Tóm tắt kiến thức hóa hữu cơ

1. Gốc Hidrocacbon: Là phần còn lại của phân tử hidrocacbon sau khi đã mất đi một hay nhiều nguyên tử hydro. Thông thường kí hiệu là R.

 Nếu mất 1 H ta có gốc hóa trị I. VD: Gốc no, hóa trị I như: Metyl:(CH3-); etyl:(C2H5-) còn gọi là gốc ankyl ( công thức tổng quát CnH2n+1- ).

 Nếu mất 2 H ta có gốc hóa trị II. VD: CH2 =

 Nếu mất a H ta có gốc hóa trị a,

 

2. Đồng đẳng: Hiện tượng các hợp chất Hiđrocacbon có cấu tạo và tính chất tương tự nhau, nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm (-CH2) gọi là các chất đồng đẳng với nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.

 

3. Đồng phân: Hiện tượng các chất có cùng một công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau được gọi là đồng phân của nhau.

 

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14807 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt kiến thức hóa hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT KIẾN THỨC HÓA HỮU CƠ
Gốc Hidrocacbon: Là phần còn lại của phân tử hidrocacbon sau khi đã mất đi một hay nhiều nguyên tử hydro. Thông thường kí hiệu là R.
Nếu mất 1 H ta có gốc hóa trị I. VD: Gốc no, hóa trị I như: Metyl:(CH3-); etyl:(C2H5-)…còn gọi là gốc ankyl ( công thức tổng quát CnH2n+1- ).
 Nếu mất 2 H ta có gốc hóa trị II. VD: CH2 =
Nếu mất a H ta có gốc hóa trị a, …
Đồng đẳng: Hiện tượng các hợp chất Hiđrocacbon có cấu tạo và tính chất tương tự nhau, nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm (-CH2) gọi là các chất đồng đẳng với nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.
Đồng phân: Hiện tượng các chất có cùng một công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau được gọi là đồng phân của nhau. 
Đồng phân cấu tạo: gồm 3 loại:
Đồng phân mạch Cacbon: do thay đổi dạng mạch hở, không hở, có nhánh và dạng mạch vòng:
Với Hiđrocacbon: phải có 4C trở lên mới có đồng phân mạch Cacbon.
Với hợp chất chứa nhóm chức rượu, ete: thì từ 3C trở lên mới có đồng phân mạch Cacbon.VD: 
Đồng phân vị trí: do thay đổi vị trí nhóm thế, nhóm chức, nối đôi hay nối ba: VD: 
CH2=CH-CH2-CH3 (but-1-en) và 	CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)
Đồng phân nhóm chức: do các chất hữu cơ có nhóm chức khác nhau.VD:
 CH3-CH2-OH (Rượu etylic)	 và 	CH3-O-CH3 (Dimetyl ete)
Đồng phân hình học (không gian): hay lập thể: Cis – Trans:
Nguyên nhân: Do sự xắp xếp trong không gian khác nhau của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gắn với cacbon mang nối đôi.
Điều kiện để có đồng phân hình học: phân tử phải có liên kết đôi và mỗi nguyên tử C ở nối đôi phải liên kết với 2 nguyên tử hoặc 2 nhóm nguyên tử khác nhau.
Dạng cis: nếu 2 nguyên tử hay nhóm nguyên tử ở một phía của nối đôi giống nhau.
Dạng trans: nếu 2 nguyên tử hay nhóm nguyên tử ở một phía của nối đôi khác nhau.
Các bước viết đồng phân:
B1: Viết đồng phân mạch Cacbon.
B2: Viết đồng phân vị trí.
B3: Viết đồng phân nhóm chức.
B4: Xem xét các đồng phân vừa viết, đồng phân nào có đồng phân cis- trans.
Phân loại hợp chất hữu cơ
Dựa vào mạch Cacbon:
Các hợp chất mạch hở:
Hợp chất no: chỉ chứa liên kết đơn.
Hợp chất chưa no: chứa liên kết đôi, liên kết ba.
