Tổng hợp chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9

I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC

* Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

 VD: Bố tóc xoăn, con tóc xoan; bố lùn, con lùn; mẹ tóc đen, con tóc đen.

* Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết.

 VD: Mẹ tóc xoăn, con tóc thẳng; anh cao, em thấp; bố nhóm máu O, con nhóm máu A

* Ý nghia, mối liên hệ giữa Di truyền và biến dị.

 - Di truyền có ý nghĩa giúp duy trì tính đặc trưng của gia đình, dòng họ, nòi giống . Còn Biến dị giúp cho loài, sinh vật thêm đa dạng và phong phú, có ý nghĩa là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống.

 - Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản.

* Tính trạng: Là những đăc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể

 ( đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể )

-Ví dụ: Thân cao, quả lục, hoa vàng, Quả ngọt.

* Các tính trạng tương ứng. Là sự biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng

 Ví dụ: về loại tính trạng nhóm máu ở người, có 4 trạng thái là nhóm máu A; B; AB ; O. Về màu mắt thì có mắt xanh; mắt nâu; mắt den; mắt đỏ

*Cặp tính trạng tương phản

-Là 2 trạng thái (đối lập nhau ) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng tính trạng

- VD: vỏ trơn - vỏ nhăn; quả chua - quả ngọt; Thân cao - thân lùn; Cánh dài, - cánh cụt.

* Nhân tố di truyền( gen ) : Là yếu tố quy định các tính trạng của cơ thể.

* Giống (dòng) thuần chủng:

 Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Trong thực tế nghiên cứu di truyên, Khi nói đến giống thuần ta chỉ nói đến sự thuần chủng của một hay vài tính trạng đang nghiên cứu

* Kiểu hình là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trong thực tế nghiên cứu di truyền, khi nói đen kiểu hình ta chỉ đề cập đến một hay vài tính trạng nghiên cứu

* Tỉ lệ kểu hình: là tỉ lệ các kiểu hình khác nhau ở cùng một thế hệ

* Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 ( P thuần chủng, tương phản)

* Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F1 mới được biểu hiện ( P thuần chủng, tương phản)

* Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình.( thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu)

