính höôùng saùng , aâm thanh cuûa moät soá loaïi maû duïng nguoàn saùng töï nhieân ñeå xua ñuoåi hoaëc baét coân truøng.
- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản . Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại.
- Dựa vào tập tính của một số loài cá ứng dụng để mát xa chân . 
- Đặt tính chít của ong ứng dụng chửa bệnh về khớp .
- Bò tót nhại cảm với vải màu đỏ dựa vào tập tính nay người ta dùng để đấu bò , tập tính ham ăn của heo chó g trò giải trí đua heo , đua chó .
- Tập tính bơi ngược dòng của cá g người ta đặt lú ngược dòng để bắt cá . 
- Dựa vao tập tính thích ăn động vật máu nóng cua rắn , trăng g dẫn dụ bắt rắn .
Câu mực, câu tôm..
- Nuôi gà công nghiệp kích tạo môi trường ngày và đêm rut ngắn hơn để thu lượng trứng nhiều.
Cââu 3: Các biểu hiện của tập tính
1/ Tập tính sinh sản: 
* Khái niệm: là một chuỗi các hoạt động bao gồm: ve vãn à kết đôi à giao phối à sinh sản à chăm sóc con non, trứng.
Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh.
Thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm), ánh sáng, âm thanh tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong như tác động của các hoocmôn sinh dục gây hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản (hiện tượng ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ở nhiều loài loài).
* Ví dụ: 
- Linh dương cái dùng mũi và lưỡi liếm, nếu đối phương đồng ý, chúng sẽ ghép đôi sinh sản.
- Cá rô, chăm sóc và bảo vệ con: ngậm trứng vào miệng nếu gặp kẻ thù.
- Vào mùa sinh sản, ếch đực (có túi kêu ở cổ) kêu tìm bạn tình, nếu tìm được bạn tình, con đực cõng lên lưng con cái, tưới tinh dịch vào trứng, quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, con non phát triển trong môi trường nước à ấu trùng à trưởng thành.
- Gà trống cất tiếng gáy tìm bạn, khi gặp gà mái nó xòe cánh chạy xung quanh để ve vãn bạn tình à gà trống cởi lên lưng gà mái thực hiện giao phối. Gà mái đẻ trứng, nếu trứng được thụ tinh sẽ nở ra con, gà mẹ có trách nhiệm bảo vệ con, khi có mối nguy hiểm, gà mẹ xòe cánh che các con hoặc mổ hoặc đá đối phương.
* Ý nghĩa: 
- Tạo sự đa dạng, đặc sắc trong tự nhiên.
- Duy trì và bảo vệ nòi giống.
- Vận dụng trong nuôi trồng, đặc biệt là bảo vệ các loài thú quý hiếm và có ích.
2/ Tập tính cư trú: 
* Khái niệm: Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn Ở các loài khác nhau có tập tính cư trú khác nhau.
* Ví dụ: 
- Ở các loài động vật bậc thấp: có đời sống bơi lội thì cơ thể có những cơ quan chuyên hóa: trùng roi xanh (roi bơi) sống ở những nơi có ánh sáng (có tính hướng sáng), trùng đế giầy (lông bơi) sống ở những nơi không có ánh sáng trực xạ chiếu xuống, trùng biến hình sống những nơi có pH trung tính. Ở những loài sống ký sinh, các giác quan tiêu biến, giác bám phát triển để bám vào cơ thể vật chủ (sán lá gan, sán lá song chủ,).
- Cá: chia ra thành loài sống ở tầng đáy (cá chạch, lươn,..), tầng giữa(cá lóc) và tầng mặt (cá mè, cá chép,). Hoặc chia ra sống ở vùng nước ngọt (cá lóc, cá rô,), nước lợ (cá bống, cá tra,), nước mặn (cá đuối, cá chim, cá thu, cá hồi,). Có loài sống ở cả nước ngọt, nước mặn, nước lợ như cá chình.
