Tổng hợp các bài tập Di truyền hay dành cho luyện thi Đại học

Câu 1: Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là

A. XAXA, XaXa và 0. B. XA và Xa. C. XAXA và 0. D. XaXa và 0.

Câu 2: Cho P : AaBB x AAbb. Kiểu gen ở con lai được tự đa bội hóa thành (4n) là :

A. AAAaBBbb B. AaaaBBbb

C. AAAaBBBB và Aaaabbbb D. AAaaBBbb và AAAABBbb

Câu 3: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen tren NST thường gồm : IA ; IB (đồng trội ) và IO (lặn).

Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên :

A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình

C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình

Câu 4: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường.

Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?

A. 12 B. 15 C.18 D. 24

Câu 5: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp các bài tập Di truyền hay dành cho luyện thi Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C. 460	D. 468
Câu 53: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A. 31,36%	B. 87,36%	C. 81,25%	D. 56,25%
Câu 54 : Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là:
AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D C A B.
Câu 55: Cho sơ đồ phả hệ sau:
 Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là
A. 6,25%. B. 3,125%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 56: Ở người gen a: qui định mù màu; A: bình thường trên NST X không có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB,IO. Số kiểu gen tối đa có thể có ở người về các gen này là:
A. 27	B. 30	C. 9	D. 18
Câu 57: Với 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Khi cá thể này tự thụ phấn thì số loại kiểu gen dị hợp tối đa có thể có ở thể hệ sau là:
A. 27	B. 19	C. 16	D. 8
Câu 58: Quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu. Tỉ lệ nhóm máu O là 25%, máu B là 39%. Vợ và chồng đều có nhóm máu A, xác suất họ sinh con có nhóm máu giống mình bằng:
A. 72,66%	B. 74,12%	C. 80,38%	D. 82,64%
Câu 59: Nhóm máu ở người do các alen IA , IB, IO nằm trên NST thường qui định với IA , IB đồng trội và IO lặn. Biết tần số nhóm máu O ở quần thể người chiếm 25%:
1/ Tần số nhóm máu AB lớn nhất trong quần thể bằng:
A. 6,25%	B. 12,5%	C. 25%	D. 37,5%
2/ Nếu tần số nhóm máu B trong quần thể = 24% thì xác suất để một người mang nhóm máu AB là:
A. 12%	B. 24%	C. 26%	D. 36%
3/ Nếu tần số nhóm máu A trong quần thể = 56% thì tần số nhóm máu B và AB lần lượt là:
A. 6% và 13%	B. 13% và 6%	C. 8% và 11%	D. 11% và 8%
4/ Xác suất lớn nhất để một cặp vợ chồng trong quần thể có thể sinh con có đủ các nhóm máu là:
A. 6,25%	B. 25%	C. 12,5%	D. 37,5%
Câu 60: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người đều do alen lặn nằm trên NST giới tính X ,không có alen tương ứng trên Y. Bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường qui định.
1/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 2 gen gây bệnh máu khó đông và mù màu là:
A. 8	B. 10	C. 12	D. 14
2/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 3 gen nói trên là:
A. 42	B. 36	C. 30	D. 28
Câu 61
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường,alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp.
Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất các khả năng có thể xảy ra về giới tính và tính trạng trên nếu họ có dự kiến sinh 2 người con?
	GIẢI
Theo gt à con của họ: 	3/4: bình thường
	1/4 : bệnh	
Gọi XS sinh con trai bình thường là (A): A =3/4.1/2= 3/8
Gọi XS sinh con trai bệnh là (a): 	a =1/4.1/2= 1/8
Gọi XS sinh con gái bình thường là (B): 	B =3/4.1/2= 3/8
Gọi XS sinh con gái bệnh là (b): 	b =1/4.1/2= 1/8
XS sinh 2 là kết quả khai triển của (A+a+B+b)2 =
A2 + a2 +B2 + b2 + 2Aa + 2AB + 2Ab + 2aB + 2ab + 2Bb ( 16 tổ hợp gồm 10 loại )
Vậy XS để sinh:
1/ 2 trai bình thường	= A2 = 9/64
2/ 2 trai bệnh	= a2 = 1/64
3/ 2gái bình thường	= B2 = 9/64
4/ 2 gái bệnh	= b2 = 1/64
5/ 1 trai bthường + 1 trai bệnh	= 2Aa = 6/64
6/ 1 trai bthường + 1 gái bthường	= 2AB = 18/64
7/ 1 trai bthường + 1 gái bệnh	= 2Ab = 6/64
8/ 1 trai bệnh + 1 gái bthường	= 2aB = 6/64
9/ 1 trai bệnh + 1 gái bệnh	= 2ab = 2/64
10/ 1 gái bthường + 1 gái bệnh	= 2Bb = 6/64
Câu 62
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường,alen trội tương ứng quy định người bình thường.Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết,hãy tính xác suất để họ:
a. Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng 
b. Sinh người con thứ hai là trai và người con thứ 3 là gái đều bình thường
c. Sinh 2 người con đều bình thường
d. Sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường
e. Sinh 2 người con cùng giới tính và đều bình thường
g. Sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh
 GIẢI
Theo gtà Bố mẹ đều phải dị hợp về gen gây bệnh àSX sinh :
