Toán số học 6 - Chủ đề: Ước chung lớn nhất

I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng:

 * Kiến thức:- Biết khái niệm ƯCLN của hai hay nhiều số. Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.

 - Phân biệt được ƯC và ƯCLN của hai hay nhiều số.

 * Kỹ năng: - Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.

 - Biết tìm ƯC của hai hay nhiều số thông qua tìm ƯCLN của chúng.

 - Biết vận dụng tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế.

 * Thái độ: Rèn tính chính xác. Có niềm tin học tập bộ môn.

II/ Bảng mô tả và hệ thống câu hỏi

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5421 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán số học 6 - Chủ đề: Ước chung lớn nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN SỐ HỌC 6 CHỦ ĐỀ : ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng:
 * Kiến thức:- Biết khái niệm ƯCLN của hai hay nhiều số. Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
 	- Phân biệt được ƯC và ƯCLN của hai hay nhiều số.
 * Kỹ năng: 	- Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
 	- Biết tìm ƯC của hai hay nhiều số thông qua tìm ƯCLN của chúng.
 	- Biết vận dụng tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế.
 * Thái độ: Rèn tính chính xác. Có niềm tin học tập bộ môn.
II/ Bảng mô tả và hệ thống câu hỏi
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 
Mục 1:
1. Ước chung lớn nhất
Phát biểu được khái niệm ƯCLN.
Giải thích được một số cho trước có phải là ƯCLN của hai hay nhiều số đã cho hay không.
Giải quyết được bài toán tìm ƯCLN của hai hay nhiều số thông qua việc tìm ước của từng số.
Giải quyết được các bài toán lien quan đến ƯCLN.
Câu minh họa
Câu 1.1:
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. ƯCLN của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất trong tập hợp các ƯC của các số đó.
B. ƯCLN của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập 
hợp các ƯC của các số đó.
Câu 1.2.1:
Số nào sau đây là ƯCLN của 4 và 6:
0; 2; 6; 8; 12; 24.
Câu 1.2.2: 
Đúng hay sai ?
ƯCLN (5, 1) = Ư(5)
Câu 1.3.1:
Tìm ƯCLN (6,18)
Câu 1.3.2:
Tìm ƯCLN (4,18,1)
Mục 2:
2. Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. 
Phát biểu được quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số. 
Tìm được ƯCLN của hai số. 
Ứng dụng việc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số để tìm các số thỏa mãn điều kiện cho trước.
Vận dụng tìm ƯCLN của hai hay nhiều số vào bài toán thực tế.
Câu minh họa
Câu 2.1:
Điền vào ô trống: cho hai số
a = 2.32 và b = 22.33.5 Khi đó 
ƯCLN (a, b) = 2 .3
Câu 2.2:
Tìm ƯCLN của các số sau bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
a) 9 và 15.
b) 16 và 48.
Câu 2.3:
Tìm số tự nhiên a lớn nhất , biết rằng và 
Câu 2.4:
Người ta trồng cây trên một thửa đất hình chữ nhật có các kích thước 12m và 18m khoảng cách giữa các cây đều nhau. Hỏi khoảng cách lớn nhất giữa hai cây là bao nhiêu. 
Mục 3:
3.Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN.
Nêu được các bước tìm ước chung thông qua ƯCLN.
Tìm được ƯC thông qua ƯCLN.
Vận dụng tìm ƯC thông qua ƯCLN của các số để thỏa mãn điều kiện cho trước.
Giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan tới việc tìm ƯC thông qua ƯCLN.
Câu minh họa
Câu 3.1:
Biết ƯCLN (a, b) = 12.Trong các số sau đây số nào là ƯC của a và b ? Vì sao?: 0; 1; 2; 6; 24
	Câu 3.2:
Tìm ƯCLN (30, 45) rồi tìm ƯC của chúng.
Câu 3.3.:
Tìm số tự nhiên x, biết rằng: 
Câu 3.4.:
Tìm số tự nhiên b biết rằng chia 326 cho b thì dư 11; còn chia 553 cho b thì dư 13 
III. Định hướng hình thành và phát triển năng lực.
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tự học	
IV. Phương pháp dạy học.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Hợp tác nhóm nhỏ.
+ Bằng bản đồ tư duy.
NHÓM: TRƯỜNG THCS TỊNH BẮC + TRƯỜNG THCS PHẠM KIỆT
Một số chú ý khi viết mục tiêu 
Khi viết mục tiêu phải rất cụ thể sao cho có thể đo đạc được, quan sát được, đánh giá được hoặc lượng hoá được. Mục tiêu phải nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học, đặc biệt chỉ rõ mức độ, yêu cầu 
Chú ý:
Tránh viết mục tiêu một cách chung chung rất khó đánh giá như “Nắm được” hoặc “Hiểu được” v.v…
Mục tiêu phải chỉ rõ mức độ KT, KN, TĐ mà HS cần đạt được chứ không phải những nhiệm vụ, những điều mà GV cần phải làm. Không nhất thiết tách riêng KT, KN mà có thể viết một câu chung. 
Sau đây là một số động từ thường được sử dụng khi viết mục tiêu. Mỗi động từ thể hiện mức độ, yêu cầu nhất định. 
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Mức độ nhận biết
Nêu lên được
Trình bày được
Phát biểu được
Kể lại được
Liệt kê được 
Nhận biết được
Chỉ ra được
Mô tả được
…
Mức độ thông hiểu
Xác định được
So sánh được
Phân biệt được
Phát hiện được
Phân tích được
Giải thích được
Tóm tắt được
Đánh giá được
….
Mức độ vận dụng
Giải thích được
Chứng minh được
Liên hệ được
Vận dụng được
Xây dựng được
Giải quyết được
…
Lập được
Viết đươc
Tính được
Vẽ được 
Đo được
Thực hiện được
Biết cách….
Tổ chức được
Thu thập được
Làm được
Phân loại được
…
Tuân thủ
Tán thành/ đồng ý/ủng hộ
Phản đối
Hướng ứng
Chấp nhận
Bảo vệ
Hợp tác
….

File đính kèm:

  • doc¦CLN LOP 6.doc
Giáo án liên quan