- Lưỡng cư: giai đoạn trứng và ấu trùng(nòng nọc) sống dưới nước. Khi trưởng thành, chúng rụng đuôi và chuyển lên sống ở cạn trong môi trường ẩm ướt, cơ thể có những biến đổi thích hợp với đời sống ở cạn như mắt có tuyến nhầy, da ẩm ướt: ếch, nhái, chúng phụ thuộc những nơi có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao
- Bò sát:
+ Có loại sống ở cạn:
Rắn: thích nghi đời sống bò trườn, chi tiêu biến.
Tắc kè: sống những nơi ẩm thấp, ánh sáng yếu. Thay đổi màu da theo môi trường.
+ Có loại sống ở nước:
Rùa: chi biến đổi dạng mái chèo chuyên hóa đời sống bơi lội.
- Chim: 
Chi trước biến đổi thành cánh thích nghi đời sống bay lượn: chim én, chim bồ câu, đại bàng,
Chân có màng bơi, lông không thấm nước thích nghi cho bơi lội: vịt, chim cánh cụt,
Chi sau phát triển, khỏe thích nghi đời sống chạy: chim đà điểu,
Thú: phát triển vượt bật, biến đổi cơ thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường
+ Sống dưới nước: cơ thể hình cá, chi biến thành vây: bộ cá voi
+ Sống trên cạn:
Thích nghi đời sống leo trèo, chi trước phát triển: vượn, khỉ,
Thích nghi sống vùng khô hạn, da dày, chịu khát tốt: lạc đà,
Thích nghi sống vùng băng giá, có lớp mỡ dày dưới da, lông màu sáng: gấu Bắc Cực.
Thích nghi đời sống các vùng xavan, chạy nhiều, chân khỏe có móng: ngựa,
* Ý nghĩa: 
- Thích nghi với mọi điều kiện môi trường, duy trì sự tồn tại và đa dạng của loài.
- Con người lợi dụng những đặc tính đó để phục vụ cho đời sống con người. Khi di chuyển qua sa mạc, dùng lạc đà để thồ hàng.
- Dùng ngựa làm phương tiện đi lại ở một số nơi mà phương tiện giao thông chưa phát triển.
- Vận dụng trong nuôi trồng và bảo vệ động vật.
3/ Tập tính kiếm ăn, săn mồi: 
* Khái niệm: Phần lớn tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập của bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân. Có hai hình thức kiếm ăn, săn mồi:
+ Chủ động: di chuyển được, chủ động tìm thức ăn.
+ Bị động: thường là các loài ký sinh, chúng không chủ động nguồn thức ăn. Khi vật chủ bệnh hoặc chết thì chúng cũng bị tiêu diệt.
* Ví dụ: 
- Cá bơi ngược dòng, há miệng tìm thức ăn.
- Sứa co bóp dù nuốt một lượng nước lớn chắc lại thức ăn và lọc nước ra.
- Các loài lưỡng cư, như ếch nhái thường dùng lưỡi để bắt con mồi.
- Nhện giăng lưới tơ để tìm thức ăn và làm chỗ ở.
- Chim sâu, chim cắt có đôi mắt rất tinh, rất hữu ích trong tìm kiếm con mồi.
- Chó có khướu giác phát triển, là giác quan quan trọng trong tìm kiếm thức ăn.
- Vượn có đôi tay dài, phát triển hơn cả để chuyền cành hái trái cây.
- Sóc có đuôi rộng và nhiều lông, dễ dàng trong chuyền cành, sà xuống đất trong quá trình tìm thức ăn.
- Mèo có đôi ria mép rất nhạy để đánh mùi, có móng vuốt để bắt và giữ lấy con mồi, có răng nanh làm vũ khí cắn, xé con mồi.
- Hổ mẹ dạy hổ con săn mồi, vờn và vồ mồi.