Các hợp chất mạch vòng: 
Hợp chất vòng no: 	+ Hợp chất vòng không no	 + Hợp chất thơm: có nhân benzen
Các hợp chất dị vòng: ngoài C còn có các nguyên tố khác tham gia vòng: 
Dựa vào nhóm chức:
Chức rượu: - OH (hiđroxyl)
Chức ete: ( R – O – R’)
Chức anđehit: (- CHO gọi là nhóm cacbonyl)
Chức Xeton: ( liên kết với 2 gốc C) 
Chức axit cacboxylic: ( - COOH là nhóm cacboxyl) 
Chức nitro: - NO2
Chức amin: - NH2 , , 
Một số gốc Hiđrocacbon và tên gọi cần chú ý:
Gốc hóa trị I:
Đối với ankan: đổi đuôi “an” thành “yl ”: VD: CH3- metyl
 Gốc
Cấu tạo
Gọi tên
 No
CH3CH2CH2-
n-propyl
CH3-CH-
| CH3
Iso-propyl (iso: nhóm –CH3 gắn vào vị trí C thứ 2 từ ngoài mạch đếm vào, ở gốc hiđrocacbon có 2 nhóm CH3- đính với cùng 1 nguyên tử C thì ta đặt trước tên gốc từ “ iso”)
 )
CH3CH2CH-
| CH3
Sec-butyl (Sec: -CH3 gắn vào vị trí C thứ 3 từ ngoài mạch đếm vào )
CH3
| CH3 –C –
| CH3
Tert- Butyl
 CH3
 |
 CH3 –C – CH2 - 
 | 
 CH3
Neo-pentyl (ở gốc hiđrocacbon có 3 nhóm CH3- đính vào cùng 1 nguyên tử C, thì đặt trước tên gốc từ “neo ”
Đối với hợp chất vong no: gọi theo quy tắc của ankan.
Đối với anken, ankin: Tên gốc = tên anken, ankin + “ yl ”: 
 Không no
CH2= CH-
Vinyl (hay etenyl )
CH2= CH- CH2 -
Allyl (hay propenyl)
CH2=C –
| CH3
Iso- propenyl
CH ≡ C -
etinyl
Đối với hiđrocacbon thơm:
 Thơm
C6H5 -
Phenyl
C6H5 – CH2 –
Benzyl
CH3 – C6H4 –
p-Tolyl
Gốc hóa trị II: lấy tên gốc hóa trị I thêm đuôi “ iden”: VD:
CH2 =: metyliden CH3 – CH = : etyliden
Bậc của nguyên tử C: bằng số nguyên tử C khác liên kết với nó, được ký hiệu bằng chữ số La mã.
Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ
Tên thông thường: gọi theo tên nguyên liệu, theo nguồn gốc phát minh hoặc theo tên thương mại.
VD: axit fomic: HCOOH (axit kiến)	axit axetic: CH3COOH (axit dấm) 
 C6H6 : benzen C6H5OH: phenol C6H12O6 : glucozơ
Danh pháp quốc tế: 
Hiđrocacbon no (Ankan): đuôi “an”
Hiđrocacbon có nối đôi (Anken): đuôi “en”
Hiđrocacbon có nối ba (Ankin): đuôi “ in”
Anđehit: đuôi “ al”
Axit: đuôi “ oic”
Rượu: đuôi “ ol”
Xeton: đuôi “ on”
Este = tên gốc axit + tên gốc rượu.
Tên gọi ankan
CH4: metan
C4H10 : butan
C7H16 : heptan
C2H6: etan
C5H12 : pentan
C8H18 : octan
C3H8 : propan
C6H14 : hexan
C9H20 : nonan
C10H22 : đecan
Cách gọi tên các hợp chất phức tạp
B1: Chọn mạch C chính: là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất, có nhóm thế, nhóm chức, chứa nôi đôi, nối ba.
B2: đánh số thứ tự các nguyên tử C (bằng chữ số Hi lạp) trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, mạch nhánh, nhóm thế. Quy tắc ưu tiên đánh số lần lượt là: 
Nhóm chức => nối đôi => nối ba => nhóm thế ,mạch nhánh.
Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiên lần lượt là: Axit => Anđehit => Rượu
B3: Xác định các nhóm chức, nhóm thế, mạch nhánh và vị trí của chúng trên mạch Cacbon chính.
B4: Gọi tên:
Trước hết gọi tên các nhóm chức, nhóm thế, nhánh và vị trí của chúng trên mạch C chính, cuối cùng gọi tên hợp chất ứng với mạch C chính.
Nếu có chứa nhiều nhóm chức, nhóm thế, nhánh giống nhau thì gộp chung lại và thêm từ: đi (2), tri (3), tetra (4), penta(5) ở trước tên nhóm thế.