- con bình thường(không phân biệt trai hay gái) 	= 3/4 
- con bệnh (không phân biệt trai hay gái) 	= 1/4 
- con trai bình thường = 3/4.1/2 	= 3/8
- con gái bình thường = 3/4.1/2 	= 3/8
- con trai bệnh = 1/4.1/2 	= 1/8
- con trai bệnh = 1/4.1/2 	= 1/8
a) - XS sinh người con thứ 2 bthường 	 	 = 3/4
 - XS sinh người con thứ 2 khác giới với người con đầu = 1/2 
 àXS chung theo yêu cầu = 3/4.1/2 = 3/8
b) - XS sinh người con thứ 2 là trai và thứ 3 là gái đều bthường = 3/8.3/8 = 9/64
c) - XS sinh 2 người con đều bthường = 3/4. 3/4 = 9/16
d) - XS sinh 2 người con khác giới (1trai,1 gái) đều bthường = 3/8.3/8.C12 = 9/32
e) - XS sinh 2 người cùng giới = 1/4 + 1/4 = 1/2
 - XS để 2 người đều bthường = 3/4.3/4 = 9/16
 àXS sinh 2 người con cùng giới(cùng trai hoặc cùng gái) đều bthường = 1/2.9/16 
	 = 9/32 
g) - XS sinh 3 có cả trai và gái (trừ trường hợp cùng giới) = 1 – 2(1/2.1/2.1/2) = 3/4
 - XS trong 3 người ít nhất có 1 người bthường(trừ trường hợp cả 3 bệnh) = 1 – (1/4)3 
	= 63/64
 àXS chung theo yêu cầu = 3/4.63/64 = 189/256 
 LƯU Ý
4 câu: b,c,d,e có thể dựa trên các trường hợp ở bài tập 1 để xác định kết quả.
Câu 63
Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên NST thường qui định, alen lặn qui định người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong quần thể người là 64%.
Xác suất sinh đứa con trai bị cuộn lưỡi là bao nhiêu?
 GIẢI
Ctrúc DT tổng quát của QT: p2AA + 2pqAa + q2aa
Theo gt: q2 = 1- 64% = 36% àq = 0,6 ; p = 0,4
Vậy Ctrúc DT của QT là: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa
- Người vợ không cuộn lưỡi có Kg (aa) à tần số a = 1
- Người chồng bị cuộn lưỡi có 1 trong 2 Kg: AA (0,16/0,64)
	Aa (0,48/0,64) 
à Tần số : A = (0,16 + 0,24)/0,64 = 0,4/0,64 = 0,625
	 a = 0,24/0,64 = 0,375
à khả năng sinh con bị cuộn lưỡi = 0,625 x 1 = 0,625
Vậy XS sinh con trai bị cuộn lưỡi = 0,625 x 1/2 = 0,3125
Câu 64
Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh.
1/ Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh.
A. 1/4	B. 1/8	C. 1/9	D. 2/9
2/ Nếu đứa con đầu bị bệnh thì XS để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là bao nhiêu?
A. 1/9	B. 1/18	C. 3/4	D. 3/8
Câu 65: U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen.Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh.
 A. 0,3%	B. 0,4%	C. 0,5%	D. 0,6% 
Câu 66: Trong 1 quần thể, số cá thể mang kiểu hình lặn (do gen a quy định) chiếm tỉ lệ 1% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:.
A. 72%	B. 81%	C. 18%	D. 54%
Câu 67: Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội : 
1/ Tỉ lệ giao tử: BBB/BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb à:
A. 1/9/9/1	B. 1/3/3/1	C. 1/4/4/1	D. 3/7/7/3	
2/ Tỉ lệ giao tử BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBbbbb là:
A. 1/5/1	B. 1/3/1	C. 3/8/3	D. 2/5/2	
3/ Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ kiểu gen BBBBBBbb là:
A. 1/5/1	B. 3/10/3	C. 1/9/1	D. 3/8/3
Câu 68: Phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có:
1/ KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn
A. 9/32	B. 15/ 32	C. 27/64	D. 42/64
2/ KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội
A. 156/256	B. 243/256	C. 212/256	D. 128/256
3/ Kiểu gen có 6 alen trội
A. 7/64	B. 9/64	C. 12/64	D. 15/64
Câu 69: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ở các trường hợp:
1/ 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường.
A. 124	B. 156	C. 180	D. 192
2/ Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường,gen III nằm trên cặp NST thường khác
A. 156	B. 184	C. 210	D. 242
3/ Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y,gen III nằm trên cặp NST thường.
A. 210	B. 270	C. 190	D. 186
Câu 70: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui định,bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui định.
Xác định:
a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người?
A. 84	B. 90	C. 112	D. 72
b) Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể là bao nhiêu?
A. 1478	B. 1944	C. 1548	D. 2420
Câu 71: Gen I có 3alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể
A. 154	B. 184	C. 138	D. 214
Câu 72: Một quần thể tự thụ ở F0 có tần số KG: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.
Sau 5 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt thì tần số kiểu gen động hợp trội trong QT là:
A. 0,602	B. 0,514	C. 0,584	D. 0,542
Câu 73: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O 
1/ Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
A. 1/32	B. 1/64	C. 1/16	D. 3/64
2/ Xác suất để một một đứa con nhóm máu A, đứa khác nhóm máu B
A.1/4	B. 1/6	C. 1/8	D. 1/12 
Câu 74: Phép lai ABbDd x AABbdd cho tỉ lệ kiểu hinh gồm 2 tính 

File đính kèm:

  • docdap an cac bai tap DITRUYEN.doc
Giáo án liên quan