- Kiến có đôi ria trên đầu, phát hiện nguồn thức ăn và thông báo cho đồng loại lấy thức ăn.
- Những con đom đóm cái bắt chước các tín hiệu lập lòe mà con cái của một loài khác thường phát ra khi đáp lại tín hiệu tình yêu. Chúng lừa những con đực của loài khác cùng họ để tấn công và ăn thịt.
* Ý nghĩa: 
- Cần cho sự tồn tại và phát triển của cá thể, của loài trong các điều kiện sống.
- Con người vận dụng trong trồng trọt, như tiêu diệt các loài côn trùng có hại. Như thả vịt vào ruộng lúa sắp trổ đòng đòng để diệt ốc.
4/ Kết đôi, hôn phối: 
* Khái niệm: . 
- Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển. 
 Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi
Ví dụVD: 
 Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra. 
Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.
Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái.
Còn một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
Một số loài chim sẽ làm tổ để dẫn dụ con mái
Gà trống sẽ gáy, xòe cánh áp sát vào con mái để ve vãn
Một số laoì thú ăn thịt sẽ thể hiện sức mạnh để tranh giành với các con đực trong đàn để dẫn dụ con cái
.
* Ý nghĩa: 
- Duy trì nòi giống.
- Ứng dụng trong đời sống sản xuất nuôi trồng, đánh bắt cũng như bảo vệ một số loài động vật quý hiếm.
- Tác động vào sự sinh sản tạo các cá thể phát triển thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
5/ Tập tính chăm sóc con: 
* Khái niệm: là một chuỗi các phản ứng của động vật trong mùa sinh sản khi bảo vệ trứng và chăm sóc con non như: xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non. Mỗi loài có cách thức chăm sóc và nuôi dưỡng con non khác nhau. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng con tùy loài mà do con đực(bố) đảm nhiệm, hoặc con cái(mẹ) hoặc cả hai.
* Ví dụ:
- Loài bọ nước lớn tại Bắc Mỹ. Sau khi giao phối, con cái đẻ trứng lên lưng con đực, con đực mang khoảng 150 trứng trên lưng cho tới khi trứng nở. Chúng tỏ ra cực kỳ hung dữ khi bảo vệ trứng và thường xuyên phơi mình ngoài không khí để ngăn chặn sự tấn công của nấm mốc. 
- Gián ăn gỗ: con đực làm tổ bảo vệ và chăm sóc con.
- Bọ xít: con cái dùng tuyến hôi ở bụng để bảo vệ ấu trùng.
- Nhện: con cái phụ trách chăm sóc và chết không lâu sau khi sinh.
- Bạch tuột: con cái làm hang ổ, bảo vệ trứng. Khi trứng nở, nó dùng vòi làm xáo trộn nước để đưa oxi đến cho con thở. 
- Cá ngựa: trứng được đưa vào túi ấp của con đực, nó điều khiển môi trường sống của phôi trong túi ấp như: giữ máu lưu thông quanh phôi, cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con non qua một cơ quan giống nhau thai cho đến khi sinh.
- Cóc tổ ong (Pipa) ở Nam Mỹ, nếp da ở lưng có những lỗ như tổ ong. Trong khi ghép đôi, trứng được đưa vào các lỗ đó và phát triển thành nòng nọc và cóc con. Sau khi cóc con rời mẹ, thì nếp da không còn.
- Chim chào mào: trong mùa sinh sản, tuyến hôi của con cái tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen để bảo vệ trứng.
- Ở kiến và ong: hầu hết cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng, bảo vệ con của cá thể khác.
- Một số loài chim không tự ấp trứng mà đẻ trộm vào tổ chim khác: tu hú đẻ trứng vào tổ chim chích.
- Chim cánh cụt không làm tổ, thay vào đó, con đực và con cái sẽ thay nhau ấp

File đính kèm:

  • docKien thuc nang cao sinh 7.doc