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
F2 thu đượ toàn cây bí dẹt?
CHUYÊN ĐỀ LAI LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
A. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC SGK
I. Qui luật di truyền của Men đen
* Thí nghiệm: MĐ tiến hành giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng trơn và xanh nhăn F1 thu được toàn hạt vàng trơn . cho các cây F1 tự thụ phần F2 thu được tỉ lệ trung bình là 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn
Thay đổi vai trò của bố và mẹ trong phép lai trên thì kết quả cũng không thay đổi.
* Phân tích kết quả thí nghiệm
	- Xét sự di truyền riêng của từng cặp tính trạng ở F2 
	+ Về tính trạng màu sắc hạt : Vàng / xanh = 3/1
	+ Về tính trạng hình dạng hạt: Trơn / nhăn = 3 / 1
	Như vậy hai cặp tính trạng trên Di truyền theo thí nghiệm lai một cặp tính trạng. => hạt vàng trội so với hạt xanh và hạt trơn trội so với nhăn.
	- Xét sự phân ly kiểu hình ở F2 trong thí nghiệm trên.
	4 loại KH trên có tỉ lệ là: 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn. Trong đó: 	9 vàng, trơn = 3 vàng . 3 trơn
	3 vàng nhăn = 3 vàng . 1 nhăn
	3 xanh, trơn = 1 xanh . 3 trơn
	1 xanh nhăn = 1 xanh . 1 nhăn.
	Hay 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1).(3 : 1)
	Nghĩa là tỉ lệ mỗi loại KH ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
	Từ đó M Đ cho rằng hai cặp tính trạng trên đã di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc nhau)
	Như vậy: Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại KH bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
* Giải thích:
	Từ sự phân tích trên MĐ cho rằng: mỗi cặp tính trạng do một cặp NTDT quy định
Qui ước: A - hạt vàng	a - hạt xanh
	B - vỏ trơn	b - vỏ nhăn
	Vì P thuần chủng, nên kiểu NTDT (kiểu gen) của Pt/c như sau: Vàng, trơn – AABB; Xanh, nhăn - aabb
	Trong quá trình phát sinh giao tử cơ thể thuần chủng P chỉ cho một loại giao tử duy nhất tương ứng là AB và ab. Trong quá trình thụ tinh thì sự kết hợp giữa giao tử đực và cái chỉ cho một loại hợp tử duy nhất là AaBb(F1). Khi F1 hình thành giao tử thì sự phân li độc lập của hai NTDT trong mỗi cạp NTDT, sự tổ hợp tự do của các NTDT khác cặp đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là: AB; Ab; aB; ab. Trong quá trình thụ tinh thì sự kết hợp tự do, ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái đã tạo ra 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) gồm 9 kiểu gen với 4 loại kieur hình
SĐL: 
P AABB ( vàng trơn ) X aabb ( xanh nhăn )
Gp 	AB	ab
F1 	 AaBb ( vàng trơn )
GF1 	 AB , Ab , aB , ab
F2 	
♀ ♂
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ KG:	1AABB	2AABb	1AAbb
	2AaBB	4AaBb	2Aabb
	1aaBB	2aaBb	1aabb	
Tỉ lệ KH:	9 A_B_ vàng trơn ;3A_bb vàng nhăn ;
3aaB_ xanh trơn ;1 aabb xanh nhăn
* Quy luật phân ly độc lập
Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen) đã pân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
* Biến dị tổ hợp
	- Khái niệm: Biến dị tổ hợp (BDTH) là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ
	- Ví dụ: trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen thì ở F2 xuất hiện 2 loại kiểu hình mới so với P là vàng nhăn và xanh trơn. Đó là BDTH
	- Nguyên nhân của BDTH: BDTH xuất hiện ở các loài sinh sản hữu tính là do các nguyên nhân sau
	+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau. Số cặp gen dị hợp phân li độc lập càng nhiều thì càng nhiều loại giao tử. Nếu có n cặp gen dị hợp PLĐL thì tạo ra 2n loại giao tử khác nhau
	+ Trong quá trình thu tinh thì các giao tử đực và cái kết hợp một cách tự do, ngẫu nhiên với nhau tạo ra vô số các loại tổ hợp giao tử.. Nếu có 2n giao tử đực kết hợp với 2n loại giao tử cái tạo ra 4n tổ hợp trong đó có 3n kiểu gen và 2n kiểu hình (nếu các cặp tính trạng trội hoàn toàn)
	Chính vì vậy mà làm cho BDTH vô cùng đa dạng phong phú đặc biệt là ở loài sinh sản hữu tính.
	- Ý nghĩa của BDTH: BDTH là một nguyên nhân làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài giao phối đa dạng và phong phú. Đó là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
* Ý nghĩa của Quy luật phân li độc lập.
	Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Và là một nguyên nhân làm xuất hiện BDTH đa dạng phong phú ở loài ss hữu tính.
Các công thức tổ hợp
Gọi n là số cặp gen di hợp phân li độc lập thì	
Số loại giao tử: 2n
Số loại hợp tử : 4n
Số loại kiểu gen : 3n
Số loại kiểu hình : 2n
Tỉ lệ phân li KG: ( 1 : 2 : 1 )n
Tỉ lệ phân li KH: ( 3 : 1 )n
Chú ý cách viết các loại giao tử.
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp. Ví dụ: Aa, Bb.
Khi giảm phân hình thành giao tử:
+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng: A hoặc a , B hoặc b