Gọi tên nhánh (tên nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái ( etyl => metyl,..), số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
Con số chỉ vị trí của, nhóm chức nhóm thế , của nhánh đặt trước tên gọi. Gọi nhóm chức, nhóm thế trước gọi nhánh.
VD: 
+ Ankan: Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính an
 2,2- đimetylpropan 3-etyl-2-metylpentan 1- flo -2- metylpropan
+Anken: Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính – số chỉ vị trí - en
3-metylbut-2-en 3-metylbut-1-en 3,4- đibrompent-3-en 
 CH2 = CH- Cl: Vinyl clorua	CH2 = CH –C ≡CH : vinylaxetilen 
+Ankađien: Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính – số chỉ vị trí - đien
CH2 = C =CH2 : propađien (anlen) CH2 = CH- CH =CH2 : buta-1,3-đien (butađien) 
2-metylbuta-1,3- đien (isopren) penta-1,4- đien
+Ankin: Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính – số chỉ vị trí - in
C2H5-C≡C-CH3 : pent-2-in
Đối với hợp chất mạch kín (vòng):
Thêm từ “xiclo” ở trước và dựa vào vòng bao nhiêu cạnh, no hay không no (có mấy nối đôi và ở vị trí nào) để gọi.
Ta phải đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.
Số 1 được bắt đầu từ 1 nối đôi hoặc 1 mạch nhánh, hoặc 1 nhóm thế nào đó.
Ta không cần viết các nguyên tử C, H trên vòng còn các mạch nhánh phải viết đầu đủ.
VD: + Xicloankan có mạch chính là mạch vòng : Số chỉ vị trí – tên nhánh Xiclo Tên mạch chính an
+ Hợp chất thơm: o (ortho), m (meta), p (para)
Ngoài cánh đánh số thứ tự 1, 2, 3,…người ta còn đánh số theo chữ cái Hilap. Cách đánh số này dùng chủ yếu cho các hợp chất aminoaxit và dẫn xuất thế clo của các axit, α được đánh số bắt đầu vào C ở sát nhóm chức.
Hệ thống chữ cái Hy Lạp
Bảng chữ cái Hy Lạp
Αα
Alpha
Νν
Nu
Ββ
Beta
Ξξ
Xi
Γγ
Gamma
Οο
Omicron
Δδ
Delta
Ππ
Pi
Εε
Epsilon
Ρρ
Rho
Ζζ
Zeta
Σσς
Sigma
Ηη
Eta
Ττ
Tau
Θθ
Theta
Υυ
Upsilon
Ιι
Iota
Φφ
Phi
Κκ
Kappa
Χχ
Chi
Λλ
Lamda
Ψψ
Psi
Μμ
Mu
Ωω
Omega
Những chữ không dùng nữa
Digamma
Koppa
San
Sampi
Những chữ khác
Stigma
Sho
Heta
Phản ứng hóa học
Phản ứng thế: là phản ứng trong đó nguyên tử H bị thay thế bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.
CH4+Cl2→CH3Cl+HCl
Phản ứng cộng hợp: là phản ứng kết hợp các nguyên tử hay nhóm nguyên tử vào phân tử tạo thành sản phẩm mới duy nhất. 
Quy tắc Mackonicôp: khi cộng hợp những phân tử không đối xứng (thường là các phân tử có H linh động như HX hay H2O) vào các liên kết đôi, liên kết ba không đối xứng thì các phân tử tích điện dương (thường là ion H+ ) ưu tiên đính vào nguyên tử C bậc thấp, còn các phần tử tích điện âm đính vào nguyên tử C bậc cao.
Phản ứng tách nước: CH3-CH2-OHH2SO4đ, 1800CH2=CH2+H2O
Phản ứng crackinh: là phản ứng bẻ gãy phân tử hiđrocacbon thành các phân tử nhỏ hơn dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác: C16H34xúc tác, toC8H18+C8H16
Phản ứng trùng hợp: là phản ứng kết hợp nhiều phân tử đơn giản giống nhau (monome) có liên kết kép hoặc có vòng không bền hoặc giữa hai monome khác nhau thành phân tử lớn (polime) duy nhất.
Phản ứng trùng ngưng: là phản ứng từ các monome tạo thành phân tử polime đồng thời tạo ra nhiều phân tử nhỏ đơn giản như : H2O, NH3, HCl,…

File đính kèm:

  • docxTOM TAT KIEN THUC HOA HUU CO.docx
Giáo án liên quan