+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp gen tương ứng: Acó thể tổ hợp tự do với B hay b, a có thể tổ hợp với B hay b nên kiểu gen AaBb sẽ cho ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab, với tỉ lệ ngang nhau ( trên số lượng lớn) 
Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen. Ví dụ: AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu nhánh cành cây:
 C - > ABC
 B
 c -> ABc
 	A	 C 	-> AbC
	b
 AaBbCc c -> Abc
 C -> aBC
B	
 c -> aBc
 a 
 C -> abC
 b 
	c	-> abc
 Hoặc AaBbCc = (A, a)(B, b)(C, c) = (AB, Ab, aB, ab)(C, c) 
	= ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc	 
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT
Câu 1: Tại sao Menđel cho rằng 2 cặp tính trạng màu sác và hình dạng hạt trong phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau? Cơ sở của sự di truyền độc lập là gì?
Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh ?
TL
+ BDTH là những biến dị xuất hiện do sự tố hợp lại các tính trạng của P
+ Cơ chế phát sinh: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã làm xuất hiện nhiều loại giao tử khác nhau. Sự kết hợp một cách tự do ngẫu nhiên giữa các giao tử đưc và giao tử cái đã tạo ra nhiều loại tổ hợp giao tử khác nhau -> xuất hiện các kiểu hình khác P
VD: P : AABB( vàng trơn) X aabb( xanh nhăn )
F2 : xuất hiện Kh : Aabb, AAbb ( vàng nhăn )
 aaBB, aaBb ( xanh trơn ) 
 Đó là Biến dị tổ hợp
Câu 3: Tại sao BDTH lại xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính, còn loài sinh sản vô tính thì không đa dạng bằng.
Câu 4: Trình bầy giải thích của Menđel về thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng.
Một số câu hỏi trắc nghiệm lai hai cặp tính trạng:
Câu 32: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen
Câu 33: ý nghĩa sinh học của qui luật phân li độc lập của Menđen là:
A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới
B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống
C. Cơ sở của quá trình tiến hoá và chọn lọc
D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen.
Câu 34: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là:
A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn
C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn
Câu 35: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở:
A. Con lai luôn đồng tính B. Con lai luôn phân tính 
C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau
D. Con lai thu được đều thuần chủng
Câu 36: ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:
A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn
C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn
Câu 37: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:
A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1
Câu 38: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là:
A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp 
C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình 
Câu 39: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:
A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính 
C. Sinh sản sinh dưỡng D. Sinh sản nảy chồi 
 Câu 40: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp
A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộn
C. Quả tròn, chín muộn D. Cả 3 kiểu hình vừa nêu
Câu 41: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:
A. AABB B. AAbb C. aaBB D. Cả 3 kiểu gen vừa nêu
Câu 42: Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là:
A. AaBB B.Aabb C. AABb D. AAbb
Câu 43: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:
A. AaBb B.AaBB C. AABB D. aabb
Câu 44: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
A. aaBb B.Aabb C. AABb D. AaBb
Câu 45: Thực hiện phép lai P:AABB x aabb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2 là:
A. AABB và AAbb B. AABB và aaBB
C. AABB, AAbb và aaBB D. AABB, AAbb, aaBB và aabb
Câu 46: Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:
A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB
Câu 47: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab
C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB
Câu 48: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:
A. AABb x AABb B. AaBB x Aabb
C. AAbb x aaBB D. Aabb x aabb
Câu 49: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:
A. MMpp x mmPP B. MmPp x MmPp
C. MMPP x mmpp D. MmPp x MMpp
Câu 50: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là
A. DdRr x Ddrr B. DdRr x DdRr 
C. DDRr x DdRR D. ddRr x đdrr 
III. Bài tập theo quy luật PLĐL 
Một số tỉ lệ cần lưu ý
Tỉ lệ 1 : 1 = 1.(1:1) hoặc (1:1).1 (một cặp đồng tính, một cặp phân tính theo tỉ lệ 1:1)
Tỉ lệ 1:1:1:1 	= (1:1)(1:1)Cả 2 cặp tính trạng đều có tỉ lệ 1:1
	= (Aa x aa)(Bb x bb)
	=> P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
Tỉ lệ 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)
Tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)
Tỉ lệ 3 : 6: 3 : 1 : 2 : 1 = (

File đính kèm:

  • docBDHSG sinh 91.doc